1. Đơn xin thay đổi chủ hộ là gì?
Sổ hộ khẩu được cấp chi hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Trong đó, các thành viên cùng hộ khẩu sẽ thỏa thuận và cử ra một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ.
Theo khoản 1 Điều 26 Luật Cư trú năm 2020 thì việc điều chỉnh thông tin về cư trú của công dân được thực hiện trong trường hợp thay đổi thông tin chủ hộ. Do đó khi muốn thay đổi chủ hộ thì cần tiến hành thủ tục thay đổi thông tin cư trú. Một trong số các văn bản giấy tờ cần là đơn xin thay đổi chủ hộ.
Theo đó, đơn xin thay đổi chủ hộ là một giấy tờ quan trọng khi tiến hành thủ tục thay đổi chủ hộ. Đây là văn bản do người làm đơn lập ra nhằm đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận và thực hiện các thủ tục liên quan đến thay đổi chủ hộ.
2. Mẫu đơn xin thay đổi chủ hộ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN XIN THAY ĐỔI CHỦ HỘ Kính gửi: CÔNG AN QUẬN CẦU GIẤY Căn cứ Luật Cư trú năm 2020 Tôi tên là: Nguyễn Văn A Sinh ngày: 11/3/1987 Căn cước công dân số 03456734xxx cấp ngày 24/6/2021 tại Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Hộ khẩu thường trú: Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội Chỗ ở hiện tại: Số 34 phố Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội Điện thoại liên hệ: 0987654xxx Tôi xin trình bày với Qúy cơ quan một sự việc như sau: Ngày 01/02/2023, bố đẻ của tôi là ông Nguyễn Văn B đã mất do bệnh nặng. Đến ngày 03/02/2023, tôi đã nhận được giấy chứng tử của cụ. Sổ hộ khẩu gia đình tôi đứng tên chủ hộ là cụ nên những giao dịch dân sự liên quan đến những người khác đều cần chữ ký và sự có mặt của cụ. Điều đó đã gây ra rất nhiều bất lợi trong sinh hoạt nói chung và các hoạt động thương mại nói riêng của gia đình tôi. Căn cứ vào các cơ sở pháp lý sau: Điểm a Khoản 1 Điều 29 Luật Cư trú năm 2020 quy định việc xóa đăng ký thường trú: “Điều 29. Xóa đăng ký thường trú 1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú: a) Chết, bị Tòa án tuyên bố là mất tích hoặc đã chết; ..." Bên cạnh đó, tại điểm a khoản 1 Điều 26 Luật Cư trú năm 2020 cũng đưa ra việc điều chỉnh thông tin cư trú của công dân có bao gồm cả việc thay đổi chủ hộ: " Điều 26. Điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú 1. Việc điều chỉnh thông tin về cư trú của công dân được thực hiện trong các trường hợp sau đây: a) Thay đổi chủ hộ; ..." Do vậy, tôi kính đề nghị Qúy cơ quan xem xét, xác minh tình hình thực tế để tôi có thể đứng tên làm chủ hộ trong sổ hộ khẩu của gia đình tôi Kèm với đơn xin thay đổi chủ hộ này, tôi xin gửi tới Quý cơ quan các giấy tờ sau: - Giấy chứng tử của bố đẻ tôi (bản sao); - Sổ hộ khẩu gia đình(bản chính) Kính mong Qúy cơ quan xem xét và giải quyết nhanh chóng đề nghị của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 11 tháng 03 năm 2023
|
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin thay đổi chủ hộ
Pháp luật hiện hành không quy định mẫu đơn cụ thể, do đó khi thực hiện thủ tục thay đổi chủ hộ khẩu, người dân hoàn toàn có thể tự tạo cho mình một mẫu đơn riêng, miễn sao đảm bảo được các nội dung cần cung cấp.
Tại mục “Kính gửi”, người làm đơn điền tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục thay đổi chủ hộ trong sổ hộ khẩu. Ví dụ “Kính gửi: Công an Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Thẩm quyền giải quyết yêu cầu thay đổi chủ hộ khẩu và cấp lại sổ hộ khẩu gia đình theo quy định được xác định như sau:
+/ Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì đề gửi và hồ sơ được nộp tại Công an huyện, quận, thị xã
+/ Đối với tỉnh thì đề gửi và tiến hành nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Thông tin người yêu cầu thay đổi chủ hộ
+/ Đối với mục “Họ, chữ đệm và tên người yêu cầu“: Tại mục này, họ và tên được ghi bằng chữ in hoa, đủ dấu.
+/ Đối với thông tin về “Ngày, tháng, năm sinh“: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh; 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02; 04 chữ số cho năm sinh.
+/ Đối với mục “Giới tính”: Nếu giới tính nam thì ghi là Nam, nếu giới tính nữ thì ghi là Nữ theo như chứng minh nhân dân
+/ Đối với mục “Dân tộc“, “Quốc tịch“: Ghi theo giấy khai sinh, nếu không có giấy khai sinh thì ghi theo sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp.
+/ Đối với mục “Chứng minh nhân dân” hoặc “Căn cước công dân“: Ghi đầy đủ số chứng minh nhân dân hoặc số Căn cước công dân của người đưa ra yêu cầu và ngày cấp, nơi cấp.
Về “Hộ khẩu thường trú“: ghi theo thông tin trong sổ hộ khẩu của người yêu cầu.
Thông tin về việc thay đổi chủ hộ:
+/ Đối với mục “Họ, chữ đệm, tên chủ hộ“: người yêu cầu thay đổi chủ hộ cung cấp thông tin chủ hộ trong sổ hộ khẩu hiện tại là ai, ghi rõ đầy đủ họ tên, đủ dấu.
+/ Đối với các mục “Ngày, tháng, năm sinh“, “giới tính“, “dân tộc“, “quốc tịch“, “chứng minh nhân dân“: Ghi tương tự như cách ghi thông tin của người yêu cầu thay đổi chủ hộ khẩu theo như thông tin đúng trong sổ hộ khẩu.
+/ Đối với mục “Căn cứ thay đổi chủ hộ“: Tại đây, người có yêu cầu trình bày rõ lý do, căn cứ vì sao lại yêu cầu thay đổi chủ hộ khẩu. Lý do thay đổi chủ hộ có thể là do chủ hộ đã mất, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không còn đủ sức khỏe,… Đây là mục rất quan trọng trong mẫu đơn xin thay đổi chủ hộ khẩu, sẽ quyết định đến việc có đủ căn cứ để tiến hành thủ tục thay đổi chủ hộ trong sổ hộ khẩu hay không nên. Chính vì vậy, người làm đơn cần chú ý trình bày cụ thể lý do vì sao lại yêu cầu thay đổi chủ hộ khẩu.
+/ Ý kiến của các thành viên trong sổ hộ khẩu: các thành viên trong gia đình ghi ý kiến Khi soạn đơn xin thay đổi chủ hộ cần lưu ý vấn đề sau: Đơn có thể do cá nhân viết hoặc đại diện của một nhóm viết, nếu là đại diện cần nêu căn cứ trong đơn. Đơn chỉ là một văn bản trình bày quan điểm vì thế nếu xét thấy không cần thiết hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, thay đổi nhằm trốn tránh nghĩa vụ, cơ quan có thẩm quyền có thể từ chối thực hiện.
4. Hồ sơ cần có khi thay đổi chủ hộ
Người đến làm thủ tục thay đổi chủ hộ cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm các văn bản, giấy tờ như sau:
- Sổ hộ khẩu;
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
- Ý kiến của những người trong gia đình về việc thay đổi chủ hộ;
- Những giấy tờ khác liên quan đến lý do thay đổi chủ hộ, như: Giấy chứng tử, Quyết định của Tòa án tuyên bố chủ hộ mất năng lực hành vi dân sự, Quyết định Tòa án tuyên bố chủ hộ mất tích, ...
Hồ sơ được nộp tại Công an cấp huyện/ quận/ thị xã đối với thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tại Công an xã/ phường/ thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh đối với tỉnh.
Ngoài ra cần lưu ý, cá nhân đến làm thủ tục thay đổi chủ hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; đối với người chưa thành niên thì việc làm thủ tục phải thông qua người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp.
Quý khách có thể tham khảo bài viết về: Mẫu phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu mới nhất của Luật Minh Khuê
Mọi vướng mắc chưa rõ hoặc có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách vui lòng liên hệ với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7, gọi ngay tới số: 1900.6162 hoặc gửi email trực tiếp tại: Tư vấn pháp luật qua email để được giải đáp. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Minh Khuê