- 1. Tổng quan về đơn xin ly hôn viết tay
- 1.1. Khái niệm và tính pháp lý của đơn ly hôn viết tay
- 1.2. Đơn ly hôn viết tay và đơn đánh máy: So sánh, ưu nhược điểm
- 1.3. Khi nào nên sử dụng đơn ly hôn viết tay?
- 1.4. Các trường hợp Tòa án chấp nhận và không chấp nhận đơn viết tay
- 2. Phân loại và lựa chọn mẫu đơn xin ly hôn viết tay
- 2.1. Mẫu Đơn Ly Hôn Thuận Tình Viết Tay
- 2.2. Mẫu Đơn Ly Hôn Đơn Phương Viết Tay
- 3. Hướng dẫn chi tiết cách viết đơn ly hôn bằng tay
- 3.1. Cấu trúc Chuẩn của một Mẫu Đơn Ly Hôn Viết Tay
- 3.2. Cách Trình bày và Các Nguyên tắc Khi Viết Tay
- 4. Giấy tờ cần thiết khi nộp đơn xin ly hôn viết tay
- 4.1. Hồ sơ ly hôn thuận tình
- 4.3. Hồ sơ ly hôn đơn phương
- 5. Quy trình nộp đơn và giải quyết hồ sơ ly hôn viết tay tại Tòa án
- 5.1. Quy trình nộp đơn và giải quyết hồ sơ ly hôn thuận tình
- 5.2. Quy trình nộp đơn và giải quyết hồ sơ ly hôn đơn phương
- 5.3 Dịch vụ Luật sư đại diện tại tòa án về ly hôn
- 6. Câu hỏi thường gặp liên quan đến đơn ly hôn
- 6.1 Ly hôn mất nhiều tiền không?
- 6.2 Căn cứ để được ly hôn viết như thế nào để tòa án chấp thuận?
- 6.3 Cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi ly hôn?
1. Tổng quan về đơn xin ly hôn viết tay
Trong bối cảnh pháp luật hiện hành, việc nộp đơn xin ly hôn là thủ tục bắt buộc để chấm dứt quan hệ hôn nhân. Mặc dù công nghệ ngày càng phát triển và việc sử dụng đơn đánh máy trở nên phổ biến, đơn xin ly hôn viết tay vẫn được pháp luật công nhận và có giá trị pháp lý nhất định. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về các khía cạnh pháp lý và thực tiễn liên quan đến đơn xin ly hôn viết tay, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định và các lưu ý cần thiết.
1.1. Khái niệm và tính pháp lý của đơn ly hôn viết tay
Đơn ly hôn viết tay là văn bản thể hiện ý chí của một hoặc cả hai bên vợ chồng yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn, được người nộp đơn tự viết bằng tay. Về mặt pháp lý, theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, không có quy định cụ thể nào bắt buộc đơn khởi kiện (trong đó có đơn ly hôn) phải được đánh máy. Do đó, đơn ly hôn viết tay hoàn toàn có giá trị pháp lý nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật.
1.2. Đơn ly hôn viết tay và đơn đánh máy: So sánh, ưu nhược điểm
Khi làm thủ tục ly hôn, nhiều người băn khoăn không biết nên sử dụng đơn ly hôn viết tay hay đơn đánh máy, bởi mỗi hình thức đều có những ưu – nhược điểm riêng. Đơn ly hôn viết tay có ưu điểm là thể hiện được tính cá nhân, chân thực và dễ tiếp cận vì không cần thiết bị công nghệ, có thể viết ở bất cứ đâu. Ngoài ra, hình thức này cũng giúp tiết kiệm chi phí do không cần dịch vụ đánh máy. Tuy nhiên, điểm hạn chế là chữ viết tay đôi khi khó đọc, dễ gây nhầm lẫn, khó chỉnh sửa nếu có sai sót và trông kém chuyên nghiệp hơn. Đơn viết tay cũng khó lưu trữ lâu dài, dễ bị rách hoặc thất lạc.
