Mục lục bài viết
- 1. Thế nào là di chúc hợp pháp ?
- 1.1 Khái niệm di chúc
- 1.2 Hình thức của di chúc
- 1.3 Nội dung di chúc
- 1.4 Thế nào là một di chúc hợp pháp được công nhận ?
- 2. Di sản được dùng vào việc thờ cúng
- 2.1 Quy định của pháp luật về di sản thờ cúng:
- 2.2 Về việc sử dụng di sản thờ cúng
- 3. Phát sinh tranh chấp từ di chúc
- 4. Giải quyết tranh chấp phát sinh từ di chúc
1. Thế nào là di chúc hợp pháp ?
1.1 Khái niệm di chúc
Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 quy định về khái niệm di chúc như sau:
Điều 624. Di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Như vậy, di chúc được hiểu đơn giản như sau : Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc thể hiện quyền định đoạt tài sản thừa kế của người để lại di sản thừa kế thuộc quyền sở hữu của mình cho những người khác người thừ kế theo di chúc được chỉ định theo ý chí của người để lại di sản trong di chúc.
1.2 Hình thức của di chúc
Điều 627. Hình thức của di chúc
Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Theo quy định trên thì di chúc chỉ được lập dưới hai hình thức như sau:
- Thứ nhất, di chúc phải được lập thành văn bản. Đối với trường hợp này sẽ bao gồm bốn loại văn bản di chúc như sau:
Một là, di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
Hai là, di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
Ba là, di chúc bằng văn bản có công chứng.
Bốn là, di chúc bằng văn bản có chứng thực.
- Thứ hai, di chúc được xác lập bằng miệng, trong trường hợp người lập di chúc bằng miệng bị đe dọa đến tính mạng thì có thể được lập di chúc bằng miệng tuy nhiên đối với loại di chúc này thì bắt buộc phải có người làm chứng và có thể ghi âm ghi hình hoặc trực tiếp viết ra bằng văn bản để tránh những trường hợp tranh chấp về sau. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ. (Điều 629)
1.3 Nội dung di chúc
Điều 631. Nội dung của di chúc
1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.
3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
1.4 Thế nào là một di chúc hợp pháp được công nhận ?
Điều 630. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Căn cứ theo Điều 630, Bộ luật dân sự 2015 vừa trích ở trên thì để di chúc hợp pháp phải đáp ứng đủ các điều kiện:
- Thứ nhất, điều kiện về chủ thể để lại di chúc, phải minh mẫn sáng suốt không bị đe dọa lừa dối bắt ép về việc lập di chúc;
- Thứ hai, về nội dung thì di chúc phải có đủ nội dung quy định tại Điều 631, cùng với đó nội dung của di chúc không được trái hoặc vi phạm các hành vi cấm của xã hội cũng như không được vi phạm đạo đức xã hội;
Ngoài ra còn tùy vào chủ thể lập di chúc và hình thức thể hiện của di chúc sẽ được quy định khác nhau tại Khoản 2,3,4,5 Điều 630.
>> Nếu chủ thể cùng với nội dung đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 630 thì đó sẽ được coi là một di chúc hợp lệ và có hiệu lực pháp luật.
2. Di sản được dùng vào việc thờ cúng
2.1 Quy định của pháp luật về di sản thờ cúng:
Điều 645. Di sản dùng vào việc thờ cúng
1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
2.2 Về việc sử dụng di sản thờ cúng
3. Phát sinh tranh chấp từ di chúc
Trường hợp 1. Gia đình anh A có bà nội năm 2019 đã 90 tuổi, những ngày trước khi qua đời bà có dặn lại con cháu rằng sau này bà mất đi thì bà mong muốn và nguyện vọng của bà lad căn nhà hiện tại bà đang ở sẽ được trùng tu và dùng vào việc thờ cúng. Việc thờ cúng sẽ do bố anh A(cũng là con trai cả) quản lý. Di chúc của bà được lập bằng miệng và có mặt của tất cả các con ruột của bà bao gồm 3 trai 2 gái. Tuy nhiên, ngay sau khi bà mất được một năm(2020) lấy lý do là không có chỗ ở nên chú út nhà anh A đã quay về đòi di sản và nói rằng mình không đồng ý với nội dung di chúc mẹ để lại và nhất quyết không cho sửa chữa căn nhà vào việc thờ cúng. Được biết gia đình anh A cũng chưa có đi lập lại di chúc của bà nội bằng văn bản.
"Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng."
Trường hợp 2. Anh B cùng vợ là chị M làm nghề đánh bắt thủy sản ngoài biển. Trong một lần đang tham gia đánh bắt cá thì gặp sóng lớn, biết sự việc chẳng lành nên chị M đã dùng điện thoại gọi điện về cho anh trai của mình và nói rằng nếu anh chị có gì bất trắc xảy ra thì nhờ anh trai quản lý tài sản và chăm sóc hai người con của chị đến năm 18 tuổi thì giao lại tài sản cho con chị quản lý và sử dụng. Sau đó tàu của anh chị bị đánh chìm dẫn đến hậu quả hai người tử vong. Anh trai chị M khi nghe điện thoại bên cạnh không có ai cùng làm chứng. Vậy hỏi trong trường hợp này di chúc của chị M có được pháp luật thừa nhận hay không? Sau này phát sinh tranh chấp từ di chúc thì dẫn nguồn chứng cứ ở đâu?
4. Giải quyết tranh chấp phát sinh từ di chúc
Điều 623. Thời hiệu thừa kế
"1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế."