Mục lục bài viết
1. Ranh giới thửa đất là gì?
Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được nhà nước giao quản lý đất; có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.
Ranh giới thửa đất là đường gấp khúc tạo bởi các cạnh thửa nối liền, bao khép kín phần diện tích thuộc thửa đất đó. Đường ranh giới thửa đất là căn cức xác định phạm vi quyền sử dụng của chủ sở hữu thửa đất đó đối với các chủ sở hữu thừa đất liền kề.
Mốc giới thửa đất (hay còn gọi là đỉnh thửa đất) là các điểm gấp khúc trên đường ranh giới thửa đất, khi nối các điểm này lại sẽ tạo thành ranh giới thửa đất khép kín. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì mốc giới được thể hiện dưới dạng là cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường trên ranh giới và việc này do các bên có thửa đất ở cạnh nhau thỏa thuận lựa chọn.
Như vậy, ranh giới thửa đất và mốc giới thửa đất về cơ bản là yếu tố cần được thể hiện trên bản đồ thửa để xác định phạm vi quyền sử dụng đất của một chủ thể nào đó đối với thửa đất đó trong mối quan hệ với các thửa đất liền kề.
2. Vì sao cần xác định ranh giới, mốc giới thửa đất?
Ranh giới thửa đất được thể hiện chính xác là cơ sở để xác định phạm vi sử dụng đất của đối tượng có quyền sử dụng thửa đất đó, là cơ sở để giải quyết tranh chấp do hành vi lấn chiếm. Nếu không xác định cụ thể ranh giới của các thửa đất gần kề nhau thì sẽ không thể quản lý được phạm vi quyền của các đối tượng có quyền sử dụng đất tới đâu, cũng sẽ không có cơ sở để giải quyết tranh chấp phát sinh khi có hành vi lấn, chiếm.
Trên thực tế việc xác định ranh giới thửa đất được thực hiện trong nhiều tình huống khác nhau. Đó có thể là khi cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu, đó có thể là khi người sử dụng đất yêu cầu xác định để thực hiện các quyền như chuyển nhượng, tặng cho, giải quyết tranh chấp. Thủ tục tiến hành xác định ranh giới thửa đất thực hiện theo quy định pháp luật, nhưng tùy mục đích và chủ thể yêu cầu mà văn bản ghi nhận ranh giới, mốc giới thửa đất sẽ được thể hiện khác nhau.
Trường hợp phục vụ cho việc lập bản đồ địa chính thì kết quả của quá trình xác định ranh giới thửa đất sẽ là lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất (theo mẫu Phụ lục 11 ban hành tại Thông tư 25/2014/TT-BTNMT).
Trường hợp phục vụ nhu cầu của người sử dụng đất để thực hiện các thủ tục như chuyển nhượng, tặng cho, hay giải quyết tranh chấp thì kết quả ghi nhận việc xác định ranh giới, mốc giới thửa đất thường được lập thành Biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất theo hiện trạng sử dụng. Biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất thì không được văn bản pháp luật đất đai nào hướng dẫn chi tiết về nội dung.
>> Tham khảo: Cách xác định ranh giới thửa đất được quy định trong pháp luật
3. Mẫu biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất
Như tại mục 2 đã phân tích, việc lập biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực tế là đáp ứng yêu cầu của người sử dụng đất, biên bản này được xác lập nhằm ghi nhận lại thông tin đo đạc phân chia ranh giới đất giữa các thửa đất liền kề nhau. Việc lập biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất có vai trò xác định ranh giới giáp ranh giữa các mảnh đất gần nhau có sự chồng lấn hay không để làm cơ sở ghi nhận phạm vi quyền sử dụng đất của các bên để tránh tranh chấp về sau.
Như vậy, thông tin cần thiết trong Biên bản này đó là:
- Thông tin chủ sở hữu quyền sử dụng đất yêu cầu xác định ranh giới, mốc giới thửa đất
- Thông tin về thửa đất cần xác định ranh giới, mốc giới
- Thông tin thành phần tham gia đo đạc, xác định ranh giới, mốc giới theo quy định pháp luật
- Thông tin về ranh giới, mốc giới sau khi được xác định
- Ký nhận của các bên: bên yêu cầu xác định, chủ thể có thẩm quyền tiến hành đo đạc, xác định, bên có thửa đất giáp ranh với thửa đất của chủ thể yêu cầu.
