Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy biên nhận, đặt cọc mới nhất
Để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng hoặc giao kết hợp đồng, các bên tham gia giao dịch trước khi ký kết hợp đồng chính thức thì cần ký kết hợp đồng đặt cọc hoặc sau khi thực hiện giao dịch, vấn đề thanh toán cần phải có văn bản xác nhận hoặc giấy biên nhận tiền để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho mình về sau. Công ty Luật Minh khuê cung cấp Mẫu Giấy biên nhận để khách hàng tham khảo, mọi vướng mắc có thể trao đổi Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
Tham khảo biểu mẫu liên quan:
>> Mẫu biên bản giao nhận tiền đặt cọc
>> Tải mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------***------
Tên tôi là :……………………….................
Giới tính :………………………...................
Sinh ngày :……………………….................
Số chứng minh nhân dân/Căn cước công dân: … Ngày cấp: ... Nơi cấp: ...
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú :............
Chỗ ở hiện tại :..........................................
Số điện thoại :………………………...........
Email :……………………….........................
có Bán cho:
Ông (Bà) :……………………………..………
Giới tính :………………………...................
Sinh ngày :………………………...............
Số chứng minh nhân dân/Căn cước công dân: ... Ngày cấp: ..... Nơi cấp: …
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú :.............
Chỗ ở hiện tại :............................................
Số điện thoại :………………………...............
Email :………………………..........................
Số lượng: ……… (Bằng chữ:…………… )
Tương đương: …………… đồng mệnh giá
Giá bán :…………… (Bằng chữ: ………......… )
Tổng giá trị thanh toán: ………………...........
(Bằng chữ: …………………………… )
Ông (Bà) :………... đã thanh toán :……… (Bằng chữ:……
……………… ) cho Ông (Bà):………..........
Ông (Bà): …có trách nhiệm hoàn tất mọi thủ tục chuyển nhượng cho Ông (Bà)……....số lượng ........... nếu trên chậm nhất vào ngày……
Trong trường hợp Ông (Bà)……….không làm thủ tục chuyển nhượng số ....... như đã thoả thuận sẽ phải hoàn trả lại số tiền là:……
(Bằng chữ: ………) và chịu trách nhiệm bồi thường cho Ông (Bà)…………số tiền…………(Bằng chữ……).
Bên bán đảm bảo số tiền........... trên là hợp pháp, không có tranh chấp, mọi quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh từ……….thuộc về người mua.
Giấy biên nhận được lập thành 02 (hai) bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 (một) bản. Hai bên cam kết mua và bán theo đúng thoả thuận đã nêu trên. Nếu bên nào vi phạm sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hà Nội, ngày………tháng……….năm 20......
BÊN MUA | BÊN BÁN |
Trên thực tế hiện nay, việc chuyển nhượng vốn góp hay cổ phần giữa các cá nhân với nhau thường xuyên xảy ra. Thông thường, trước khi các bên tiến hành ký kết hợp đồng chuyển nhượng chính thức thì họ thường ký kết một hợp đồng đặt cọc hoặc viết một giấy biên nhận tiền đặt cọc để đảm bảo thực hiện giao dịch. Nhận thấy tầm quan trọng của giấy tờ này, Công ty TNHH Luật Minh Khuê cung cấp mẫu Giấy biên nhận tiền đặt cọc để quý khách hàng tham khảo:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------***------
Tên tôi là:………………………………………....…………………...…….
Giới tính:………………………............................………..........................
Sinh ngày:………………………............................……….......................
Số chứng minh nhân dân/Căn cước công dân: ... Ngày cấp: ... Nơi cấp: ...
Địa chỉ:………………...…………………………......……....................…..
Số điện thoại:………………………............................………..................
Email:………………………............................………...............................
có Bán cho
Ông (Bà):………………………………………….........………………...….
Giới tính:………………………............................……….........................
Sinh ngày:………………………............................………........................
Số chứng minh nhân dân/Căn cước công dân: ... Ngày cấp: ... Nơi cấp: …
Địa chỉ: …………………………………………......………….…………….
Số điện thoại:………………………............................………...................
Email:………………………............................………...............................
Cổ phiếu của công ty: …………………………….......………….………….
Số lượng: ……………….........(Bằng chữ:…………………………………)
Tương đương: ……………………................................………..mệnh giá
Giá bán:………………….........……(Bằng chữ:...…………………………)
Tổng giá trị thanh toán: ………………….........…..............………………..
(Bằng chữ: ……………………………………………..........………..……)
Ông (Bà):……………đã đặt cọc:………….(Bằng chữ:…………..) cho Ông (Bà):……..…để mua số cổ phiếu trên.
Ông (Bà): …….. có trách nhiệm hoàn tất mọi thủ tục chuyển nhượng cho Ông (Bà)……..số lượng cổ phiếu nếu trên chậm nhất vào ngày………
Ông (Bà)…….. có trách nhiệm thanh toán số tiền còn lại là:…………(Bằng chữ:………….) cho Ông (Bà)…... chậm nhất vào………
Trong trường hợp Ông (Bà)……….không làm thủ tục chuyển nhượng số cổ phần như đã thoả thuận sẽ phải hoàn trả lại số tiền đặt cọc trên và chịu trách nhiệm bồi thường cho Ông (Bà)…………số tiền tương đương với số tiền đặt cọc.
Trong trường hợp Ông (Bà)……… không mua cổ phiếu trên hoặc không thanh toán số tiền còn lại theo đúng thời gian quy định sẽ bị mất số tiền đặt cọc.
Bên bán đảm bảo số cổ phiếu trên là hợp pháp, không có tranh chấp, mọi quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh từ…………thuộc về người mua.
Giấy biên nhận được lập thành 02 (hai) bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 (một) bản. Hai bên cam kết mua và bán theo đúng thoả thuận đã nêu trên. Nếu bên nào vi phạm sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hà Nội, ngày……tháng……….năm 20
BÊN MUA | BÊN BÁN |
Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà quý khách hàng đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu khách hàng cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email hoặc qua Tổng đài tư vấn: 1900.6162.
>> Tham khảo một số biểu mẫu liên quan:
1. Đơn kiện đòi nợ;
2. Mẫu thư đề nghị thanh toán;
3. Mẫu giấy biên nhận, đặt cọc;
4. Mẫu giấy đề nghị thanh toán;
2. Vi phạm hợp đồng có chịu phạt cọc ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
Trả lời:
Theo Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015thì Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Trường hợp của anh Hùng Sơn vẫn còn may bởi theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân Sự thì Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên thì dù hai bên không thỏa thuận vấn đề bồi thường trong hợp đồng đặt cọc nhưng bên bán nhà vẫn phải trả lại cho anh Hùng Sơn số tiền đặt cọc và một khoản tiền tương đương với số tiền mà bạn đã đặt cọc vì hành vi của bên bên nhà từ chối bán nhà cho anh Hùng Sơn.Tham khảo dịch vụ liên quan: Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án
3. Có đòi lại được toàn bộ tiền đặt cọc ?
>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến gọi:1900.6162
Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì bạn có đặt cọc số tiền 100 triệu để mua 1 mảnh đất trị giá 200 triệu. Trong giấy viết tay, chủ đất có ghi "chiều ngang 15m, chiều dài hết đất (khoảng 90m). Khi ra làm hợp đồng, đất trên giấy đỏ, ngang 15m, dài 1 cạnh 54m, 1 cạnh hơn 60m và không đúng theo như các bên đã cam kết.
Theo quy định tại Điều 117 và 119 Bộ luật dân sự 2015 (sau đây viết tắt là BLDS) thì thoả thuận về đặt cọc là một giao dịch dân sự. Trong trường hợp có tranh chấp về đặt cọc mà các bên không có thoả thuận khác về việc xử lý đặt cọc, thì việc xử lý được thực hiện theo điều 328, Bộ luật dân sự năm 2015 về đặt cọc.
Trong trường hợp nêu trên, bạn đặt cọc 100 triệu đồng để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, khi tiến hành ký kết hợp đồng bạn mới phát hiện đất trên giấy đỏ, ngang 15m, dài 1 cạnh 54m, 1 cạnh hơn 60m, không khớp với giấy viết tay của chủ đất trước đó. Như vậy, trong trường hợp này, bạn có lỗi trong việc không tìm hiểu chắc chắn về mảnh đất định mua.
Nếu anh từ chối việc giao kết hợp đồng đặt cọc thì số tiền đặt cọc đó sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc. Do đó, trong trường hợp này,hai bên có thể thỏa thuận với nhau về việc trả lại số tiền trên cho anh hoặc thỏa thuận để tiếp tục mua bán mảnh đất đó.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
4. Nghĩa vụ khi vi phạm hợp đồng đặt cọc ?
Trả lời:
Hợp đồng đặt cọc được quy định trong điều 328, Bộ luật dân sự 2015 về đặt cọc, Theo đó việc đặt cọc phải được lập thành văn bản. Việc đặt cọc có thể nhằm thực hiện hai mục đích: một là nhằm đảm bảo giao kết hợp đồng hai là nhằm thực hiện hợp đồng dân sự.
Theo đó trong trường hợp bên nhận đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả lại tài sản đặt cọc cho người đặt cọc, và bồi một khoản tiền bồi thường tương đương với giá trị tai sản đặt cọc. Trường hợp người đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
5. Tư vấn về khởi kiện đến bù tiền đặt cọc ?
>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi:1900.6162
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 thì đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.
Trong trường hợp hợp đồng dân sự không được giao kết, thực hiện thì tùy từng trường hợp cụ thể, tài sản đặt cọc được giải quyết theo khoản 2 điều 328, BLDS 2015 về đặt cọc.
Trong giao dịch bạn vừa nêu, bạn và bên nhận đặt cọc đã có giao kết với với nhau và nội dung thể hiện trên phiếu đặt cọc như sau: Đợt 01: số tiền đặt cọc 20.000.000 đ, đợt 02: 40% giá trị lô đất vào ngày 02.05.2016, đợt 3: 24.05.2016 sẽ đóng đủ và ký hợp đồng và cấp số đỏ. Nếu quá thời hạn trên mà bên B không thực hiện đúng các đợt nêu trên thì xem như bên B không mua lô đất đó nữa và mất đi số tiền đặt cọc, ngươc lại nếu bên A không bán đúng sản phẩm đất cho bên B thì bên A sẽ trả lại tiền đặt cọc cho bên B.
Như vậy, có thể thấy ở đây 2 bên đã thoả thuận với nhau nếu bên A (tức bên nhận đặt cọc) sẽ chỉ phải trả lại số tiền đặt cọc 20.000.000 đ/ 1 lô nếu như không giao được lô đất cho bên B - là bạn nên trong trường hợp này bên A chỉ phải trả cho bạn tiền đặt cọc và bạn không có quyền khởi kiện cũng như yêu cầu bên A bồi thường tiền đặt cọc cho bạn.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!