Ngược lại, đơn ly hôn đánh máy có nhiều lợi thế về hình thức như rõ ràng, dễ đọc, tạo cảm giác chuyên nghiệp và dễ chỉnh sửa nội dung khi cần. Ngoài ra, đơn đánh máy cũng tiện lợi trong việc lưu trữ, sao chép hoặc gửi qua email. Tuy nhiên, để sử dụng hình thức này, bạn cần có máy tính, máy in và có thể phát sinh thêm chi phí nếu thuê người soạn thảo.
Tùy vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, người viết đơn ly hôn nên cân nhắc lựa chọn hình thức phù hợp để đảm bảo cả tính hiệu quả và hợp lệ trong quá trình giải quyết ly hôn tại Tòa án.
1.3. Khi nào nên sử dụng đơn ly hôn viết tay?
Việc sử dụng đơn ly hôn viết tay thường phù hợp trong các trường hợp sau:
- Không có điều kiện tiếp cận máy tính hoặc dịch vụ đánh máy: Đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa hoặc khi người nộp đơn gặp khó khăn về tài chính, công nghệ.
- Người nộp đơn muốn thể hiện sự chân thành, mộc mạc: Một số người cho rằng việc tự tay viết đơn thể hiện rõ hơn mong muốn và tâm tư của mình.
- Các trường hợp khẩn cấp, cần nộp đơn ngay lập tức: Khi không có thời gian để tìm kiếm dịch vụ đánh máy.
- Người lớn tuổi hoặc những người không quen sử dụng máy tính: Việc viết tay sẽ thuận tiện hơn cho họ.
Tuy nhiên, dù sử dụng đơn viết tay, bạn vẫn cần đảm bảo chữ viết rõ ràng, mạch lạc, không tẩy xóa, sửa chữa để tránh những rắc rối không đáng có.
1.4. Các trường hợp Tòa án chấp nhận và không chấp nhận đơn viết tay
Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 không bắt buộc đơn ly hôn phải theo mẫu quy định. Nếu viết đơn ly hôn viết tay, dù là thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn, thì vẫn có thể được Tòa án chấp nhận.
Đơn ly hôn viết tay được coi là hợp lệ khi bạn đáp ứng đầy đủ các nội dung như sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Tên Tòa án nhận đơn;
- Họ tên, nơi cư trú, số CMND (hộ chiếu) của người viết đơn;
- Tên, nơi cư trú của vợ/chồng;
- Nội dung xin ly hôn;
- Về con chung;
- Về tài sản chung;
- Họ tên và chữ ký của người viết đơn…
Trong đó:
- Nội dung xin ly hôn: Đề cập đến thời gian kết hôn và chung sống, địa điểm sống ban đầu ở đâu, hiện nay có còn sống chung với nhau hay không, tình trạng hôn nhân hiện tại và nguyên nhân dẫn đến quyết định ly hôn…
- Về con chung: Nếu đã có con chung ghi thông tin các con chung như họ tên, ngày tháng năm sinh…, nguyện vọng và đề nghị nuôi con…
- Về tài sản chung: Liệt kê các tài sản chung hiện có, giá trị thực tế và đề nghị phân chia… Ngoài ra, cần thể hiện nội dung về nợ chung (nếu có) và đề nghị phân chia nghĩa vụ trả nợ.
Theo đó, Tòa án sẽ không chấp nhận đơn ly hôn viết tay khi không đáp ứng những nội dung trên
2. Phân loại và lựa chọn mẫu đơn xin ly hôn viết tay
Tùy thuộc vào sự đồng thuận giữa vợ và chồng, đơn xin ly hôn được chia thành hai loại chính: đơn ly hôn thuận tình và đơn ly hôn đơn phương. Việc lựa chọn đúng loại đơn là rất quan trọng để thủ tục ly hôn được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả.
2.1. Mẫu Đơn Ly Hôn Thuận Tình Viết Tay
Đơn ly hôn thuận tình được sử dụng khi cả vợ và chồng cùng tự nguyện ly hôn, đồng thời đã thống nhất được mọi vấn đề liên quan đến con chung, tài sản chung và nợ chung (nếu có).
