1. Mẫu biên bản họp xử lý kỷ luật sa thải nhân viên được hiểu là gì?

Biên bản là một văn bản chính thức được lập ra nhằm ghi nhận chi tiết các sự kiện diễn ra tại thời điểm xảy ra sự kiện, và được xem như là một bằng chứng pháp lý quan trọng cho các bên tham gia vào sự việc đó. Biên bản bao gồm tất cả các nội dung mà các bên đã thảo luận, trao đổi, làm việc với nhau và có chữ ký xác nhận của các bên liên quan để đảm bảo tính xác thực và minh bạch của sự kiện được ghi nhận.

Trong trường hợp cụ thể, mẫu biên bản họp xử lý kỷ luật sa thải nhân viên là loại biên bản được lập ra khi diễn ra cuộc họp xử lý kỷ luật đối với người lao động vi phạm các quy định về tuân thủ thời gian làm việc, quy định công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Cuộc họp này được tổ chức nhằm xem xét và đưa ra quyết định kỷ luật sa thải nhân viên, với sự tham gia và xác nhận của cả người lao động và người sử dụng lao động. Biên bản họp này phải có chữ ký của cả hai bên để làm bằng chứng xác nhận rằng các bên đã tham gia và đồng thuận với nội dung cuộc họp.

Nội dung chi tiết của mẫu biên bản họp xử lý vi phạm kỷ luật nhân viên sẽ bao gồm các phần cơ bản sau: Phần tên biên bản để xác định mục đích của biên bản; Thành phần tham gia cuộc họp, ghi rõ họ tên và chức vụ của từng người tham gia; Thời gian và địa điểm diễn ra cuộc họp xử lý kỷ luật để xác định thời điểm và nơi diễn ra sự kiện; Nội dung xử lý kỷ luật bao gồm các hành vi vi phạm, quyết định xử lý, và các chi tiết liên quan; Cuối cùng là chữ ký của các thành phần tham gia để xác nhận tính xác thực của biên bản.

 

2. Mẫu biên bản họp xử lý kỷ luật sa thải người lao động

Bạn có thể tải mẫu tại đây: Mẫu biên bản họp xử lý kỷ luật sa thải người lao động

 

2.1 Thành phần tham gia họp xử lý kỷ luật sa thải người lao động

1. Người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động uỷ quyền.

Họ tên: Nguyễn Văn A

Chức vụ hoặc chức danh: Giám đốc công ty TNHH B

Theo uỷ quyền ngày…. tháng…. năm…. (nếu có văn bản uỷ quyền).

2. Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành lâm thời trong đơn vị.

Họ tên: Phạm thị C

Chức vụ hoặc chức danh: Trưởng ban phòng Công đoàn công ty TNHH B

3. Đương sự.

Họ tên: Hoàng Văn Q

Chức vụ hoặc chức danh: Trưởng phòng phát triển của công ty TNHH B

Đơn vị làm việc: Công ty TNHH B

Công việc đang làm: Quản lý phần mềm tổng công ty

4. Cha hoặc mẹ hoặc người đỡ đầu hợp pháp, nếu đương sự dưới 15 tuổi.

Họ tên:……

Chức danh:…..

Nơi làm việc hoặc nơi thường trú:……

5. Người bào chữa cho đương sự (nếu có).

Họ tên:…..

Chức vụ hoặc chức danh:…..

Đơn vị công tác:………

6. Người làm chứng (nếu có).

Họ tên:…..

Chức vụ hoặc chức danh:…….

Đơn vị công tác hoặc nơi cư trú:

7. Người được người sử dụng lao động mời tham dự.

Họ tên: Nguyễn Văn R

Chức vụ hoặc chức danh: Phó Tổng Giám đốc công ty TNHH B

Đơn vị công tác: Công ty TNHH B

 

2.2. Lý do triệu tập cuộc họp xử lý kỷ luật sa thải người lao động

Xử lý vi phạm kỷ luật đối với ông Hoàng Văn Q - Mã số nhân viên: 200021 - Chức vụ: Trưởng phòng phát triển công ty TNHH B

Vi phạm về trách nhiệm quản lý, làm thất thoát tài chính công ty.

 

2.3. Báo cáo kết quả điều tra, xác minh lý do sa thải người lao động

Qua quá trình điều tra của phòng pháp chế Công ty TNHH B đại diện trưởng phòng pháp chế bà Nguyễn Thị V đã điều tra, về các công việc của ông Hoàng Văn Q trong 3 tháng gần nhất. 

- Các giao dịch của ông Q chưa xác đáng khi trực tiếp làm việc với khách hàng.

- Ông Q khi làm việc với khách hàng thường không có báo cáo cụ thể với cấp trên.

