Mục lục bài viết
1. Mẫu báo cáo thành tích cá nhân phụ nữ hai giỏi mới nhất 2024
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------
Báo cáo thành tích cá nhân phong trào thi đua:
“Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”
Nhiệm kỳ ..........................
I/ Sơ yếu lý lịch:
Họ và tên: .....................................................................................................
Sinh ngày: ....................................................................................................
Nơi sinh: .......................................................................................................
Trình độ chuyên môn: ...................................................................................
Nhiệm vụ được giao: ....................................................................................
Đơn vị công tác: ...........................................................................................
II/ Tóm tắt thành tích
a, Cá nhân:
Trong những năm học qua tôi luôn cố gắng phấn đấu tự học, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn và đã đạt được nhiều năm là giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Bên cạnh những thành tích đã đạt được về chuyên môn thì tôi luôn đưa công tác nữ công ngang tầm với công tác chuyên môn, bởi vậy nhiều năm tôi đã đạt được phụ nữ 2 giỏi cấp trường. Nhờ có sự cố gắng phấn đấu đó mà gia đình tôi đã nhiều năm đạt gia đình văn hóa cấp huyện, cấp tỉnh.
b, Về tập thể
Với cương vị tổ trưởng tổ nữ công trong trường, tôi luôn vận động chị em, ngoài việc tự học tự rèn nâng cao trình độ chuyên môn, còn phải biết quan tâm chăm sóc, giúp đỡ chị em trong tổ công đoàn nói chung và gia đình nói riêng, luôn tạo cho mọi gia đình có cuộc sống ấm no hạnh phúc, hơn nữa còn phải biết tự làm đẹp cho bản thân mình.
1. Trong công tác chuyên môn
- Những biện pháp sáng kiến của cá nhân nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác: Để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác, ngoài việc phải nghiên cứu kĩ chương trình công tác của HĐĐ các cấp thì người tổng phụ trách phải biết năng động sáng tạo, thay đổi hình thức tổ chức hoạt động. Ngoài ra phải kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội và các tổ chức đoàn thể nhất là với tổ chức đoàn thanh niên thì mới nâng cao được chất lượng và hiệu quả công tác.
Bên cạnh đó còn phải gần gũi các em, coi các em như bạn của mình thì mới có chất lượng hoạt động tốt.
2. Công tác bồi dưỡng
Có ý thức thường xuyên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng của phòng giáo dục. Gương mẫu thực hiện các qui chế hoạt động của trường học và cơ quan.
3. Công tác xây dựng đơn vị
Luôn có ý thức thực hiện các qui chế của trường, có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết nhất chí, vững mạnh ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học, xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp.
4. Xây dựng gia đình văn hoá
Xây dựng gia đình văn hoá mang bản sắc dân tộc Việt Nam “ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” Kinh tế gia đình phát triển ổn định, nuôi con khéo dạy con ngoan.
.............., ngày...tháng...năm....
Người viết báo cáo
>>> Tải về: Mẫu báo cáo thành tích cá nhân phụ nữ hai giỏi mới nhất 2024
2. Hiệu quả từ phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”
Hưởng ứng phong trào thi đua của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam“ Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, Tổng Liên đoàn LĐVN đã cụ thể hóa và gắn kết với phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” (GVN – ĐVN) của Tổng Liên đoàn để triển khai sâu rộng trong nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) các cấp.
Có thể nói rằng, các nội dung về học tập, lao động và xây dựng gia đình hạnh phúc trong phong trào thi đua của Hội Phụ nữ đều đã được các cấp công đoàn thể hiện bằng những nội dung thiết thực gắn với các đối tượng nữ công chức, viên chức và người lao động một cách sâu sát, cụ thể. Trong 5 năm qua, Công đoàn các cấp đã linh hoạt, sáng tạo các hình thức, nội dung của phong trào phù hợp với từng ngành nghề. cụ thể như “ Giỏi việc trường, đảm việc nhà” của ngành Giáo dục, Công đoàn Viên chức Việt Nam với phong trào “Trung thành, trách nhiệm, liêm chính, sáng tạo”, xây dựng cơ quan văn hoá, “Ngày làm việc 8 giờ có chất lượng hiệu quả” và phong trào “thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” và , ngành Ngân hàng với phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”; Công đoàn ngành Y tế với phong trào “Thực hiện 12 điều y đức, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Nữ CNVCLĐ ngành Than - Khoáng sản với phong trào “Mẹ lao động giỏi, con học giỏi”, Công đoàn Tổng công ty Hàng không VN tổ chức thực hiện phong trào thi đua Phụ nữ Hàng không “Năng động – Sáng tạo – Đảm đang – Duyên dáng”, …mô hình “Nam giới điểm 10” một trong những biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới của Liên đoàn Lao động tỉnh Long An; mô hình “ Giỏi việc nước, chia sẻ việc nhà’ dành cho nam CNVCLĐ của LĐLĐ tỉnh An Giang. … Thông qua các phong trào thi đua này, các hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng trong nữ CNVCLĐ được tăng cường, đẩy mạnh. Vì vậy, phong trào có ý nghĩa không chỉ đối với nữ CNVCLĐ mà còn có ý nghĩa rất tích cực đối với toàn xã hội.
Hàng năm, có trên 95% nữ CNVCLĐ đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu thi đua, trong 5 năm từ 2015-2019, đã có hàng triệu lượt cá nhân đạt danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; hàng trăm tập thể, cá nhân nữ được tặng cờ thi đua, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các cấp chính quyền khen thưởng, hàng vạn lượt nữ đoàn viên và lao động nữ, gia đình nữ tiêu biểu được biểu dương, tôn vinh ở các cấp Hàng năm, Tổng Liên đoàn đã đề cử 01 nữ công nhân tiêu biểu và được trao giải thưởng Phụ nữ Việt Nam; đề nghị xét tặng Kỷ niệm Chương vì sự phát triển của Phụ nữ Việt Nam cho hàng trăm chị là cán bộ nữ công chuyên trách, trưởng ban nữ công cơ sở. Số nữ CNVCLĐ được nhận Bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn qua 5 năm 2015 -2020 chiếm trên 20%, Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh 24,3%, Giải thưởng Nguyễn Văn Linh chiếm 35%.Cùng với sự nỗ lực phấn đấu học tập, lao động, chị em là người tích cực gương mẫu thực hiện tốt "Đảm việc nhà", “ Xây dựng gia đình hạnh phúc”. Nhiều chị đã thực sự tạo được sự công bằng và bình đẳng ngay trong chính những công việc giản đơn thường nhật của gia đình như: phân công lao động hợp lý, tạo thói quen cho chồng con biết chia sẻ công việc cùng có trách nhiệm trong việc chăm lo xây dựng, gìn giữ và bảo vệ hạnh phúc gia đình. Nhiều gia đình nữ CNVCLĐ giữ được nét đẹp truyền thống có nhiều thế hệ cùng chung sống hạnh phúc, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Nhiều chị có hoàn cảnh éo le, chồng ốm đau, bệnh tật hoặc không may qua đời... nhưng các chị đã vượt lên số phận, với nghị lực và niềm tin, bằng trí óc và sức lao động để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và là điểm tựa vững chắc để nuôi dạy chăm sóc con chăm ngoan, học giỏi thành đạt, xây dựng gia đình hạnh phúc. Rất nhiều gia đình có con thi đỗ thủ khoa các trường Đại học, đạt giải cao tại các kỳ thi học sinh giỏi.
Tuy nhiên, trước yêu cầu mới của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, phong trào thi đua “ Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” của Hội LHPNVN được cụ thể hóa bằng phong trào “ Giỏi việc nước, đảm việc nhà” của Tổng Liên đoàn còn có những tồn tại, hạn chế, cụ thể:
1. Phong trào phát triển chưa đồng đều, tập trung chủ yếu trong đội ngũ nữ CNVCLĐ khối hành chính sự nghiệp, khối giáo dục, các doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp tư nhân; doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao. Trong khi đó, khu vực ngoài nhà nước sẽ ngày càng phát triển với lực lượng CNLĐ trẻ; nữ CNLĐ trực tiếp sản xuất chiếm tỷ lệ cao.
2. Tỷ lệ nữ CNLĐ trực tiếp sản xuất được khen thưởng còn hạn chế, chưa tương xứng.
3. Nhiều vấn đề xã hội cũng có tác động đến tâm lý, tình cảm của nữ CNVCLĐ như: phụ nữ đơn thân, hôn nhân đồng tính, nạo phá thai trước hôn nhân, sự xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ phận trong xã hội, bạo lực gia đình, tình trạng phụ nữ lấy chồng nước ngoài…