Đặc điểm:
- Cả vợ và chồng cùng ký tên vào đơn.
- Thể hiện sự đồng thuận về việc chấm dứt hôn nhân và các vấn đề liên quan.
- Thủ tục giải quyết tại Tòa án thường nhanh gọn hơn so với ly hôn đơn phương.
>> Tải ngay xuống: Đơn ly hôn thuận tình
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…….., ngày ….. tháng …. năm ………
ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
(V/v: Công nhận thuận tình ly hôn và thỏa thuận về con cái, tài sản)
Kính gửi: Tòa án nhân dân ……………………………………………………..
Họ tên người yêu cầu:
1. Tên chồng: …...…………………………….. Sinh năm: …………………….
Địa chỉ:............................................................................................................
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ………....................................................................... (nếu có)
2. Tên vợ: …...…………………………….. Sinh năm: ………...……………….
Địa chỉ.............................................................................................................
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ………....................................................................... (nếu có)
Chúng tôi xin trình bày với Tòa án nhân dân……………….. việc như sau:
1. Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:
- Về quan hệ hôn nhân: ………………………………………………………….
- Về con chung: .............................................................................................
- Về tài sản chung: ……...................................................................................
- Về công nợ: ..................................................................................................
2. Lý do, mục đích yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề nêu trên: ………….
3. Căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề nêu trên: …………..
4. Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết: …………………
5. Thông tin khác: ……………………………………………………………
Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn gồm có:
1. Căn cước công dân (bản chứng thực)
2. Giấy khai sinh (Bản chứng thực)
3. Đăng ký kết hôn (bản gốc)
4. Một số giấy tờ khác có liên quan
Tôi cam kết những lời khai trong đơn là hoàn toàn đúng sự thực.
Người yêu cầu | |
Vợ (ký và ghi rõ họ tên) | Chồng (ký và ghi rõ họ tên) |
2.2. Mẫu Đơn Ly Hôn Đơn Phương Viết Tay
Đơn ly hôn đơn phương (hay còn gọi là đơn ly hôn theo yêu cầu của một bên) được sử dụng khi chỉ có một bên vợ hoặc chồng muốn ly hôn, hoặc khi hai bên không thể thống nhất được các vấn đề về con cái, tài sản, nợ chung.
Đặc điểm:
- Chỉ một bên vợ hoặc chồng ký tên vào đơn.
- Cần trình bày rõ lý do xin ly hôn và các chứng cứ liên quan (nếu có).
- Quá trình giải quyết tại Tòa án có thể kéo dài hơn và phức tạp hơn, đòi hỏi Tòa án phải xem xét, đánh giá các căn cứ ly hôn.
Hiện nay, đơn ly hôn đơn phương được trình bày theo mẫu đơn khởi kiện ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP (sửa đổi bởi Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP). Mời quý bạn đọc tải xuống mẫu đơn ly hôn đơn phương tại đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
……….., ngày ….. tháng …. năm ………
ĐƠN KHỞI KIỆN
(v/v: Ly hôn)
Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN (1) ………………………………….………..
Người khởi kiện:............................................................................................
Địa chỉ:............................................................................................................
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ………....................................................................... (nếu có)
Người bị kiện:................................................................................................
Địa chỉ.............................................................................................................
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ………....................................................................... (nếu có)
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có):.........................................
Địa chỉ.............................................................................................................
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ………....................................................................... (nếu có)
Yêu cầu Tòa án nhân dân ........ giải quyết ly hôn với các nội dung sau đây:
1. Quan hệ hôn nhân:...................................................
2. Về con chung............................................................
3 – Về tài sản : (4) .......................................................
4 –Về công nợ: (5) ......................................................
Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:
1. Chứng minh nhân dân (bản chứng thực)
2. Sổ hộ khẩu (Bản chứng thực)
3. Giấy khai sinh (Bản chứng thực)
4. Đăng ký kết hôn
5. Một số giấy tờ khác có liên quan
(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (6) ........................................................