- Giao dịch thành công không xuất hóa đơn cũng như báo cáo lại...

 

2.4. Phân tích, đánh giá mức độ vi phạm của người lao động

- Việc làm của ông Hoàng Văn Q là nghiêm trọng gây nghiêm trọng đến cho tài chính của công ty và làm ảnh hưởng đến uy tín của phía công ty.

- Cần phải kỷ luật nghiêm khắc để tránh những lỗi sau này và là trường hợp để răn đe người khác.

 

2.5. Ý kiến thảo luận của các thành viên

Các thành viên đồng ý với quyết định của ban lãnh đạo

 

2.6. Quyết định của Ban chủ tọa

Qua quá trình làm việc ban chủ tọa đã đưa ra quyết định tạm đình chỉ công việc của ông Hoàng Văn Q. Về những việc làm sai phạm của ông đã gây hậu quả nghiêm trọng của công ty.

 

2.7. Ý kiến của người lao động khi bị xử lý kỷ luật

Ông Hoàng Văn Q đồng ý với quyết định xử lý. 

 

2.8. Kết luận buổi họp kỷ luật sa thải người lao động

Cuộc họp diễn ra để thảo luận đưa ra quyết định xử lý ông Hoàng Văn Q. 

Và thành viên trong cuộc họp đều tán thành quyết định của ban chủ tọa

 

3. Mục đích của mẫu biên bản họp xử lý kỷ luật sa thải nhân viên

Mục đích của biên bản họp xử lý kỷ luật sa thải nhân viên là để ghi nhận một cách chi tiết và chính xác sự việc khi người lao động vi phạm các quy định của người sử dụng lao động và rơi vào trường hợp bị xử lý kỷ luật. Khi đó, người sử dụng lao động sẽ phải tiến hành mở biên bản xử lý kỷ luật lao động theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.

Biên bản này không chỉ nhằm mục đích ghi nhận lại sự kiện vi phạm của nhân viên mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng quá trình xử lý kỷ luật lao động được tiến hành một cách công khai, minh bạch và rõ ràng. Việc lập biên bản xử lý kỷ luật lao động một cách cụ thể và chi tiết giúp người lao động nhận thức rõ ràng về sai phạm của mình cũng như các hình thức kỷ luật mà họ phải chịu.

Đồng thời, nó còn là cơ sở pháp lý vững chắc để người sử dụng lao động có thể quản lý và điều hành nhân sự một cách hiệu quả, đảm bảo tất cả nhân viên đều tuân thủ các quy định và quy tắc đã được đặt ra. Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản rõ ràng không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động mà còn bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động, tránh những tranh chấp và hiểu lầm không đáng có trong quá trình làm việc.

Tầm quan trọng của mẫu biên bản họp xử lý kỷ luật sa thải nhân viên:

- Về mặt pháp lý:

+ Biên bản họp là văn bản có giá trị pháp lý, ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung cuộc họp, bao gồm các thông tin quan trọng như: lý do triệu tập, nội dung thảo luận, ý kiến của các thành viên tham dự, quyết định xử lý kỷ luật và các thỏa thuận liên quan.

+ Biên bản họp là căn cứ để thực hiện quyết định sa thải nhân viên, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho cả người sử dụng lao động và người lao động.

+ Biên bản họp giúp đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình xử lý kỷ luật, tránh những mâu thuẫn, khiếu kiện không đáng có.

- Về mặt thực tế:

+ Biên bản họp giúp hệ thống hóa thông tin, tạo thuận lợi cho việc theo dõi, quản lý quá trình xử lý kỷ luật.

+ Biên bản họp là tài liệu tham khảo cho các trường hợp xử lý kỷ luật tương tự trong tương lai.

+ Biên bản họp góp phần nâng cao ý thức chấp hành nội quy, quy định lao động của cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp.

Lưu ý:

- Mẫu biên bản họp xử lý kỷ luật sa thải nhân viên cần được xây dựng theo đúng quy định của pháp luật lao động, đảm bảo đầy đủ các nội dung cần thiết.

- Nội dung biên bản họp phải được ghi chép một cách trung thực, khách quan, phản ánh đúng diễn biến cuộc họp.

- Biên bản họp phải được các thành viên tham dự cuộc họp ký tên xác nhận.

Bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau:Kỷ luật lao động là gì?

Bài viết trên luật Minh Khuê đã gửi tới bạn đọc chi tiết về vấn đề: Mẫu biên bản họp xử lý kỷ luật sa thải người lao động. Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vấn đề pháp lý có thể liên hệ qua số tổng đài 19006162 hoặc thông qua địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để được hỗ trợ.