1. Di chúc để lại nhà đất có quy định không được bán thì có hợp pháp?

Xin chào công ty Luật Minh Khuê, tôi có một việc muốn nhờ công ty tư vấn giúp như sau: Tôi năm nay 60 tuổi, tôi có một miếng đất 120m2 mua do tổ tiên để lại đã xây nhà 3 tầng. Tôi có 3 người con, giờ tôi muốn lập di chúc để lại cho người con cả căn nhà này, tuy nhiên các con tôi không được hòa thuận với nhau lắm.
Vì vậy, tôi muốn ghi trong nội dung di chúc là con cả tôi sẽ chỉ được sử dụng nhà và đất để sinh sống, làm ăn mà không được bán để các em có về thắp hương cho bố mẹ thì còn có chỗ nghỉ chân với cả đây cũng là đất do tổ tiên để lại nên không muốn con bán đi.
Di chúc của tôi như vậy có hợp pháp hay không, con tôi có được quyền bán mảnh đất này nếu tôi viết di chúc như vậy hay không?
Cảm ơn luật sư!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự về di chúc, gọi: 1900.6162

 

Luật sư tư vấn:

Trước tiên cần xác định rằng mảnh đất do tổ tiên để lại trên là tài sản do vợ chồng bạn được thừa kế trong thời kỳ hôn nhân hay trước thời kỳ hôn nhân. Nếu là được thừa kế từ trước thời kỳ hôn nhân thì là vợ hay chồng được thừa kế.

Trường hợp 1: được thừa kế trong thời kỳ hôn nhân. Trường hợp này thì 2 vợ chồng bạn đều phải cùng thống nhất ý chí để lập di chúc để lại tài sản cho người con cả. Hoặc 2 vợ chồng làm biên bản thỏa thuận phân chia tài sản riêng của vợ chồng, trong đó nội dung thỏa thuận ghi mảnh đất và căn nhà thuộc tài sản riêng của bạn, như vậy bạn sẽ có thể tự mình thực hiện thủ tục để lại di chúc mà không cần người kia đồng ý nữa.

Trường hợp 2: được thừa kế trước thời kỳ hôn nhân. Trong trường hợp này ai là người được thừa kế thì người đó có quyền để lại di chúc đối với mảnh đất này.

Về việc bạn muốn để lại mảnh đất cùng căn nhà cho con cả mà yêu cầu người con chỉ được ở không được bán thì đây được xác định là nội dung di chúc trái với quy định của pháp luật. Điều 167 Luật Đất đai 2013 ghi nhận người sử dụng đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất. Các quyền này không thể bị hạn chế trừ trường hợp do Nhà nước quy định ( chẳng hạn như nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất). Do đó, con cả của bạn hoàn toàn có quyền chuyển nhượng mảnh đất này sau khi đã thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế.

Đối với yêu cầu của bạn, nếu muốn hợp pháp hóa di chúc này thì bạn có thể ghi trong nội dung di chúc với điều kiện đây là di sản để thờ cúng. Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:

1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.

Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.

Đối với di sản được dùng vào việc thờ cúng thì người thừa kế di sản sẽ không thể thực hiện các hoạt động chuyển nhượng tặng cho,... đối với di sản này, thỏa mãn yêu cầu của bạn đưa ra.

>> Xem thêm: Mẫu di chúc thừa kế tài sản, đất đai mới nhất 

 

2. Phần đất không có trong di chúc thì chia như thế nào?

Thưa luật sư, xin hỏi: Thế nào là một di chúc hợp pháp ? Không có di chúc thì phân chia tài sản thế nào ạ ? Cảm ơn!

Trả lời:

Bộ luật dân sự 2015 quy định:

"Điều 630. Di chúc hợp pháp

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng."

"Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này."

"Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

 

Thưa luật sư, xin hỏi: Lúc trước cha me có tạo lập đám đất ơ sau này cha me qua đời và có hai con để lại đám đất nhưng sau này chị tôi được đứng tên trong sổ đỏ chị tôi thấy tuổi cao sức yếu có viết một di chuc để lại 2ngôi nha cho con gái chị tôi sử dụng còn phần đất giao lại cho em trai tức là cậu tôi có quyền định đoạt đến năm 2011 mẹ tôi làm thêm một di chúc nữa đi chúc sau cũng nói 2ngôi nha cũng để lại cho con gái chị tôi còn phần đất không nói trong di chúc như vậy đến bảy giờ tránh chấp tôi không biết gọi quyết như thế nào cho đúng với Pháp luật

=> Trường hợp này phần đất không được chia trong di chúc thì sẽ được chia theo pháp luật theo Điều 651 Bộ luật dân sự 2015.

 

Thưa luật sư, xin hỏi: Cha mẹ chúng tôi đã chết. Sau khi chết cha mẹ chúng tôi có để lại một phần tài sản là thửa đất số 198.Cha tôi có lập di chúc để lại 1/2 tài sản trên là phần tài sản riêng của ông cho anh trưởng của chúng tôi là PĐV. Xác định tài sản nêu trên được dùng vào việc thờ cúng ông bà cha mẹ tổ tiên.không được mua bán, chuyển nhượng.tặng cho dưới bất kỳ hình thức nào. Này các anh chị em tôi muốn bán căn nhà trên để lấy vốn làm ăn nhưng bản thân tôi không đồng ý làm việc trên. Bởi vì trái với ước nguyện của ba tôi trước khi quá đỗi. Nếu anh chị em tôi bán nhà trên tôi sẽ không lấy tiền mà tôi muốn được chia một căn phòng để sinh sống và thờ cúng ông bà và dùng chung hệ thống nhà vệ sinh phòng tắm và phòng khách trong nhà được không. Nếu anh chị em tôi đồng ý với ý kiến của tôi. Tôi đồng ý việc bán nhà Có được không?

=> Trường hợp các anh chị em bạn đồng ý vơi ý kiến của bạn thì bạn có thể thực hiện ý muốn của mình.

Trường hợp các anh chị em bạn và bạn bất đồng ý kiến, không thể thỏa thuận phân chia di sản thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định bán căn nhà này và chia cho mỗi thừa kế một phần tương đương với giá trị người đó đáng được hưởng với căn nhà.

 

Thưa luật sư, xin hỏi: Cha mẹ tôi có 4 đứa con 3 gái 1 trai, nhưng đứa con gái ở gia đình lo quản lý đất đai đến 30 tuổi đi lay chồng là năm 1999, đến năm 2004 ba toi mất, sao đó má tôi có làm di chúc, trên mặt luật là chị gái thứ tư là người thừa hưởng tài sản do cha mẹ để lại, chỉ làm nhà thờ đất hương quả không được chuyển nhượng, nếu có phải có 4 đứa con kỹ tên, nhưng với gí đình là anh thừa hưởng còn chị gái đứng trên giấy tờ là người quản lý, đến năm 2008 má già nen cợ chồng chị về cất nhà cho mẹ già ở, nơi đó cũng là nhà hương quả, Đến nay má lại muôn cướp tài sản cái nhà đó cho anh trai, và hiện tại bà ta kêu đo đạt vô và sang toàn bộ đất đó cho anh trai, tôi không tiếc gì mãnh đất đó, nhưng tôi tiếc gì mồ mã cha tôi, nếu sang tên rồi thì không lâu nữa cầm cố gì con trai rất vô dụng, vạy thì hỏi luạt gì có 4 đứa con chỉ có mặt 2 người thì sao?

=> Trường hợp này theo pháp luật ai có quyền sử dụng mảnh đất thì có quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, chuyển mục đich sử dụng với mảnh đất...Theo như bạn trình bày thì năm 2004 ba bạn mất, má bạn làm di chúc nhưng tại thời điểm hiện tại má bạn vẫn còn sống. Vậy di chúc không có hiệu lực. Đối với phần di sản là quyền sử dụng đất mà ba bạn để lại lúc này sẽ được chia theo pháp luật là được chia đều cho mẹ bạn và 4 người con.

Vậy hiện nay mẹ bạn muốn lấy toàn bộ tài sản cho anh trai bạn là không phù hợp với quy định pháp luật. Bạn có thể làm đơn khởi kiện gửi lên Tòa án để đòi lại quyền sử dụng đất mà mình đáng được hưởng.

Hồ sơ khởi kiện gồm:

- Đơn khởi kiện (Mẫu đơn)

- Các giấy tờ liên quan đến vụ kiện ( giấy tờ sở hữu nhà, đất, hợp đồng liên quan…)

- Đối với cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có công chứng).

- Đối với pháp nhân: Giấy tờ về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc ủy quyền đại diện doanh nghiệp (bản sao có công chứng).

- Bản kê các giấy tờ nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

Lưu ý: Các giấy tờ nêu trên là văn bản, giấy tờ tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam. Do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.

 

Thưa luật sư, xin hỏi: Mẹ tôi mất từ khi 4 chị e tôi còn nhỏ (khoảng 20 năm trước), không để lại di chúc. Hiện tại bố tôi đã lấy vợ và sinh sống ở nơi khác. Còn mảnh đất do bố mẹ khai phá từ rất lâu rồi, 4 chị e tôi nương tựa nhau mà sống trên đó. khi chị cả đến tuổi lấy chồng, 2 vợ chồng chị đã về đây sống và đuổi chúng tôi đi. nhiều lần hù dọa đánh nếu chúng tôi không chuyển đi và nói rằng đây là đất của a chị. Ba chị e tôi đành xin UBND xã cấp đất ở nơi khác để sống. Hiện đất đó do chị cả đứng tên trong GCNQSDĐ (do lúc làm sổ chỉ có chị đủ tuổi). bố tôi nói đất đó chia đều cho 4 chị em. Vậy cho tôi hỏi, nếu tôi yêu cầu ubnd xã giải quyết thì quyền lợi của 3 chị e tôi sẽ được giải quyết như thế nào, trình tự thủ tục ra sao?

=> Mảnh đất này là mảnh đất do bố mẹ bạn cùng khai phá trong quá trình chung sống với nhau. Tuy nhiên bố mẹ bạn không hề có bất kỳ tài liệu, giấy tờ nào chứng nhận là đã sinh sống ổn định, lâu dài trên mảnh đất này. Mẹ bạn mất thì 1/2 mảnh đất được chia đều cho 5 người là: bố và 4 chị em.

Hiện tại chị bạn đã làm được sổ đỏ mang tên chị đối với mảnh đất này. Vậy nếu như bạn có chứng cứ thì bạn có thể khởi kiện để được chia phần đất mà bạn xứng đáng được hưởng theo diện thừa kế.

 

Thưa luật sư, xin hỏi: Bà nội em là bà mẹ VNAH có 3 người con trai hi sinh, được cấp 1 mảnh đất và căn nhà đã có sổ đỏ do bà đứng tên vào năm 1997. Vào năm 2002 bà có nhờ làm di chúc từ 1 người nào đó (bà không biết chữ) Cho cháu nội (em) và cô thứ 8 ( gia đình còn 3 người con: cô 2, cô 8, và cha em ). Di chúc Đã được phó chủ tịch ubnd thị trấn xác nhận. Bà đủ minh mẫn để lập di chúc này dù bà đã hơn 70 tuổi. Hiện tại người được trợ cấp thờ cúng liệt sĩ là cha em. Tài sản trên có được chia theo di chúc?

=> Tài sản lúc này là 1 mảnh đất và 1 căn nhà đã có sổ đỏ do bà đứng tên vào năm 1997. Vậy tài sản này được coi là tài sản hợp pháp của bà nên bà có thể chia tài sản theo di chúc được.

 

Thưa luật sư, xin hỏi: Một sổ đỏ có thể sang tên đồng sở hữu được không? trong 3 người thừa kế có 1 người 50% giá trị ngôi nhà 2 người còn lại mỗi người thừa hưởng 25% thì viết biên bản thừa kế ra sao?

=> Với một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì pháp luật cho phép sang tên cho nhiều hơn một người làm đồng sở hữu. Luật đất đai quy định:

"Điều 98. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
...
2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện."

Vậy 3 người thừa kế có thể cùng đứng tên trên 1 mảnh đất, lúc này theo hình thức sở hữu chung theo phần vầ sẽ ghi rõ phần của mỗi người.

Biên bản thừa kế bạn chỉ cần ghi phần đất của mỗi người với vị trí cụ thể hoặc tính theo tỷ lệ ứng với giá trị mảnh đất.

>> Xem thêm: Chồng chết không có di chúc thì chia tài sản chung như thế nào?

 

3. Bố mất không có di chúc thì chia tài sản thế nào?

XIn chào quý công ty! Tôi muốn hỏi về việc gia đình như sau: bố và mẹ tôi năm 1974 kết hôn và có hai người con là tôi và anh của tôi; sau đó thì mẹ tôi mất; sau khi mẹ tôi mất thì ông nội có cho bố tôi một miếng đất.

Cho đến năm 1985 bố tôi kết hôn với vợ hai, họ có với nhau 3 người con. Năm 2010 bố tôi mất, thời điểm bố tôi mất ông không có di chúc để lại tài sản cho ai. Hiện tại chúng tôi cùng chung sống trên miếng đất mà ông nội cho bố. Trường hợp này tôi muốn hỏi:

1. Nếu thừa kế thì gia đình tôi có mấy người được thừa kế (ông bà tôi cũng đã mất), mẹ đẻ của chúng tôi có được hưởng không?

2. Tôi có thể cùng với anh mình làm thủ tục chuyển từ tên bố sang tên cho anh trai tôi trên sổ đỏ mà không cần hỏi dì và các em không?

Luật sư tư vấn:

Trước tiên, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi tình huống cho chúng tôi, đối với trường hợp của gia đình bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

 

3.1 Những người được hưởng thừa kế theo pháp luật

Như bạn trình bày, khi bố bạn mất thì ông không để lại di chúc định đoạt tài sản cho những người còn sống, vì vậy áp dụng theo nguyên tắc của Bộ luật dân sự thì trường hợp này phải chia thừa kế theo pháp luật.

Thừa kế theo pháp luật thì tài sản sẽ được chia đều cho những người thuộc cùng hàng thừa kế, theo đó hàng thừa kế gồm có:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Đối chiếu quy định trên thì trường hợp gia đình bạn sẽ có những người sau được hưởng thừa kế: vợ (dì của bạn) và 5 người con, đây là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

Vì thế, phần tài sản của bố bạn là miếng đất do được tặng cho trước đây sẽ chia đều thành 6 phần bằng nhau cho hai anh em bạn, dì và ba người con.

Còn với câu hỏi mẹ đẻ của bạn có được hưởng tài sản thừa kế hay không? Trong trường hợp này thì không, bởi lẽ quan hệ vợ chồng của bố mẹ bạn đã chấm dứt khi mẹ bạn mất và cũng theo quy định của Bộ luật dân sự thì người thừa kế là người phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế:

Điều 613. Người thừa kế

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

 

3.2 Có thể sang tên sổ đỏ cho một trong những người thừa kế không?

Như chúng tôi vừa phân tích ở trên thì đây là trường hợp chia thừa kế theo pháp luật, chính vì vậy những ai thuộc cùng một hàng thừa kế đều có quyền nhận di sản thừa kế như nhau.

Việc bạn muốn làm thủ tục sang tên sổ đỏ từ bố sang cho anh trai của mình chỉ thực hiện được khi có sự thống nhất của những người thừa kế.

Nếu như dì và ba người con của dì đồng ý thỏa thuận cùng với bạn để từ chối nhận di sản thừa kế thì anh trai của bạn khi đó trở thành người thừa kế duy nhất và có thể làm thủ tục sang tên số đỏ được.

KHi đã thống nhất được, bạn có thể tham khảo theo thủ tục khai nhận thừa kế dưới đây:

 

3.3 Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế và khai nhận di sản thừa kế

+ Từ chối nhận di sản thừa kế:

Người thừa kế không có nhu cầu nhận tài sản thừa kế nộp hồ sơ từ chối nhận di sản thừa kế đến phòng công chứng, hồ sơ gồm có:

- Đơn từ chối nhận di sản thừa kế

- Giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản thừa kế (đăng ký kết hôn, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu...)

- Giấy chứng tử của người đã mất

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người mất

- Các giấy tờ khác: chứng minh nhân dân...

+ Khai nhận di sản thừa kế:

Người duy nhất được hưởng thừa kế theo pháp luật cũng phải thực hiện việc khai nhận tại văn phòng công chứng:

- Tờ khai nhận di sản thừa kế

- Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế của những người thừa kế còn lại

- Giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản thừa kế (đăng ký kết hôn, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu...)

- Giấy chứng tử của người đã mất

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người mất

- Các giấy tờ khác: chứng minh nhân dân...

 

4. Xác định hiệu lực pháp lý của di chúc miệng về chia đất?

Thưa Luật sư! Xin luật sư cho em hỏi là trước lúc mất mẹ em có để di chúc miệng là chia căn nhà ra 2 phần cho 2 anh em, đã qua thời gian lâu rồi khoảng 6 năm, mà di chúc miệng vẫn không có lập ra thành văn bản.