Trên đây là toàn bộ những yêu cầu của tôi, đề nghị tòa án xem xét, giải quyết. Ngoài ra tôi không khiếu nại gì thêm, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Kính mong quý Tòa xem xét giải quyết trong thời hạn luật định.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
NGƯỜI KHỞI KIỆN
3. Hướng dẫn chi tiết cách viết đơn ly hôn bằng tay
Dù là đơn viết tay, việc tuân thủ cấu trúc chuẩn và các nguyên tắc trình bày là bắt buộc để đơn được Tòa án chấp nhận.
3.1. Cấu trúc Chuẩn của một Mẫu Đơn Ly Hôn Viết Tay
Một mẫu đơn ly hôn viết tay chuẩn cần có đầy đủ các phần sau:
a. Quốc hiệu, Tiêu ngữ
- Quốc hiệu: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
- Tiêu ngữ: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
- Địa điểm, ngày tháng năm: Ví dụ: Hà Nội, ngày 07 tháng 6 năm 2025
- Tên đơn: ĐƠN XIN LY HÔN (ghi rõ: THUẬN TÌNH hoặc ĐƠN PHƯƠNG)
b. Thông tin người làm đơn và người bị đơn
- Kính gửi: Tòa án nhân dân [Tên cấp Tòa án có thẩm quyền] (Ví dụ: Kính gửi: Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội)
- Thông tin người làm đơn (và người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan nếu là đơn thuận tình):
- Họ và tên:
- Ngày, tháng, năm sinh:
- Số CMND/CCCD: Ngày cấp, nơi cấp
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
- Chỗ ở hiện tại:
- Số điện thoại (nếu có):
- Thông tin người bị đơn (nếu là đơn đơn phương):
- Họ và tên:
- Ngày, tháng, năm sinh:
- Số CMND/CCCD (nếu biết): Ngày cấp, nơi cấp (nếu biết)
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
- Chỗ ở hiện tại:
c. Nội dung Trình bày Lý do Ly Hôn
- Thời gian, địa điểm đăng ký kết hôn: Nêu rõ ngày, tháng, năm và nơi đăng ký kết hôn theo Giấy chứng nhận kết hôn.
- Tình trạng hôn nhân hiện tại: Liệt kê những mâu thuẫn, nguyên nhân dẫn đến việc ly hôn. Phần này cần được trình bày rõ ràng, khách quan.
- Đối với đơn thuận tình: Chỉ cần nêu rõ là do mâu thuẫn, không còn tình cảm, không thể sống chung và hai bên tự nguyện ly hôn.
- Đối với đơn đơn phương: Cần trình bày chi tiết các nguyên nhân, sự việc cụ thể chứng minh cuộc sống hôn nhân đã lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. Đây là phần quan trọng nhất để Tòa án xem xét chấp nhận yêu cầu ly hôn của bạn.
d. Thỏa thuận/Đề nghị về Con Chung, Tài Sản, Nợ Chung
- Về con chung:
- Liệt kê đầy đủ thông tin các con chung (Họ tên, ngày tháng năm sinh).
- Thuận tình: Nêu rõ thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ và mức cấp dưỡng (ví dụ: Hai bên thống nhất giao cháu [Tên con] cho bà [Tên mẹ] trực tiếp nuôi dưỡng, ông [Tên cha] có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu số tiền [Số tiền] đồng/tháng cho đến khi cháu đủ 18 tuổi.).
- Đơn phương: Nêu rõ đề nghị của bạn về người trực tiếp nuôi con và mức cấp dưỡng (ví dụ: Tôi đề nghị Tòa án giao cháu [Tên con] cho tôi trực tiếp nuôi dưỡng, yêu cầu anh/chị [Tên người còn lại] cấp dưỡng cho cháu số tiền [Số tiền] đồng/tháng.).
- Về tài sản chung:
- Liệt kê các tài sản chung hiện có.
- Thuận tình: Nêu rõ thỏa thuận phân chia tài sản chung. Nếu không có tài sản chung hoặc không yêu cầu Tòa án giải quyết, cần ghi rõ.
- Đơn phương: Nêu rõ đề nghị phân chia tài sản chung của bạn. Nếu không có tài sản chung hoặc không yêu cầu Tòa án giải quyết, cần ghi rõ.
