1. Hợp đồng mua bán phương tiện thủy nội địa là gì ?

Theo quy định của pháp luật hiện tại thì không có khái niệm riêng cho hợp đồng mua bán phương tiện thủy nội địa nên có thể xem hợp đông mua bán phương tiện thủy nội địa cũng là một trong số hợp đồng mua bán tài sản thông thường theo điều 430 của Bộ luật dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 .

Điều 430: Hợp đồng mua bán tài sản

Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.

Hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và luật khác có liên quan.

Trong hợp đồng mua bán, sự thỏa thuận của các bên sẽ làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự của bên bán và bên mua. Do đó, đối với bên bán thì việc giao tài sản và nhận tiền vừa là quyền và vừa là nghĩa vụ, đối với bên mua thì việc nhận tài sản và trả tiền cũng là vừa là quyền và nghĩa vụ. Hợp đồng mua bán tài sản là một trong số các hợp đồng dân sự có tính thông dụng và phổ biến nhất. Hợp đồng là một căn cứ phát sinh một quan hệ nghĩa vụ dân sự, nội dung của hợp đồng xác định rõ nghĩa vụ của các bên. Trong hợp đồng mua bán tài sản, bên bán có nghĩa vụ cơ bản là chuyển giao tài sản và quyến sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán. Dấu hiệu quan trọng của hợp đồng của hợp đồng mua bán là chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán. Dấu hiệu quan trọng của hợp đồng mua bán là chuyển quyền sở hữu tài sản đồng thời tài sản được chuyển giao. 

2. Điều kiện hoạt động phương tiện thủy nội địa:

Khi tiến hành thực hiện mua bán hợp đồng phương tiện thủy nội địa quý khách nên tìm hiểu và lưu ý về đặc điểm của phương tiện thủy nội địa vì đây sẽ là một phần ảnh hưởng đến điều kiện hoạt động của phương tiện thủy nội địa mà pháp luật quy định như sau:

2.1 Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn

- Theo quy định pháp luật thì đối với các phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phân trên 15 tấn ,phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm các điều kiện sau:

+  Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 26 của Luật này;

+ Có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; kẻ hoặc gắn số đăng ký, vạch dấu mớn nước an toàn, ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện;

+ Có đủ định biên thuyền viên và danh bạ thuyền viên theo quy định.

+  Đối với phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

2.2. Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến 15 tấn

- Còn đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 5 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa và bảo đảm điều kiện an toàn như sau:

+ Thân phương tiện phải chắc chắn, không bị rò nước vào bên trong; phương tiện phải thắp một đèn có ánh sáng trắng ở nơi dễ nhìn nếu hoạt động vào ban đêm; phương tiện chở người phải có đủ chỗ cho người ngồi cân bằng trên phương tiện và có đủ áo phao hoặc dụng cụ cứu sinh cho số người được phép chở trên phương tiện;

+ Máy lắp trên phương tiện phải chắc chắn, an toàn, dễ khởi động và hoạt động ổn định;

+ Phương tiện phải được kẻ hoặc gắn số đăng ký, ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện;

 Phương tiện phải được sơn vạch dấu mớn nước an toàn và khi chở người, chở hàng không được ngập qua vạch dấu mớn nước an toàn. Dấu mớn nước an toàn của phương tiện được sơn một vạch có màu khác với màu sơn mạn phương tiện; vạch sơn có chiều rộng 25 milimét, chiều dài 250 milimét nằm ngang trên hai bên mạn tại vị trí giữa của chiều dài lớn nhất của phương tiện; mép trên của vạch sơn cách mép mạn 100 milimét đối với phương tiện chở hàng, cách mép mạn 200 milimét đối với phương tiện chở người.

- Đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc sức chở dưới 5 người hoặc bè khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm điều kiện an toàn quy định tại điểm a khoản 3 Điều 27 Luật giao thông đường thủy nội địa 2004, sửa đổi bổ sung năm 2014.

-  Phương tiện phải bảo đảm còn niên hạn sử dụng theo quy định của Chính phủ.

3. Mẫu hợp đồng mua bán phương tiện thủy nội địa:

Có thể thấy hợp đồng là một căn cứ phát sinh một quan hệ nghĩa vụ dân sự, và nội dung của hợp đồng xác định rõ nghĩa vụ của các bên trong giao dịch mua bán. Hiểu được sự cần thiết này công ty Luật Minh Khuê xin gửi tới quý khách hàng Mẫu hợp đồng mua bán phương tiện thủy nội địa  tham khảo sau

 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
HỢP ĐỒNG MUA BÁN
PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA(*)
Tại Phòng Công chứng số... thành phố........ (Trường hợp việc công chứng được thực  hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện công chứng và Phòng Công chứng), chúng tôi gồm có:
Bên bán (sau đây gọi là Bên A):
Ông (Bà):   
Sinh ngày:           
Chứng minh nhân dân số:.........................................cấp ngày   
tại   
Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú):   
Hoặc có thể chọn một trong các chủ thể sau:
1. Chủ thể là vợ chồng:
Ông:   
Sinh ngày:           
Chứng minh nhân dân số:...........................................cấp ngày   
tại   
Hộ khẩu thường trú:    
Cùng vợ là bà:    
Sinh ngày:   
Chứng minh nhân dân số:...........................................cấp ngày           
tại   
Hộ khẩu thường trú:   
(Trường hợp vợ chồng có hộ khẩu thường trú khác nhau, thì ghi hộ khẩu thường trú của từng người).
2. Chủ thể là hộ gia đình:
Họ và tên chủ hộ:    
Sinh ngày:   
Chứng minh nhân dân số:..............................................cấp ngày   
tại   
Hộ khẩu thường trú:   
   
Các thành viên của hộ gia đình:
- Họ và tên:   
Sinh ngày:           
Chứng minh nhân dân số:.............................................cấp ngày   
tại   
Hộ khẩu thường trú:   
* Trong trường hợp các chủ thể nêu trên có đại diện thì ghi:
Họ và tên người đại diện:   
Sinh ngày:           
Chứng minh nhân dân số:....................................cấp ngày   
tại       
Hộ khẩu thường trú:   
Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số:    
ngày..........do    lập.
3. Chủ thể là tổ chức:
Tên tổ chức:    
Trụ sở:    
Quyết định thành lập số:.....................................................ngày.....tháng......năm     
do     cấp.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:.......................ngày........tháng..........năm     
do     cấp.
Số Fax:...............................................................Số điện thoại:   
Họ và tên người đại diện:    
Chức vụ:    
Sinh ngày:           
Chứng minh nhân dân số:    cấp ngày           
tại   
Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số:
ngày............ do     lập.
Bên mua (sau đây gọi là Bên B):
(Chọn một trong các chủ thể nêu trên)
Hai bên đồng ý thực hiện việc mua bán phương tiện thủy nội địa với các thỏa thuận sau đây:
ĐIỀU 1. PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA MUA BÁN
1. Đặc điểm phương tiện thủy nội địa:
Tên phương tiện:    ;
Số đăng ký:     ;
Cấp phương tiện:     ;
Công dụng:     ;
Năm và nơi đóng:     ;
Số hiệu thiết kế:    ;
Chiều dài thiết kế:    ;
Chiều dài lớn nhất:     ;
Chiều rộng thiết kế:     ;
Chiều rộng lớn nhất:     ;
Chiều cao mạn:    ;
Chiều chìm:     ;
Mạn khô:     ;
Máy chính:    ;
- Tên, loại và kiểu máy:     ;
- Công suất:     ;
- Số máy:     ;
- Nước sản xuất:    ;
Máy phụ:   
- Tên, loại và kiểu máy:     ;
- Công suất:     ;
- Số máy:    ;
- Nước sản xuất:    ;
Trọng tải:     ;
Vùng hoạt động:     ;
2. Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa số..... do........cấp ngày............
ĐIỀU 2. GIÁ MUA BÁN VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
1. Giá mua bán phương tiện nêu tại Điều 1 là:   
 (bằng chữ     )
2. Phương thức thanh toán:    
3. Việc thanh toán số tiền nêu trên do hai bên tự thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
ĐIỀU 3. THỜI HẠN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG THỨC GIAO PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
Do các bên thỏa thuận
ĐIỀU 4. QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
1. Quyền sở hữu đối với phương tiện nêu tại Điều 1 được chuyển cho Bên B, kể từ thời điểm thực hiện xong thủ tục đăng ký quyền sở hữu;
2. Bên.... có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với phương tiện nêu tại Điều 1 tại cơ quan có thẩm quyền;
ĐIỀU 5. VIỆC NỘP THUẾ VÀ LỆ PHÍ CÔNG CHỨNG
Thuế và lệ phí liên quan đến việc mua bán phương tiện nêu tại Điều 1 theo Hợp đồng này do Bên..... chịu trách nhiệm nộp.
ĐIỀU 6. PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 7. CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN
    Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:
    1. Bên A cam đoan:
a. Những thông tin về nhân thân, về tài sản mua bán ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;
b. Tài sản mua bán không có tranh chấp, không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật;
c. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;
d. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này;
đ. Các cam đoan khác.....   
2. Bên B cam đoan:
a. Những thông tin về nhân thân ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;
b. Đã xem xét kỹ, biết rõ về tài sản mua bán và các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu;
c. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;
d. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này;
đ. Các cam đoan khác......
ĐIỀU 8. ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
1. Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này;
2. Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;
Hoặc có thể chọn một trong các trường hợp sau đây:
Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;
Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;
Hai bên đã nghe Công chứng viên đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;
Hai bên đã nghe Công chứng viên đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;
Hai bên đã nghe Công chứng viên đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;
Hai bên đã nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;
Hai bên đã nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;
Hai bên đã nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;
3. Hợp đồng có hiệu lực từ:    


                BÊN A                                                                               BÊN B
(ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)                                        (ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

-------------------------------------------------------

THAM KHẢO VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN: