Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin giảm nhẹ hình phạt
.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
----------------------------------------
>> Tải ngay: Mẫu đơn xin giảm nhẹ hình phạt
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
-----****-------
ĐƠN XIN GIẢM NHẸ HÌNH PHẠT
(V/v: ........................................ )
Kính gửi : - Tòa Án Nhân Dân huyện/tỉnh……
- Viện Kiểm Sát Nhân Dân huyện/tỉnh….
Tôi tên :.................................................................................
Ngày sinh: ……../…..…/20……… Giới tính: Nam/nữ Quốc tịch: Việt Nam
Chứng minh thư nhân dân số: ... Cấp ngày: ……/…./20…….
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:............................................
Chỗ ở hiện tại:……………………………………………………
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc như sau: Tôi là bị hại trong vụ án lừa đảo........... (trình bày sự việc)... Đươc Tòa án Nhân Dân huyện/tỉnh ... thụ lý số ... có quyết định đưa ra xét xử ngày ...
Kính thưa quý cấp việc làm của bị cáo đã vi phạm các quy định của pháp luật và được đưa ra xử phạt là đúng theo quy định của pháp luật. Nhưng cũng mong quý cấp xem xét giảm nhẹ hình phạt .Bởi lẽ,...(nếu lý do) ...
Vậy nay tôi viết đơn này xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo............ Rất mong quý cấp xem xét và giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
(Ký tên)
....................................
------------------------------------------------
THAM KHẢO DỊCH VỤ PHÁP LUẬT LIÊN QUAN:
2. Mẫu đơn xin giảm nhẹ hình phạt trách nhiệm hình sự
>> Tải ngay: Mẫu đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
-----****-------
ĐƠN XIN GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
(Đối với bị can, bị cáo ... trong vụ án ... )
Kính gửi: Cơ quan Cảnh sát điều tra công an huyện/quận…………, công an tỉnh ...
Viện kiểm sát nhân dân huyện/quận ... tỉnh ...
Tòa án nhân dân huyện/quận ... ,tỉnh ...
Tôi là ... sinh năm ... địa chỉ: ...
Chứng minh thư nhân dân số:………… cấp ngày: ……/…./20……
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:………………………………………
Chỗ ở hiện tại……………………………………………………………
Tôi là người bị hại trọng vụ án ... do bị can/bị cáo ... gây ra. Hiện vụ án đang được Quý các cơ quan tiến hành Điều tra/Truy tố, xét xử về tội ...
Ngày từ khi xảy ra vụ việc chúng tôi nhận thấy bản thân bị can, bị cáo và người thân, người nhà của bị can, bị cáo đã ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo, tích cực giúp đỡ cơ quan điều tra để điều tra vụ việc, bồi thường thiệt hại kịp thời, khắc phục những hậu quả gây ra.
Các lý do khác có lợi cho bị can, bị cáo………………………………
Nay, tôi làm đơn này đề nghị Quý các cơ quan xem xét và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can/bị cáo ...
Tôi làm đơn này trong điều kiện sức khỏe tốt, hoàn toàn tỉnh táo, minh mẫn, không bị bất kỳ sự cưỡng ép, đe dọa nào, việc làm đơn này là đúng với ý chí và nguyện vọng của tôi.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ nội dung của đơn này và những điều tôi đã cam kết, trình bày tại đơn này.
Kính đề nghị Quý cơ quan xem xét, tạo điều kiện giúp đỡ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(ký, ghi rõ họ tên)
3. Cha mẹ bồi thường, con được giảm nhẹ hình phạt ?
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua điện thoại gọi: 1900.6162
Trả lời:
Theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự cũng hướng dẫn rõ: Được áp dụng tình tiết nêu trên nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị cáo là người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 15 tuổi khi phạm tội và cha, mẹ của họ đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra;
b) Bị cáo là người từ đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi khi phạm tội và cha, mẹ của họ đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nếu bị cáo không có tài sản;
c) Bị cáo (không phân biệt là người đã thành niên hay người chưa thành niên) hoặc cha, mẹ của bị cáo chưa thành niên đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nhưng người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận, nếu số tiền, tài sản đó đã được giao cho cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác quản lý để thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra;
Như vậy, nếu bạn đã tự nguyện bồi thường cho nạn nhân nhưng gia đình nạn nhân không nhận thì khi xét xử, con bạn vẫn được Tòa án xem xét, áp dụng tình tiết giảm nhẹ nói trên và giảm nhẹ hình phạt.
>> Tải nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn luật hình sự
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ
Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật hình sự: 1900.6162
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.
4. Điều kiện giảm nhẹ mức hình phạt Tòa án đã tuyên ?
Luật sư tư vấn luật Hình sự trực tuyến, gọi: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
Điều 63 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định về việc giảm mức hình phạt đã tuyên như sau:
Điều 63. Giảm mức hình phạt đã tuyên
1. Người bị kết án cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn hoặc phạt tù chung thân, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.
Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù có thời hạn, 12 năm đối với tù chung thân.
2. Một người có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải bảo đảm chấp hành được một phần hai mức hình phạt đã tuyên.
Người bị kết án tù chung thân, lần đầu được giảm xuống 30 năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 20 năm.
3. Trường hợp người bị kết án về nhiều tội trong đó có tội bị kết án phạt tù chung thân thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu xuống 30 năm tù sau khi đã chấp hành được 15 năm tù và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời gian thực tế chấp hành là 25 năm.
4. Đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới ít nghiêm trọng do cố ý, thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được một phần hai mức hình phạt chung.
5. Đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được hai phần ba mức hình phạt chung hoặc trường hợp hình phạt chung là tù chung thân thì việc xét giảm án thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Đối với người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 3 Điều 40 của Bộ luật này thì thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 25 năm và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 30 năm.
Cụ thể, điều này được hướng dẫn tại Điều 3 Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP:
"3.1. Người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc hình phạt tù được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đã chấp hành được một phần ba thời hạn đối với hành phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù từ ba mưới năm trở xuống hoặc mười hai năm đối với hình phạt tù chung thân;
b) Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật; thành thật hối cải, tích cực lao động, học tập;
c) Không vi phạm chế độ, nội quy của Trại giam (Trại tạm giam) (đối với trường hợp người đang chấp hành hình phạt tù);
d) Được cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương được giao trách nhiệm trực tiếp giám sát, giáo dục (đối với trường hợp người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ) hoặc cơ quan thi hành án phạt tù (đối với người đang chấp hành hình phạt tù) đề nghị bằng văn bản xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt.
3.2. Mức giảm thời hạn chấp hành hình phạt
a) Người bị kết án cải tạo không giam giữ thì mỗi lần có thể được giảm từ ba tháng đến chín tháng,
b) Người bị kết án phạt tù từ ba mươi năm trở xuống thì mỗi lần có thể được giảm từ ba tháng đến ba năm. Trường hợp được giảm ba năm phải là người bị kết án phạt tù có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, cải tạo và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của Trại giam (Trại tạm giam).
c) Người bị kết án tù chung thân lần đầu được giảm xuống ba mươi năm.
d) Mỗi người có thế được giảm thời hạn chấp hành hình phạt nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là một phần hai mức hình phạt đã tuyên hoặc hai nươi năm đối với hình phạt tù chung thân.
đ) Mỗi người mỗi năm chỉ được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt một lần. Trường hợp trong năm đó sau khi được giảm thời hạn chấp hành hình phạt mà có lý do đặc biệt đáng được khoan hồng như lại lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì có thế được xét giảm thêm tối đa là hai lần trong một năm.
3.3. Người phải thi hành án khoản tiền phạt (hình phạt tiền) được giảm thi hành án khi có đủ các điều kiện được hướng dẫn tại mục 4 Phần I Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA-BTC ngày 17/6/2005 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính “hướng dẫn việc miễn, giảm thi hành án đối với khoản tiền phạt, án phí".
Theo đó, nếu như anh trai bạn đáp ứng được các điều kiện trên thì có thể được giảm nhẹ hình phạt.
>> Bài viết tham khảo thêm: Khi nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 202 Bộ luật hình sự ?