- Về nợ chung:
- Liệt kê các khoản nợ chung (nếu có).
- Thuận tình: Nêu rõ thỏa thuận nghĩa vụ trả nợ của mỗi bên.
- Đơn phương: Nêu rõ đề nghị phân chia nghĩa vụ trả nợ của bạn.
e. Cam kết, Chữ ký, Ngày tháng
- Cam kết: Người làm đơn cam kết những thông tin đã trình bày là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình.
- Kính đề nghị: Tòa án xem xét, giải quyết.
- Chữ ký: Ký rõ họ tên.
- Thuận tình: Cả vợ và chồng cùng ký và ghi rõ họ tên dưới chữ ký.
- Đơn phương: Chỉ người làm đơn ký và ghi rõ họ tên dưới chữ ký.
- Danh mục tài liệu kèm theo: Liệt kê các giấy tờ nộp kèm đơn (ví dụ: Giấy chứng nhận kết hôn bản chính, bản sao công chứng CMND/CCCD, Giấy khai sinh của con, giấy tờ chứng minh tài sản,...).
3.2. Cách Trình bày và Các Nguyên tắc Khi Viết Tay
Để đơn ly hôn viết tay có tính pháp lý và dễ được Tòa án chấp nhận, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Giấy tờ: Sử dụng giấy trắng, sạch, không nhàu nát.
- Mực viết: Sử dụng mực màu xanh hoặc đen, không dùng mực đỏ hoặc bút chì.
- Chữ viết: Viết rõ ràng, mạch lạc, dễ đọc, không gạch xóa, sửa chữa. Nếu lỡ viết sai, hãy gạch bỏ bằng một đường thẳng và viết lại bên cạnh hoặc phía trên, sau đó ký nháy (ký tên và ghi tắt) vào chỗ sửa. Tốt nhất là viết lại toàn bộ nếu sai sót lớn.
- Khoảng cách: Giữ khoảng cách giữa các chữ, các dòng hợp lý để đơn không bị quá dày đặc, khó nhìn.
- Ngôn ngữ: Sử dụng ngôn ngữ trang trọng, lịch sự, đúng chính tả, ngữ pháp. Tránh sử dụng từ ngữ cảm xúc, thiếu khách quan.
- Đánh số trang: Nếu đơn có nhiều trang, nên đánh số thứ tự trang.
- Nộp kèm tài liệu: Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, chứng cứ cần thiết theo quy định của pháp luật và liệt kê rõ trong đơn.
4. Giấy tờ cần thiết khi nộp đơn xin ly hôn viết tay
4.1. Hồ sơ ly hôn thuận tình
Các cặp vợ chống muốn tiến hành thủ tục thuận tình ly hôn thì cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
- Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
- Bản sao công chứng căn cước công dân của hai vợ chồng.
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính.
- Bản sao công chứng giấy khai sinh của con nếu có con chung.
- Các giấy tờ về tài sản chủng, nợ chung trong trường hợp có yêu cầu Tòa án ghi nhận thỏa thuận của vợ, chồng về việc phân chia vào quyết định công nhận thuận tình ly hôn (nếu có).
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ yêu cầu ly hôn, vợ chồng có thể nộp trực tiếp tại Tòa án cấp huyện nơi cư trú của vợ hoặc chồng (nếu hôn nhân có yếu tố nước ngoài thì nôp tại Tòa án cấp tỉnh) hoặc gửi qua đường bưu điện.
Cách thu thập hồ sơ ly hôn bị thiếu giấy tờ
Trong trường hợp các giấy tờ trong hồ sơ ly hôn vì lý do nào đó mà bị thiếu hoặc bị mất thì người yêu cầu giải quyết ly hôn của thể thực hiện theo các cách sau đây để hoàn thiện hồ sơ ly hôn nộp cho Tòa án:
- Thứ nhất, nếu không có căn cước công dân thì có thể sử dụng các loại giấy tờ các để thay thế như bằng lái xe, bản sơ yêu lý lịch tự thuật, sổ bảo hiểm y tế...
Nhưng cần lưu ý là trong đơn ly hôn, người yêu cầu giải quyết ly hôn cần trình bày lý do tại sao lại sử dụng giấy tờ thay thế để Tòa án xem xét chấp thuận.
- Thứ hai, nếu không có Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, thì có thể làm thủ tục xin trích lục lại thông tin tại Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch, ví dụ Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi đã đăng ký kết hôn.
- Thứ ba, nếu không có giấy khai sinh của con thì có thể liên hệ với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký khai sinh cho con trước đây để xin trích lục bản sao giấy khai sinh của con để nộp kèm theo hồ sơ ly hôn.
- Thứ tư, nếu thiếu các giấy tờ về tài sản chung thì đến nơi đã cấp giấy tờ để xin trích lục hồ sơ.
4.3. Hồ sơ ly hôn đơn phương
Khi muốn ly hôn đơn phương thì người có yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương cần chuẩn bị hồ sơ ly hôn gồm các loại giấy tờ sau đây:
- Đơn khởi kiện về việc ly hôn
- Bản sao công chứng căn cước công dân của người khởi kiện ly hôn.
- Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
- ản sao công chứng giấy khai sinh của con nếu có con chung.
- Trường hợp có yêu cầu chia tài sản chung thì phải có giấy tờ chứng minh về tài sản chung yêu cầu chia. Đơn cử như:
- Nếu yêu cầu chi tài sản chung là nhà đất thì phải có Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tài sản chung yêu cầu phân chia.
- Trường hợp yêu cầu chi tài sản chung là ô tô, xe máy thì phải có Bản sao Giấy đăng ký xe của tài sản chung yêu cầu phân chia.
- Nếu tài sản chung là số tiền trong tài khoản ngân hàng thì phải có sao kê của ngân hàng kèm theo...
6. Trường hợp có yêu cầu chia nợ chung thì phải có giấy tờ liên quan đến các khoản nợ chung. Đơn cử như:
- Giấy vay tiền;
- Hợp đồng vay tiền;
- Hợp đồng thế chấp, cầm cố...
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ yêu cầu ly hôn đơn phương, người có yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương (người khởi kiện) nộp hồ sơ tại Tòa án cấp huyện nơi cư trú của người bị kiện hoặc gửi qua đường bưu điện.
>>Tham khảo thêm các video hướng dẫn của Luật Minh Khuê về tư vấn thủ tục ly hôn:
Luật sư: Lê Minh Trường - Tư vấn quyền nuôi con sau ly hôn trên cafe sáng VTV3
Tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến 24/24 Gọi số: 1900.6162
(Video: Hướng dẫn thủ tục ly hôn đơn phương - Công ty luật Minh Khuê)
5. Quy trình nộp đơn và giải quyết hồ sơ ly hôn viết tay tại Tòa án
5.1. Quy trình nộp đơn và giải quyết hồ sơ ly hôn thuận tình
Theo quy định của pháp luật hiện hành, thủ tục ly hôn thuận tình của vợ chồng có thể được thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ giải quyết ly hôn
Theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: “Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.”
Do đó, việc nộp đơn ly hôn ở đâu cũng là một trong những việc hai vợ chồng có thể thỏa thuận. Khi đó, hai người có thể thỏa thuận đến Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục.
Hồ sơ ly hôn có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện.
Bước 2: Nhận thông báo tiếp nhận đơn, thông báo về án phí
Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày, Chánh án Tòa án sẽ phân công Thẩm phán giải quyết. Nếu hồ sơ đủ điều kiện, Thẩm phán sẽ ra thông báo về nộp lệ phí và trong vòng 05 ngày, hai vợ chồng phải thực hiện xong.
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí
Căn cứ thông báo của Toà án sẽ tiến hành nộp tiền tạm ứng lệ phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện và nộp lại biên lai nộp tiền cho Tòa án (Nếu TAND cấp tỉnh giải quyết thì nộp tại Cục thi hành án dân sự cấp tỉnh).
