1. Mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gửi UBND xã

Mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gửi UBND xã

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

…….ngày…..tháng….. năm…..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Kính gửi (1): Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) Hồi Xuân

Họ và tên (2): TRƯƠNG TUẤN DƯƠNG

Sinh năm: 1990

CMND/CCCD số: 1928346753

Ngày cấp: 20/02/2021

Nơi cấp: Cục quản lý hành chính trật tự xã hội

Nơi ở hiện nay: Quan Hóa - Thanh Hóa

Nơi đăng ký thường trú tại: Quan Hóa -Thanh Hóa

Tôi viết đơn này đề nghị UBND xã (phường, thị trấn) giải quyết tranh chấp đất đai giữa gia đình tôi với gia đình ông (bà): HÀ THỊ NGỌC

Tôi trình bày sự việc như sau: 

Gia đình tôi có thửa đất tại thôn Xuân Lương thị trấn Hồi Xuân được cấp GCNQSDĐ ngày 10 tháng 5 năm 2015 tờ số 11 tại thửa 05 diện tích 200 m². Tôi đã sử dụng thửa đất từ năm 2015 đến  nay. Trước phần đất nhà tôi là rãnh nước chung với nhà ông/bà Ngọc. Rãnh nước này đã có từ trước nhưng không thuộc quyền sở hữu của ai mà là rãnh nước chung. Hiện nay, tôi đang tiến hành thi công xây dựng nhà ở. Phần mái tầng trên tôi có xây ban công lùi ra phía rãnh nước thì gia đình nhà ông/ bà có xảy ra tranh chấp với gia đình tôi và cho rằng phần rãnh nước này là của họ.

Đến nay, mặc dù hai bên đã thương lượng và tự hòa giải nhưng không thể giải quyết tranh chấp trên. Do vậy, tôi làm đơn này đề nghị UBND xã (phường, thị trấn) tổ chức hòa giải tranh chấp đất giữa gia đình tôi với gia đình bà Ngọc, trú tại  thị trấn Hồi Xuân nhằm xác định người có quyền sử dụng đối với diện tích đang xảy ra tranh chấp theo đúng quy định.

Tôi cam đoan với UBND những thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật.

Kính mong UBND xem xét đơn đề nghị và sớm tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định.

Tôi chân thành cảm ơn !

Tài liệu kèm theo: 

 -...........................

                             

NGƯỜI VIẾT ĐƠN

(ký, ghi rõ họ tên)

 

>> Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị/yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai

 

2. Cách viết đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai

- Kính gửi: Ủy ban nhân dân + tên xã, phường, thị trấn nơi có đất xảy ra tranh chấp.

- Thông tin về người làm đơn: Ghi đầy đủ thông tin như họ và tên, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại, số điện thoại liên lạc của người làm đơn yêu cầu.

- Trình bày sự việc: Người viết đơn phải thuật lại sự việc dẫn tới tranh chấp đất đai giữa các bên tranh chấp đất đai theo tiến trình thời gian (thứ tự trước sau); nêu rõ hành vi của người có hành vi dẫn tới tranh chấp như lấn, chiếm (nếu có); nêu sự việc đã tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải viên tại cơ sở (nếu có).

Ví dụ như nêu nguồn gốc và quá trình sử dụng đất theo dòng thời gian:

+ Gia đình tôi có thửa đất 300m2 có địa chỉ tại Thôn A, xã B, huyện C, tỉnh H có tứ cạnh giáp với thửa đất của các hộ gia đình là: ông Nguyễn Văn Đ, Nguyễn Văn L và Nguyễn Văn K. Nay là thửa đất số 37, tờ bản đồ số 12, diện tích 300m2, địa chỉ tại…

+ Thửa đất này có nguồn gốc được thừa kế từ bố tôi là ông T, gia đình tôi làm nhà và sinh sống ổn định trên thửa đất này...

+ Nêu thời điểm, nguyên nhân phát sinh tranh chấp đất đai; diễn biến tranh chấp đất đai; Quan điểm của các bên trong tranh chấp

Đến tháng….. gia đình ông Nguyễn Văn L đột nhiên làm rào lấn sang lối đi chung, đã tháo dỡ cổng sắt đang lắp ở sát đất nhà ông H và đưa ra xây dựng ngay đầu lối đi nội bộ giáp với đường xóm bịt lối đi chung và không gia đình tôi sử dụng lối đi đó. Tôi có sang nói chuyện thì ông L thì ông nói đây là lối đi thuộc sở hữu của nhà ông, ông đặt cổng ở đâu là quyền của ông. Việc làm này đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày của gia đình tôi.

- Nêu yêu cầu giải quyết: Tùy thuộc vào loại tranh chấp trên thực tế mà người viết đơn nêu yêu cầu tương ứng, nhưng hầu hết đều có yêu cầu tổ chức hòa giải để xác định diện tích đất tranh chấp thuộc về ai (xác định ai có quyền sử dụng đất đối với diện tích đất tranh chấp).

- Tài liệu kèm theo (nếu có): Thường là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp (Sổ đỏ, Sổ hồng), hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các giấy tờ về quyền sử dụng đất khác, văn bản ghi nhận ý kiến của người biết rõ về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất.

Tuy nhiên, tài liệu kèm theo không bắt buộc phải có vì nhiều trường hợp xảy ra tranh chấp đối với đất chưa được cấp giấy chứng nhận và không có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và được hướng dẫn bởi Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP

>> Tham khảo: Mẫu đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất 

 

3. Tranh chấp đất đai là gì?

Tranh chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai.

- Đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý, quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp;

- Các chủ thể tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể quản lý và sử dụng đất, không có quyền sở hữu đối với đất đai;

- Tranh chấp đất đai luôn gắn liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể nên không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà Nước.

Vì trước hết, khi xảy ra tranh chấp, một bên không thực hiện được những quyền của mình, do đó ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.

 

4. Tranh chấp đất đai có bắt buộc phải tiến hành hòa giải không?

Căn cứ theo Điều 202, Luật Đất đai 2013 (thay thế bởi: Luật đất đai năm 2024) quy định về hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

Hòa giải tranh chấp đất đai:

Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Như vậy, theo quy định trên thì nhà nước khuyến khích tự hòa giải hoặc hòa giải cơ sở giữa các bên tranh chấp đất đai với nhau. Nếu như không hòa giải được được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã để tiến hành hòa giải. Do đó, việc tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai là thủ tục bắt buộc phải được thực hiện theo quy định pháp luật.

>> Tham khảo ngay: Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo pháp luật

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gửi UBND xã mà Công ty Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến theo số điện thoại 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: 
lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!