1. Mẫu giấy nhận lưu giữ di chúc

Công ty Luật Minh Khuê cung cấp Mẫu giấy nhận lưu giữ di chúc để Quý khách hàng tham khảo. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ 1900.6162 để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp:

Tổng đài luật sư trực tuyến gọi: 1900.6162.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

---------------------------------------------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------

GIẤY NHẬN LƯU GIỮ DI CHÚC

Hôm nay, ngày .... tháng ... năm .........(bằng chữ: .............................)

Tại Phòng Công chứng số .......... thành phố Hồ Chớ Minh, theo yêu cầu của:

Ông(bà): ...................................................................................................

Sinh ngày: ...../...../...........

Chứng minh nhân dân số: .................cấp ngày ..../..../...... tại ...................

Hộ khẩu thường trú:(Trường hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú)

......................................................................................…………………

Tôi, công chứng viên Phòng Công chứng số .....thành phố Hồ Chí Minh nhận lưu giữ di chúc do ông(bà) ........ lập ngày .../.../...........

Tôi đã niêm phong bản di chúc này trước mặt người lập di chúc.

Theo yêu cầu của người lập di chúc, khi cần thiết, công chứng viên báo tin cho những người có liên quan sau đây:(ghi họ tên, địa chỉ của những người có liên quan) ………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………....

Giấy nhận lưu giữ di chúc này được lập thành .......... bản chính (mỗi bản chính gồm ....... tờ, ........trang), giao cho người lập di chúc ...... bản chính; Lưu tại Phòng Công chứng một bản chính.

Số công chứng ..…......, quyển số ..........TP/CC-SCC/HĐGD.

Người lập di chúc

(ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

Công chứng viên

(ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

----------------------------
>> Tham khảo dịch vụ: Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình

2. Mẫu giấy nhận giữ di chúc

Di chúc là Văn bản thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản (di sản) của mình cho người khác (người thừa kế) sau khi chết. Để đảm bảo Di chúc có hiệu lực pháp luật sau khi Người để lại di chúc chết thì khi lập di chúc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về Nội dung di chúc và Hình thức di chúc. Công ty luật Minh Khuê cung cấp mẫu giấy nhận giữ di chúc để Quý khách tham khảo:

Mẫu giấy nhận lưu giữ di chúc.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

------------------------------------------------

SỞ TƯ PHÁP

THÀNH PHỐ.....

PHÒNG CÔNG CHỨNG SỐ....

Số: ........... /CC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP................ngày, ........tháng........năm...........

GIẤY NHẬN GIỮ DI CHÚC

Theo đơn yêu cầu của Ông/Bà ....................................., Sinh ngày…. tháng…. năm.........

Chứng minh nhân dân số: ... do ... cấp ngày ... háng ... năm ... lập ngày ... tháng ... năm ...

Hôm nay, vào lúc...............giờ.....,ngày......tháng......năm......., tại Phòng Công chứng số...............thành phố Hồ Chí Minh có nhận lưu giữ Di chúc do Ông/Bà:...............lập ngày.........tháng…năm...…, được............. chứng nhận ngày............số............... về việc định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của Ông/Bà.

Ông/Bà........................., đã yêu cầu Phòng Công chứng số......................... thành phố Hồ Chí Minh lưu giữ di chúc nêu trên, đồng thời thông báo và trả Di chúc được lưu giữ này sau khi ông (bà) qua đời cho những người liên quan đến Di chúc có tên sau khi có yêu cầu :

1. Ông/Bà: ...........................................................................

Địa chỉ thường trú: ..............................................................

2. Ông/Bà: ............................................................................

Địa chỉ thường trú: ...............................................................

3. Ông/Bà: ............................................................................

Địa chỉ thường trú: ................................................................

4. Ông/Bà: ..............................................................................

Địa chỉ thường trú: ...................................................................

NGƯỜI YÊU CẦU PHÒNG CÔNG CHỨNG SỐ...........

(ký và ghi rõ họ và tên)



-------------------------------
>> Tham khảo dịch vụ liên quan: Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

3. Cha mất không để lại di chúc chia tài sản thế nào ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Cha tôi đứng tên trên sổ đỏ nhưng đã chết (không có di chúc để lại), mẹ tôi thì còn sống nay mẹ tôi muốn tôi được thừa kế ngôi nhà đứng tên trên sổ đỏ này.
Vậy mẹ tôi và tôi phải làm giấy tờ gì nhờ tư vấn giúp. Nói thêm trên mảnh đất này có chia cho anh và chị ruột tôi nữa (đã xây nhà). Vậy tôi phải kê khai những gì để làm thủ tục phân chia cho rõ ràng để tránh rắc rối sau này ?
Cám ơn sự tư vấn.

Trả lời:

Trong trường hợp của bạn đề cập, do bạn không nói rõ ngôi nhà này là tài sản riêng của cha bạn hay thuộc khối tài sản chung của cha, mẹ bạn. Nên chúng tôi xin đưa ra hai trường hợp như sau:

Thứ nhất, trong trường hợp ngôi nhà này đứng tên của cha anh/chị, nhưng ngôi nhà này lại thuộc khối tài sản chung của cha, mẹ bạn tức là:

“[...] tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.” (theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình 2014).

Vì vậy, nếu mẹ bạn có căn cứ chứng minh được rằng ngôi nhà này thuộc khối tài sản chung của vợ chồng thì mẹ bạn chỉ có quyền định đoạt đối với ½ giá trị ngôi nhà. Một nửa giá trị ngôi nhà này sẽ được xác định là di sản thừa kế do cha của bạn để lại và được chia thừa kế theo pháp luật.

Khi đó, đối với phần di sản này của cha bạn, do cha bạn không có di chúc nên việc phân chia tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật cho những người đồng thừa kế xác định theo hàng thừa kế thứ nhất gồm: mẹ của bạn, các anh chị em ruột của bạn, ông bà nội của bạn (nếu còn sống) (Theo điểm a Khoản 2 Điều 676 BLDS 2015).

Thứ hai, nếu không có căn cứ để chứng minh rằng ngôi nhà này thuộc khối tài sản chung của cha mẹ bạn, thì ngôi nhà này được coi là tài sản riêng của cha (do đứng tên mình cha bạn).

Khi đó ngôi nhà này được coi là di sản thừa kế do cha bạn để lại và cũng sẽ tiến hành chia thừa kế theo pháp luật, mà cha bạn không có di chúc nên việc phân chia tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật cho những người đồng thừa kế xác định theo hàng thừa kế thứ nhất gồm: mẹ của bạn, các anh chị em ruột của bạn, ông bà nội của bạn (nếu còn) (Theo điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015).

Do tài sản thừa kế này chưa được chia nên các đồng thừa kế phải tiến hành thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Điều 57 Luật Công chứng 2014:

Điều 57. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản

1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.

3. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

4. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.”.

Trường hợp cha của bạn mất hơn 10 năm thì việc chia di sản thừa kế trong trường hợp này áp dụng theo Điểm 2.4 Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình.

4. Khi nào sẽ chia di sản thừa kế mà không phụ thuộc vào di chúc?

Phần di sản dành cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc lần đầu tiên được quy định trong Thông tư 81 ngày 24/7/1981 của Tòa án nhân dân tối cao.

Theo Thông tư này, nếu bằng di chúc người có di sản định đoạt, vì lợi ích của người khác, một phần tài sản lớn hơn giá trị của di sản trừ đi giá trị các “phần tài sản cho những người thừa kế bắt buộc” thì các phần di sản được hưởng theo di chúc sẽ bị cắt giảm theo yêu cầu của những người này. Những người “thừa kế bắt buộc” bao gồm vợ, chồng; con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, bố mẹ già yếu và túng thiếu. Phần này được ấn định bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật.

Kế thừa các quy định tại Thông tư 81, Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 bổ sung: 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật được tính bằng cách giả định toàn bộ di sản được chia theo pháp luật (Điều 20). Pháp lệnh cũng thay cụm từ “phần tài sản cho những người thừa kế bắt buộc” thành “những người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc”.

Sau Pháp lệnh Thừa kế, Bộ luật Dân sự (BLDS) 1995 và 2015 tiếp tục quy định về vấn đề này. Cụ thể BLDS năm 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc như sau:

"Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này."

Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc được hưởng phần di sản tối thiểu bằng 2/3 một suất theo luật được xác định bằng cách giả định toàn bộ di sản chia theo pháp luật”.

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Mục đích của quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của cha, mẹ, vợ, chồng, con của người để lại di sản trước những quyết định bất lợi đối với họ. Đây đều là những người có mối quan hệ thân thiết gần gũi nhất với người để lại di sản. Cả phương diện pháp lý cũng như đạo lý đều quy định rằng: việc chăm sóc, nuôi dưỡng những người này là bổn phận của người để lại di sản. Bổn phận ấy không chỉ được thực hiện khi người để lại di sản còn sống, mà ngay cả khi họ chết đi thì bổn phận ấy sẽ vẫn tiếp tục được thực hiện bằng việc người để lại di sản để lại một phần tài sản của mình cho cha, mẹ vợ chồng con cái của họ. Nếu những người này, vì một lý do nào đó mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ bổn phận của mình thì pháp luật – bằng những quy định của mình – sẽ ấn định cho những người có quan hệ gần gũi với người này luôn được hưởng một phần di sản từ khối di sản của người đó để lại. Đó chính là phần di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Phần di sản dành cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là một phần di sản được trích ra từ khối tài sản của người chết để lại sau khi đã thanh toán xong các nghĩa vụ về tài sản.

Chúng ta biết rằng, dựa vào hình thức dịch chuyển tài sản từ người chết sang cho người còn sống, pháp luật thừa kế chia di sản thành hai loại: di sản thừa kế theo di chúc và di sản thừa kế theo pháp luật.

Nếu việc dịch chuyển tài sản theo ý chí của người để lại di sản được thể hiện trong một bản di chúc có hiệu lực pháp luật, phần di sản được dịch chuyển đó được gọi là di sản thừa kế theo di chúc. Phần di sản thừa kế theo di chúc sẽ được phân cho những người thừa kế theo di chúc theo ý chí của người lập di chúc. Đối chiếu với đặc điểm này, di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc không thể là di sản thừa kế theo di chúc bởi lẽ, phần di sản này hoàn toàn nằm ngoài ý chí của người lập di chúc. Người lập di chúc đã không chỉ định cho những người này được hưởng di sản trong di chúc của mình. Điều này thể hiện ngay tại tên gọi của điều luật “người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc”.

Nếu người chết không lập di chúc hoặc tuy có lập nhưng di chúc nhưng di chúc không phù hợp với yêu cầu của pháp luật thì di sản của họ được phân chia theo pháp luật, phần di sản đó được gọi là di sản thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, tại Điều 675 BLDS quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật không có khoản nào đề cập đến việc di chuyển phần di sản được hưởng không phụ thuộc vào nội dung di chúc cho những người thừa kế được liệt kê tại Điều 669 là thừa kế theo pháp luật.

Như vậy, có thể khẳng định di sản dành cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc cũng không phải là di sản thừa kế theo pháp luật. Điều này còn được thể hiện trong việc dịch chuyển phần di sản này cho những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Nếu xác định đây là di sản thừa kế theo pháp luật thì theo nguyên tắc nó sẽ phải được chia đều cho tất cả những người thừa kế của người để lại di sản, mỗi người sẽ được hưởng “một suất”, nhưng theo quy định tại Điều 669 thì phần di sản này chỉ được chia cho một số những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản (con đã thành niên chỉ được nhận phần di sản này khi thỏa mãn điều kiện “không đủ khả năng lao động”) và mỗi người chỉ được hưởng2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.

Điều 669 quy định người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản. Tuy nhiên, không phải tất cả những người ở hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản đều là người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc; để được nhận phần di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc những người này còn phải thỏa mãn các điều kiện:

- Người lập di chúc không cho họ hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật (2/3 một suất theo luật được xác định bằng cách giả định toàn bộ di sản chia theo pháp luật)

- Không thuộc trường hợp những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620BLDS

- Không thuộc trường hợp những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 621 BLDS

Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện nói trên, thì những người này sẽ được hưởng một phần di sản tối thiểu bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là họ hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc với tư cách là gì? Có phải với tư cách là “người thừa kế” hay không?

Pháp luật gọi những đây là những “người thừa kế” không phụ thuộc vào nội dung di chúc có nghĩa là pháp luật coi đây là những người thừa kế của người để lại di sản. Tuy nhiên, nếu coi đây là “người thừa kế” thì về nguyên tắc họ phải thuộc một trong hai loại: hoặc là người thừa kế theo di chúc hoặc là người thừa kế theo pháp luật. Nhưng ở đây, người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc không thể là người thừa kế theo di chúc bởi lẽ, như trên đã phân tích – việc họ nhận di sản nằm ngoài ý chí của người lập di chúc. Họ cũng không thể là người thừa kế theo pháp luật, bởi lẽ phần di sản họ được nhận không phải là di sản thừa kế theo pháp luật.

Chính vì vậy, theo chúng tôi, những người này nên được gọi là những “người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc” – giống như cách gọi trong Pháp lệnh Thừa kế – thì hợp lý hơn là “người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc”. Vì vậy, tên gọi của Điều 669 nên được sửa lại là: “Người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc” thay vì “Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc” như cách gọi của BLDS hiện nay.

Với tư cách là người được hưởng di sản, những người này có một số quyền mà những người thừa kế khác không có, đó là quyền được ưu tiên thanh toán phần của mình từ di sản, được yêu cầu những người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật và những người được di tặng phải khấu trừ phần của họ trong trường hợp di sản được nhận vẫn chưa đủ 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.

Điều 644 BLDS 2015 quy định: những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc sẽ luôn được hưởng một phần di sản tối thiểu bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật được tính trên cơ sở nào? Trên toàn bộ khối di sản thừa kế của người chết để lại hay trên phần di sản sau khi đã thanh toán toàn bộ nghĩa vụ về về tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế theo thứ tự ưu tiên thanh toán được quy định tại Điều 658 Bộ luật Dân sự? Người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc sẽ được hưởng phần di sản này trong những trường hợp nào?

Để giải đáp những vấn đề này chúng ta cần xác định di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc trong mối liên hệ với di sản thừa kế theo di chúc.

Phần di sản dành cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là một phần di sản nằm trong khối tài sản của người chết để lại. Vì vậy, cũng giống như di sản thừa kế theo di chúc ta chỉ có thể xác định phần di sản dành cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc sau khi đã thanh toán các nghĩa vụ về tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế theo thứ tự ưu tiên thanh toán được quy định tại Điều 683 BLDS gồm: chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng còn thiếu; tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; tiền công lao động; tiền bồi thường thiệt hại; thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước; tiền phạt; các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác; chi phí cho việc bảo quản di sản; các chi phí khác…

Nếu nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế lớn hơn hoặc bằng tổng giá trị di sản thừa kế của người chết để lại thì sẽ không còn di sản để chia thừa kế cũng như di sản dành cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Nếu nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế nhỏ hơn so với tổng giá trị di sản chia thừa kế, chúng ta xem xét các trường hợp sau:

Thứ nhất: Giả định không có di chúc hoặc di chúc không có hiệu lực

- Nếu không có di chúc hoặc di chúc không có hiệu lực toàn bộ, toàn bộ di sản được chia theo pháp luật, không còn di sản thừa kế theo di chúc, do đó vấn đề thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc cũng không được đặt ra. Những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc sẽ được nhận phần di sản của mình với tư cách là người thừa kế theo pháp luật.

- Nếu di chúc không có hiệu lực một phần, di sản thừa kế theo di chúc sẽ bị giảm do phần di sản không có hiệu lực sẽ bị chia theo pháp luật. Phần di sản thừa kế theo di chúc có thể tiếp tục bị giảm nếu người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc vẫn chưa nhận đủ phần của mình (bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật).

Ví dụ: Ông X có 3 người thừa kế theo pháp luật là bà A-vợ ông X và hai người con đã thành niên và có khả năng lao động là B và C. Trước khi chết, ông X lập di chúc định đoạt khối di sản trị giá 180 triệu của mình; trong đó ông cho bà A được hưởng 10 triệu, B và C mỗi người được hưởng 55 triệu, còn 60 triệu ông cho E hưởng với điều kiện E phải gây thương tích nặng cho F (là một người mà ông X rất ghét khi còn sống).

Để xác định phần di sản thừa kế theo di chúc có bị cắt giảm hay không, trước hết phải xác định phần thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc mà bà A được hưởng.

Ông X có 3 người thừa kế theo pháp luật, do đó một suất thừa kế theo pháp luật là: 180: 3 = 60 triệu đồng. Bà A được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật: 60 x 2/3 = 40 triệu đồng

Việc ông X định đoạt 60 triệu cho E hưởng là bất hợp pháp. Vì vậy, phần di chúc liên quan đến phần 60 triệu đó là không có hiệu lực và sẽ bị chia theo pháp luật cho bà A, và hai con là B và C, mỗi người được hưởng: 60: 3 = 20 triệu đồng

Tổng số phần di sản mà bà A được hưởng theo di chúc và theo pháp luật là: 10 + 20 = 30 triệu đồng. Còn thiếu 10 triệu nữa mới đủ 40 triệu (2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật)

Phần 10 triệu này sẽ phải được lấy từ phần di sản thừa kế theo di chúc của B và C.

Di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc: 40 triệu đồng

Di sản thừa kế theo di chúc bằng: 180 triệu – 60 triệu (phần di sản liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực)- 40 triệu (phần di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc)= 80 triệu đồng.

Từ ví dụ trên, chúng ta có thể thấy sự chuyển hóa từ di sản thừa kế theo di chúc và di sản thừa kế theo pháp luật thành di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (10 triệu thừa kế theo di chúc của bà A và 10 triệu thừa kế theo di chúc bị cắt giảm của B và C và phần 20 triệu đồng chia theo pháp luật). Nói cách khác, phần di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc của bà A được cấu thành từ phần di sản thừa kế theo di chúc và di sản thừa kế theo pháp luật, nhưng bà A nhận phần di sản này không phải với tư cách người thừa kế theo di chúc hay người thừa kế theo pháp luật mà lại là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Đây là điểm rất khác biệt của di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc với di sản thừa kế theo di chúc và di sản thừa kế theo pháp luật. Đối với di sản thừa kế theo di chúc và di sản thừa kế theo pháp luật, việc nhận một trong hai phần di sản này không làm triệt tiêu quyền của người thừa kế trong việc nhận phần di sản kia. Nói cách khác, một người thừa kế có thể mang cùng một lúc hai tư cách – vừa có thể là người thừa kế theo di chúc, vừa có thể là người thừa kế theo pháp luật. Nhưng sẽ không thể xảy ra trường hợp một người vừa là người thừa kế theo di chúc vừa là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc hoặc vừa là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc vừa là người thừa kế theo pháp luật trừ khi cùng một lúc họ được nhận di sản thừa kế từ nhiều chủ thể độc lập mà đối với chủ thể này họ là người thừa kế theo di chúc, đối với chủ thể kia họ lại là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Thứ hai: giả định di chúc được lập hoàn toàn hợp pháp và có hiệu lực toàn bộ

Trường hợp 1: người lập di chúc định đoạt toàn bộ di sản trong di chúc

- Nếu người lập di chúc cho những người thuộc diện thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc hưởng một phần di sản lớn hơn hoặc bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật. Lúc này, quyền lợi tối thiểu của những người thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc đã được bảo đảm. Do đó, không phát sinh vấn đề thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Phần di sản thừa kế theo di chúc được giữ nguyên theo đúng sự định đoạt của người lập di chúc.

- Nếu người lập di chúc không cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc hưởng di sản, hoặc tuy có cho nhưng cho hưởng ít hơn 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật. Trong trường hợp này, người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc sẽ vẫn được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật (được tính bằng cách giả định toàn bộ di sản được chia theo pháp luật). Di sản thừa kế theo di chúc là phần di sản còn lại sau khi đã lấy tổng giá trị di sản thừa kế trừ đi tổng số di sản mà những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc được hưởng.

Trường hợp 2: Người lập di chúc chỉ định đoạt một phần di sản trong di chúc.

Lúc này, di sản thừa kế được chia thành hai phần: một phần di chuyển theo di chúc và phần còn lại theo pháp luật. Để xác định có hay không phần di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc ta phải tiến hành cộng phần di sản mà những người thuộc diện thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc được hưởng theo di chúc với phần di sản được hưởng theo pháp luật. Nếu kết quả bằng hoặc lớn hơn 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, di sản thừa kế theo di chúc được giữ nguyên theo đúng sự định đoạt của người lập di chúc; nếu kết quả ấy nhỏ hơn 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật thì di sản thừa kế theo di chúc là phần di sản còn lại sau khi đã trừ đi phần còn thiếu trong phần di sản mà người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc được hưởng.

Từ những điều vừa trình bày trên đây, cho phép chúng ra rút ra nhận xét: trong mối liên hệ với di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, di sản chia thừa kế có thể sẽ là một thành phần cấu tạo nên phần di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Nếu người lập di chúc càng hạn chế phần di sản được hưởng của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc trong di chúc thì phần di sản thừa kế theo di chúc bị cắt giảm cho đủ 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật sẽ càng lớn. Một người sẽ không thể đồng thời vừa nhận phần di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc vừa nhận phần di sản thừa kế theo di chúc. Họ chỉ có thể là một trong hai: hoặc là người thừa kế theo di chúc hoặc là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc – nếu như phần di sản họ nhận được chưa đủ 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.

Nghiên cứu quy định của pháp luật về di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc vẫn còn một số vấn đề tồn tại sau:

Thứ nhất: Khối di sản dùng làm căn cứ cho việc tính 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật có bao gồm di sản thờ cúng và di tặng hay không?

Điều 669 BLDS quy định: người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc sẽ được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật “được xác định bằng cách giả định toàn bộ di sản chia theo pháp luật”. Để xác định 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật ta phải giả định rằng: nếu không có di chúc thì khối di sản này sẽ được chia như thế nào? Bởi vậy, phải lấy toàn bộ di sản thừa kế (bao gồm cả phần di tặng và phần di sản dùng vào việc thờ cúng) chia cho tất cả những người thừa kế theo pháp luật để xác định hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật. Có như vậy mới bảo đảm được quyền lợi của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Thứ hai: Việc cắt giảm phần di sản chia thừa kế, di tặng và di sản dùng vào việc thờ cúng để đảm bảo quyền lợi của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc sẽ được thực hiện theo thứ tự như thế nào?

Trước hết, chúng ta cần phải khẳng định: di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc không phải là một khoản nợ của người để lại di sản. Vì nếu coi đây là một khoản nợ (là nghĩa vụ tài sản) của người để lại di sản thì nó phải được thanh toán theo thứ tự ưu tiên được quy định tại Điều 658 của BLDS năm 2015. Do đây không phải là nghĩa vụ tài sản của người chết để lại, nên phần di sản chia thừa kế sẽ không phải đem ra thanh toán cho phần di sản này trước tiên. Để đảm bảo quyền lợi của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, trong trường hợp người lập di chúc không cho hoặc cho hưởng ít hơn 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật thì cả di sản chia thừa kế, di tặng và di sản dùng vào việc thờ cúng sẽ bị cắt giảm đồng thời và theo tỷ lệ.

Thứ ba: Những người sau đây có được coi là nhân suất để tính một suất thừa kế theo luật không?

- Những người không có quyền hưởng di sản: Những người không có quyền hưởng di sản bao gồm cả những người thừa kế theo pháp luật và những người thừa kế theo di chúc. Nhưng để được coi là một nhân suất để tính một suất theo luật thì ta chỉ xem xét nếu họ là người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc. Đây là những người đáng lẽ được hưởng di sản nhưng do có những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức nên pháp luật không cho họ hưởng di sản. Theo Điều 621, những người này bao gồm: a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Những người này có được coi là nhân suất khi xác định một suất theo luật hay không, hiện nay còn tồn tại hai quan điểm. Quan điểm thứ nhất cho rằng, đây là những người đáng lẽ được hưởng di sản nhưng do có những hành vi trái đạo đức, trái pháp luật nên họ bị pháp luật tước đi quyền hưởng di sản. Do đó, họ không còn là người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản. Vì vậy không được tính họ vào nhân suất để xác định một suất theo luật. Quan điểm thứ hai cho rằng, cho dù bị tước quyền hưởng di sản nhưng những người này vẫn phải được coi là nhân suất để tính một suất theo luật vì nếu không như vậy dễ dẫn đến trường hợp “kỷ phần bắt buộc” có thể ít hơn bằng hay thậm chí lớn hơn một suất của một người thừa kế theo pháp luật trong trường hợp bình thường.

Theo chúng tôi, quan điểm thứ nhất hợp lý hơn, bởi lẽ, cách tính 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật là giả định di sản được chia theo pháp luật. Nếu di sản được chia theo pháp luật thì đương nhiên sẽ không thể chia cho những người bị tước quyền hưởng di sản. Vì vậy, những người này không được coi là một nhân suất để tính 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.

- Những người bị người để lại di chúc truất quyền hưởng di sản: Đây là những người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản. Nếu không có di chúc hoặc di chúc vô hiệu, di sản được chia theo pháp luật thì đương nhiên họ sẽ được hưởng di sản. Sở dĩ họ không được hưởng di sản bởi vì người lập di chúc đã truất quyền hưởng di sản của họ. Vì vẫn là người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản, nếu di sản được chia theo pháp luật họ vẫn được hưởng di sản thừa kế, do đó, họ phải được coi là nhân suất khi tính một suất theo luật.

- Những người từ chối quyền hưởng di sản: Đây có thể là những người thừa kế theo pháp luật cũng có thể là những người thừa kế theo di chúc. Họ có quyền hưởng di sản theo pháp luật cũng như theo di chúc (nếu người lập di chúc cho họ hưởng). Về vấn đề người từ chối hưởng di sản có được coi là nhân suất để xác định 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật hay không theo chúng tôi phải chia làm hai trường hợp: (a) Nếu người từ chối chỉ là người thừa kế theo di chúc (không thuộc diện và hàng thừa kế, không có quan hệ hôn nhân, huyết thống nuôi dưỡng với người để lại di sản) thì đương nhiên họ không phải là nhân suất khi xác định một suất thừa kế theo luật (bởi lẽ nếu di sản được chia theo pháp luật thì không chia cho những người này). (b) Nếu người từ chối nhận di sản là người thừa kế theo di chúc đồng thời là người thừa kế theo luật của người để lại di sản thì cần phải xác định: nếu họ chỉ từ chối việc nhận di sản theo di chúc thì họ vẫn là người thừa kế theo luật, do vậy, họ là nhân suất để xác định một suất thừa kế theo luật; nếu họ từ chối việc nhận di sản theo pháp luật thì họ không phải là người thừa kế theo luật nữa. Do vậy họ không phải là một nhân suất khi xác định một suất thừa kế.

Về vấn đề này, BLDS Cộng hòa Pháp có quy định rất rõ ràng: “Người thừa kế khước từ di sản được coi như chưa bao giờ là người thừa kế” (Điều 785). Nếu theo quan điểm này thì người từ chối hưởng di sản sẽ không được coi là một nhân suất khi xác định một suất thừa kế theo luật.

- Người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản: Trường hợp khi có người thừa kế theo pháp luật chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản nhưng người này có con hoặc cháu được thừa kế thế vị theo Điều 677 thì theo chúng tôi, người này vẫn được coi là nhân suất khi xác định suất của một người thừa kế theo pháp luật.

Còn nếu người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản nhưng người này không có con hoặc cháu được thừa kế thế vị, trong trường hợp này, nếu di sản được chia theo pháp luật, pháp luật cũng không chia di sản cho những người này, bởi vậy họ sẽ không được coi là nhân suất khi xác định suất của một người thừa kế theo pháp luật.

(MKLAW FIRM: Biên tập.)

5. Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh

Hồ Chủ tịch đặt bút viết bản Di chúc ngày 10/5/1965, khi đó Người đã bước sang tuổi 75, vào tuổi "xưa nay hiếm", nói như nhà thơ Đỗ Phủ (đời Đường – Trung Quốc). Trong 3 năm sau đó, cứ từ mồng 10/5 đến 20/5, hàng ngày Người chọn giờ đẹp nhất (tức là 9 giờ sáng) để chỉnh sửa bản Di chúc – tài liệu đặc biệt bí mật, như cách Người gọi.

(Bản công bố năm 1969)

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—000—

Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

………………………………….

Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn.

Đó là một điều chắc chắn.

Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ, và chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta.

Kế theo đó, tôi sẽ thay mặt nhân dân ta đi thăm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, và các nước bầu bạn khắp năm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.

+++

Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng: “Nhân sinh thất thập cổ lai hy”, nghĩa là: “Người thọ 70, xưa nay hiếm”.

Năm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là hạng người “xưa nay hiếm” nhưng tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt, tuy sức khỏe có kém so với vài năm trước đây. Khi người ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp. Điều đó cũng không có gì lạ.

Nhưng ai mà đoán biết tôi còn phục vụ cách mạng, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân được bao lâu nữa?

Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.

Trước hết nói về Đảng – Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.

Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.

Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân.

Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chu nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên”.

Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.

Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh.

Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng.

Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.

Còn non, còn nước, còn người

Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!

Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng 2 đế quốc to – là Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc.

Về phong trào Cộng sản thế giới – Là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hòa hiện nay giữa các đảng anh em!

Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình.

Tôi tin chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại.

+ + +

Về việc riêng – Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.

Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân.

+ + +

Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.

Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn, và các cháu thanh niên nhi đông quốc tế.

Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 1969

HỒ CHÍ MINH

Bản thảo Di chúc cuối cùng của Bác:

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

Độc lập, Tự do, Hạnh phúc

(Tuyệt đối bí mật)

Năm nay tôi vừa 78 tuổi, vào lớp những người "trung thọ". Tinh thần vẫn sáng suốt tuy sức khoẻ có kém so với vài năm trước đây. Người ta đến khi tuổi tác càng cao thì sức khoẻ càng thấp. Đó là một điều bình thường.

Nhưng không ai đoán biết được tôi sẽ sống và phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng mấy tháng, mấy năm nữa?

Vì vậy, tôi viết sẵn và để lại mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước và đồng chí trong Đảng khỏi cảm thấy đột ngột.

Về việc riêng

Suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ Cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.

Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thời giờ và tiền bạc của nhân dân.

Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là "hỏa táng". Tôi mong rằng cách "hỏa táng" sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện, thì "điện táng" càng tốt hơn.

Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam.

Đồng bào mỗi miền nên chọn một quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả, không nên có bia đá tượng đồng, mà nên xây một một ngôi nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ, để những người đến thăm viếng có chỗ để nghỉ ngơi.

Nên có kế hoạch trồng cây trên và chung quanh đồi. Ai đến thăm thì trồng một vài cây làm kỷ niệm. Lâu ngày cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp. Việc săn sóc nên giao phó cho các cụ phụ lão.

Điểm này không đi sâu vào chi tiết.

Ngay sau khi cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã hoàn toàn thắng lợi, công việc toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải ra sức làm là mau chúng hàn gắn vết thương nghiêm trọng do đế quốc Mỹ gây ra và trong cuộc chiến tranh xâm lược dã man. Đó là một công việc cực kỳ to lớn, phức tạp và khó khăn. Chúng ta phải có kế hoạch sẵn sàng, rõ ràng chu đáo, để tránh khỏi bị động, thiếu sót và sai lầm. Theo ý tôi, việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Làm được việc như vậy, thì dù công việc lớn mấy, khó khăn đến mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi.

Đầu tiên là công việc đối với con người.

Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong…), Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần "tự lực cánh sinh".

Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta.

Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ đói rét.

Những chiến sĩ trẻ tuổi trong lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong đều đã được rằng luyện trong chiến đấu và đều tỏ ra dũng cảm. Đảng và Chính phủ cần chọn ra một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy đi học thêm các ngành, các nghề, để đào tạo thành những cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc. Đó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ phải cố gắng vươn lên. Đó là cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ.

Đối với những nạn nhân của chế độ xã hội cũ, như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc buôn lậu,v.v.. thì nhà nước phải dùng vừa giáo dục, vừa dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện.

Trong bao năm kháng chiến chống thực dân Pháp, tiếp đến chống đế quốc Mỹ, đồng vào ta nhất là đồng bào nhân dân đã luôn luôn hết sức trung thành với Đảng và Chính phủ ta ra sức góp của góp người, vui lòng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ. Nay ta đã hoàn toàn thắng lợi, tôi có ý định miễn thuế nông nghiệp 1 năm cho các hợp tác xã nông nghiệp để cho đồng bào hỉ hả, mát dạ, mát lòng, thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất.

Ở đây nói về kế hoạch xây dựng lại thành phố và làng mạc đẹp đẽ, đàng hoàng hơn trước chiến tranh. Khôi phục và mở rộng các ngành kinh tế. Phát triển công tác vệ sinh, y tế. Sửa đổi chế độ giáo dục cho hợp với hoàn cảnh mới của nhân dân, như phát triển các trường nửa ngày học tập nửa ngày lao động. Củng cố quốc phòng. Chuẩn bị mọi việc để thống nhất Tổ quốc…

Công việc trên đây là rất to lớn, nặng nề, và phức tạp, mà cũng là rất vẻ vang. Đây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt hơn. Để giành lấy thắng lợi trong công cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân.

10-5-69

Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn.

Đó là một điều chắc chắn.

Tôi có ý định đến ngày nào đó, tôi sẽ đi khắp miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng, thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta.

Kế theo đó, tôi thay mặt nhân dân ta đi thăm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, và các nước bầu bạn khắp năm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.

Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc, đời nhà Đường, có câu rằng "nhân sinh thất thập cổ lai hy" nghĩa là "người thọ 70, xưa nay hiếm".

Năm nay, tôi 79 tuổi, đã là hạng người "xưa nay hiếm" nhưng tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt, tuy sức khỏe có kém so với vài năm trước đây. Khi người ta đã ngoại 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp. Điều đó cũng không có gì lạ.

Nhưng ai mà đoán biết tôi còn phục vụ cách mạng, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân được bao lâu nữa?

Vì vậy tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê Nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột…

(MKLAW FIRM: Sưu tầm & Biên tập)