Dưới đây, Luật Minh Khuê sẽ cung cấp tới bạn đọc Mẫu Biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất thông dụng trên thực tế:
>> Tải ngay: mẫu biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH RANH GIỚI, MỐC GIỚI THỬA ĐẤT
(theo hiện trạng sử dụng)
Hôm nay, ngày ..... tháng ..... năm ..... theo yêu cầu của Ông/bà: ...... , chúng tôi đã tiến hành khảo sát, xác định ranh giới, mốc giới thửa đất tại thực địa đối với thửa đất của:
Ông/bà: ................................................
Đang sử dụng đất tại : Thôn ...... Xã ..... Huyện .... Thành phố/tỉnh ....
Thửa đất số: ......... Tờ bản đồ số: .......
Thành phầm tham gia gồm:
I. Đại diện Ủy ban nhân dân xã ........ và Cán bộ đo đạc:
1. Ông/bà: .............. Chức vụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã .......
2. Ông /bà: .............. Chức vụ:
3. Ông/bà: .................. Chức vụ: Cán bộ địa chính xã.......
4. Ông/bà: .................... Chức vụ: Cán bộ đo đạc
II. Các chủ sử dụng đất tiếp giáp
1. Ông/bà:
Chủ sở hữu quyền sử dụng đất tại thửa đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ........ , tại bản đồ địa chính số ...
2. Ông/bà:
Chủ sở hữu quyền sử dụng đất tại thửa đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: ..... tại bản đồ địa chính số ....
3. Ông/bà:
Chủ sở hữu quyền sử dụng đất tại thửa đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ... , tại bản đồ địa chính số ...
4. Ông/bà:
Chủ sở hữu quyền sử dụng đất tại thửa đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số .......... , tại bản đồ địa chính số .........
.............
Nội dung đo đạc
- Sơ đồ thửa đất và các thửa đất xung quanh
(trình bày trong biên bản hoặc đính kèm theo văn bản thể hiện rõ)
- Tọa đọ đo đạc tương ứng với diện tích theo thực tế
(trình bày trong biên bản hoặc đính kèm tại một văn bản riêng)
- Mô tả chi tiết mốc giới ranh giới thửa đất
.................................................................
.................................................................
Các bên đã tiến hành cắm mốc giới thửa đất tại thực địa (có sơ đồ trích lự hình thể thửa đất kèm theo) và cùng ký tên vào bien bản.
Các chủ sử dụng đất tiếp giáp ký tên:
1.
2.
3.
4.
Đại diện Ủy ban nhân dân xã (Ghi rõ ý kiến, đóng dấu, ký, ghi họ tên) | Cán bộ địa chính xã (ghi rõ ý kiến, ký, ghi họ tên) | Cán bộ đo đạc (ghi rõ ý kiến, ký, ghi họ tên) | Chủ sử dụng đất (ghi rõ ý kiến, ký, ghi họ tên) |
4. Cách xác định ranh giới thửa đất
Xác định ranh giới thửa đất theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 và quy định cụ thể tại Thông tư 25/2014/TT-BTNMT. Theo đó:
- Ranh giưới giữa các thửa đất liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quản hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp
(trường hợp này sẽ phụ thuộc vào giấy tờ liên quan đến thửa đất mà người yêu cầu xác định ranh giới xuất trình)
- Trường hợp đất không có tranh chấp: Ranh giưới được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp giấy chứng nhận, bản án của Tòa án, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới.
- Trường hợp đất đang có tranh chấp về ranh giới: Đơn vị đo đạc có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có thửa đất để giải quyết.
Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định dược ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp; đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp thành 02 bản, một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện các bước giải quyết tranh chấp theo thẩm quyền.
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc (công chức địa chính cấp xã, cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành:
- Xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ;
- Lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất;
- Yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (bản sao không cần phải công chứng) để đối chiếu khi xác lập kết quả về ranh giới, mốc giới thửa đất.
- Cuối cùng lập biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất.
Như vậy, trên đây chúng tôi đã trình bày cụ thể về mục đích xác định ranh giới, mốc giới thửa đất và cung cấp mẫu biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất để bạn đọc quan tâm có thể tham khảo. Hy vọng, với những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về mục đích cần thiết xác lập biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực tế để ứng dụng hiệu quả. Xem thêm: Xác định ranh giới với thửa đất liền kề như thế nào để làm sổ đỏ?
Trường hợp bạn đọc có thắc mắc pháp lý liên quan trong lĩnh vực đất đai cần giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900.6162 để được tư vấn hỗ trợ trực tiếp bởi Luật sư đất đai của Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!