Vậy là di chúc đó có hợp pháp không ạ? Và rồi người đứng tên chủ quyền nhà sổ đỏ là anh hai của em, vậy giờ nhà đó thuộc quyền của anh hai phải không ạ? và nếu bán nhà đó thì em có tài sản nào trong nhà đó không ?

Em mong câu trả lời của luật sư. Em xin thành thật cám ơn.

Người gửi:Trung Hiếu

Xác định hiệu lực pháp lý của di chúc miệng về chia đất ?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

 

Luật sư tư vấn:

Theo thông tin bạn cung cấp thì trước lúc mất mẹ em có để di chúc miệng là chia căn nhà ra 2 phần cho 2 anh em bạn. Theo quy định tại Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015 về Hình thức của di chúc :

Điều 627. Hình thức của di chúc

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

Như vậy mẹ của bạn có thể lập di chúc miệng chia tài sản thừa kế cho anh em bạn. Tuy nhiên, cần phải xem xét xem di chúc của miệng của mẹ bạn. Tại Khoản 5 Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về Di chúc hợp pháp:

Điều 630. Di chúc hợp pháp

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Như vậy, đã 6 năm từ ngày lập di chúc mà di chúc miệng của mẹ bạn vẫn chưa được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật nên căn nhà của mẹ bạn sẽ được chia theo quy định của pháp luật.

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Vì bạn không nêu rõ nên giả thiết chỉ còn hai anh em bạn là người được thừa kế ngôi nhà của mẹ bạn. Theo đó hai bạn sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và mỗi người sẽ được 1/2 căn nhà.

Theo đó bạn có thể khởi kiện để yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình theo quy định tại điều 645 BLDS như sau:

Điều 645. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế

Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp. Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua điện thoại gọi 1900.6162

 

5. Cách lập di chúc, làm hợp đồng tặng cho nhà đất cho con?

Kính chào Luật Minh Khuê, em có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Bố mẹ em có 1 căn nhà đứng tên sở hữu 1 mình bố em. Giấy sở hữu nhà được cấp từ năm 1983 (không phải số đỏ như hiện nay). Em xin được hỏi bố em có thể cho tặng hoặc viết di chúc để lại cho con cái một nửa phần nhà này của bố em không ? Và có thể công chứng được giấy cho tặng hoặc di chúc dựa vào giấy sở hữu nhà của bố em không ? Hay bố em phải làm sổ đỏ rồi mới làm được giấy cho tặng và thừa kế ?
Em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời thắc mắc về việc lập di chúc và làm hợp đồng tặng cho nhà đất cho con ?

Luật sư tư vấn lập di chúc và tặng cho đất, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Thứ nhất, về việc bố bạn có quyền để di chúc hay tặng cho một nửa mảnh đất không?

- Về tặng cho một phần căn nhà:

Nếu căn nhà này là tài sản chung của bố mẹ bạn thì việc tặng cho một phần căn nhà phải có sự thỏa thuận của bố mẹ bạn và hợp đồng tặng cho phải có chữ ký của cha mẹ bạn.

Nếu căn nhà này là tài sản riêng của bố bạn thì bố bạn hoàn toàn có quyền tặng cho một phần căn nhà theo quy định tại điều 167, luật đất đai 2013.

-Về di chúc:

Căn cứ vào điều 626 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

Điều 626. Quyền của người lập di chúc

Người lập di chúc có quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Như vậy, bố bạn hoàn toàn có quyền lập di chúc để lại một nửa căn nhà là tài sản của bố bạn cho bạn.

Thứ hai, về giấy sở hữu nhà ở.

Căn cứ vào khoản 1, điều 168, Luật đất đai 2013 quy định thời điểm được thực hiện quyền của người sử dụng đất như sau:

"Điều 168. Thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền...."

Như vậy, bố bạn muốn làm hợp đồng tặng cho bạn thì buộc phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, theo khoản 2, điều 97, luật đất đai 2013 quy định:

" Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này."

Theo quy định trên thì giấy sở hữu nhà ở được cấp 1983 vẫn có giá trị pháp lý. Do đó, bố chị hoàn toàn có thể làm thủ tục tặng cho mảnh đất đó cho bạn mà không phải làm lại sổ đỏ.  

>> Tham khảo thêm:  Chia di sản thừa kế khi có di chúc hoặc không có di chúc?

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được Luật Minh Khuê giải đáp.