Bước 4: Tòa án chuẩn bị xét đơn yêu cầu và mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày thụ lý. Trong thời gian chuẩn bị này, Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp giải quyết và tiến hành mở phiên họp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định.
Khi đó, Thẩm phán sẽ tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, giải thích quyền, nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ với con, về trách nhiệm cấp dưỡng…
Bước 5: Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn
Trong trường hợp hòa giải thành, vợ chồng sẽ đoàn tụ với nhau thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn của hai người.
Nếu hòa giải không thành, vợ chồng vẫn muốn ly hôn thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật.
5.2. Quy trình nộp đơn và giải quyết hồ sơ ly hôn đơn phương
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn đơn phương
Để được Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương, người yêu cầu phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ như sau:
- Đơn xin ly hôn đơn phương được ban hành theo mẫu;
- Đăng ký kết hôn (bản chính); nếu không có thì có thể xin cấp bản sao…
- Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân… của vợ và chồng;
- Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con nếu có con chung;
- Nếu có tài sản chung và yêu cầu phân chia tài sản chung khi ly hôn thì chuẩn bị giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung này…
Vợ hoặc chồng phải chuẩn bị các loại giấy tờ đã nêu ở trên. Ngoài ra, nếu có chứng cứ chứng minh vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình, không thực hiện nghĩa vụ… thì cũng phải cung cấp cho Tòa án.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết thì người yêu cầu nộp tại Tòa án có thẩm quyền đã nêu ở trên.
Bước 2: Nộp đơn ly hôn đơn phương
Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015, khi yêu cầu ly hôn đơn phương, người có yêu cầu phải nộp đơn đến Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 35 BLTTDS, những tranh chấp về hôn nhân và gia đình sẽ do Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.
Tuy nhiên, nếu những vụ án ly hôn này có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì Tòa án cấp huyện không có thẩm quyền mà thuộc về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh (Căn cứ Điều 37 BLTTDS).
Do đó, nếu hai công dân Việt Nam ly hôn trong nước thì nộp đơn ly hôn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị yêu cầu ly hôn đơn phương cư trú hoặc làm việc. Nếu có yếu tố nước ngoài sẽ do Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện
Bước 3: Xem xét giải quyết ly hôn đơn phương
Thủ tục ly hôn đơn phương được thực hiện như thủ tục của một vụ án dân sự. Do đó, theo quy định của BLTTDS 2015, thời gian ly hôn đơn phương phải trải qua các giai đoạn: Chuẩn bị xét xử, mở phiên tòa…
Trong trường hợp thông thường, thời gian giải quyết một vụ án ly hôn đơn phương thường là ít nhất 04 tháng. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều trường hợp phức tạp, vì nhiều lý do bất khả kháng… mà có thể kéo dài hơn.
- Sau khi nhận được đơn từ nguyên đơn, Tòa án phải xem xét có thụ lý đơn hay không sau 05 ngày làm việc.
- Nếu hồ sơ hợp lệ thì Tòa án gửi thông báo cho nguyên đơn đóng tiền tạm ứng án phí, Tòa án ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương từ thời điểm nguyên đơn nộp biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí (Điều 191 và Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
- Hòa giải: Thủ tục hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
- Nếu hòa giải thành: Tòa án lập biên bản hòa giải thành và sau 07 ngày mà các đương sự không thay đổi về ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành và quyết định này có hiệu lực ngay và không được kháng cáo kháng nghị.
- Nếu hòa giải không thành: Tòa án cũng phải lập biên bản hòa giải không thành sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
- Phiên tòa sơ thẩm: Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử các bên được Tòa án gửi giấy triệu tập và được thông báo rõ về thời gian, địa điểm mở phiên Tòa sơ thẩm.
Nếu không hòa giải thành và xét thấy đủ điều kiện để giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng…
Bước 4: Nộp án phí ly hôn đơn phương
Trong vụ án ly hôn đơn phương, ngoài yêu cầu về quan hệ hôn nhân, thông thường hai vợ chồng sẽ yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng. Do đó, theo quy định của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, nếu một vụ ly hôn không có giá ngạch thì mức án phí là 300.000 đồng.
Ngược lại, nếu vụ án ly hôn có giá ngạch thì căn cứ vào giá trị của tài sản được phân chia, án phí ly hôn sẽ từ 300.000 đồng trở lên. Trong đó, cao nhất với tài sản trên 04 tỷ đồng thì án phí là 112 triệu đồng cộng với 0,1% của phần giá trị tài sản vượt 04 tỷ đồng.
5.3 Dịch vụ Luật sư đại diện tại tòa án về ly hôn
- Luật sư đại diện cho doanh nghiệp trong tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp;
- Luật sư Đại diện Pháp lý dàn xếp, thương lượng, hoà giải, giải quyết tranh chấp trong tổ chức, hoạt động của cá nhân, Doanh nghiệp;trong các quan hệ Pháp luật Hình sự, Dân sự;
- Luật sư đại diện cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong các tranh chấp hợp đồng;
- Luật sư Đại diện thực hiện hỗ trợ thi hành quyết định của Toà án, phán quyết trọng tài cũng như các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Luật sư đại diện cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tiến hành các thủ tục hành chính;
- Luật sư Đại diện Pháp lý cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp bao gồm Luật sư đại diện thường xuyên và vụ việc.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý, Luật Minh Khuê đã hỗ trợ giải quyết nhiều vụ ly hôn đơn phương phức tạp. Chúng tôi nhận thấy việc nắm rõ quy trình và chuẩn bị hồ sơ đầy đủ là yếu tố then chốt để bảo vệ quyền lợi hợp pháp. Đối với các vụ ly hôn đơn phương, khách hàng nên tham khảo ý kiến luật sư có chuyên môn để tránh thủ tục kéo dài, phát sinh tranh chấp không cần thiết. Liên hệ yêu cầu dịch vụ gặp Luật sư Tô Thị Phương Dung - Phó giám đốc Công ty luật Minh Khuê, gọi số: 0986.386.648 để được tư vấn, báo giá chi tiết.
6. Câu hỏi thường gặp liên quan đến đơn ly hôn
6.1 Ly hôn mất nhiều tiền không?
Án phí để giải quyết yêu cầu ly hôn là 300.000 nghìn. Án phí giải quyết tranh chấp ly hôn có giá ngạch sẽ phụ thuộc vào gái trị tài sản tranh chấp. Hiểu một cách đơn giản nếu tranh chấp tài sản mà giá trị càng cao sẽ phải nộp mức án phí càng cao. Thông thường mức án phí khi tranh chấp tài sản sẽ từ 3 % đến 5 % giá trị tài sản tranh chấp.
6.2 Căn cứ để được ly hôn viết như thế nào để tòa án chấp thuận?
- Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn. Căn cứ khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án quyết định cho ly hôn.
- Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.
6.3 Cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi ly hôn?
Bao gồm:
- Đơn xin ly hôn.
- Căn cước hoặc Hộ chiếu (yêu cầu sao y bản chính);
- Yều cầu cần cung cấp đầy đủ giấy tờ đăng ký kết hôn (Bản chính giấy đăng ký kết hôn, Nếu không có bản chính thì nộp bản sao có chứng thực);
- Nếu hai vợ chồng có con thì cung cấp bản sao có chứng thực giấy khai của con;
- Trình những văn bản, tài liệu hay những chứng nào liên quan đến tài sản của hai vợ chồng (nếu có tranh chấp tài sản);
- Trường hợp hai vợ chồng kết hôn tại Việt Nam mà một trong hai người (vợ - chồng xuất cảnh và không có địa chỉ cụ thể bên nước ngoài thì cần giấy chứng nhận của chính quyền địa phương về việc xuất cảnh của một trong hai vợ hoặc chồng.
Mọi thắc mắc về ly hôn vui lòng liên hệ tổng đài Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn 24/7: 1900.6162 hoặc gửi câu hỏi qua Email: lienhe@luatminhkhue.vn để được Luật Minh Khuê hỗ trợ nhanh chóng và chính xác. Trân trọng!