Luật sư tư vấn:

Quy định của pháp luật về quan hệ giữa hợp đồng cho vay và hợp đồng bảo đảm còn rời rạc, chưa thông nhất trong thực tiễn áp dụng. Điều này xuất phát từ nhiều lý do, trong đó có những hạn chế trong hoạt động xây dựng, hoàn thiện luật. Tình trạng này nếu tiếp tục xảy ra sẽ tạo nguy cơ rủi ro cho các tổ chức tín dụng khi cho vay, gây mất an toàn, do không phát sinh hiệu lực của nghĩa vụ được bảo đảm. Vì vậy, tác giả cuốn sách đề xuất một số giải pháp để khắc phục như sau:

Thứ nhất, khắc phạc tình trạng bên vay ký nhiều thỏa thuận vay, nhưng chỉ xác lập một giao dịch bảo đảm

Tình trạng này xảy ra khá phổ biến, nguyên nhân là do nhận thức, hiểu biết pháp luật của một số cán bộ tín dụng còn hạn chế, chủ quan. Thêm vào đó, thủ tục giao dịch bảo đảm, theo quy định của pháp luật còn rưòm rà, phức tạp, khi bên vay thay đổi nhu cầu tín dụng, tổ chức tín dụng thường không kiểm tra, xem xét, đánh giá lại mối quan hệ pháp lý giữa hai hợp đồng này dẫn đến những sai sót nêu trên.

Vì vậy, tổ chức tín dụng ngay từ khi ký kết hợp đồng cho vay phải dự liệu những điều kiện và khả năng vay vốn của bên vay, thiết lập hợp đồng bảo đảm theo hướng mở rộng phạm vi bảo đảm. Không chỉ dừng lại ở một hợp đồng cho vay với một khoản tín dụng được cấp tại thời điểm ký xác lập giao dịch bảo đảm đó, bao gồm các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng cho vay và các phụ lục hợp đồng vay được ký kết sau ngày ký hợp đồng bảo đảm. Cho dù bên vay thay đổi nhu cầu tín dụng, hoặc xác lập nhiều thỏa thuận tín dụng mối, ngoài những dự liệu ban đầu nhưng phạm vi bảo đảm vẫn trong phạm vi giới hạn dư nợ tín dụng cho phép. Như vậy, với giải pháp này, phạm vi bảo đảm mở rộng thay vì cố định một thỏa thuận vay với khoản nợ phát sinh sau khi ký kết hợp đồng vay ở bất kỳ thời điểm tín dụng nào.

Tuy nhiên, cần phân biệt làm rõ phạm vi, trách nhiệm bảo đảm đối với nhiều thỏa thuận vay khác nhau, ở trường hợp này, nếu có sự thay đổi chủ thể ký kết hợp đồng, hoặc các bên có thỏa thuận về phạm vi bảo đảm nghĩa vụ, không bao gồm những thỏa thuận vay phát sinh ngoài ý chí của bên bảo đảm, trái pháp luật thì đương nhiên, tổ chức tín dụng không được quyền yêu cầu bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo đảm nằm ngoài ý chí của họ.

Quy định giao dịch tài sản bảo đảm không cần công chứng, chứng thực kể cả lĩnh vực nhà đất theo tinh thần Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 02/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc đơn giản hóa 258 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức náng quản lý của Bộ, nghành (Quy định này ban hành đã lâu thể hiện quan điểm của Nhà nước quyết liệt cắt giảm thủ tục hành chính nhưng thiếu cơ chế thực thi). Theo đó, các hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, kể cả khi có tài sản gắn liền với đất cần bãi bỏ quy định bắt buộc phải được công chứng, thay vào đấy là các văn bản thỏa thuận được các bên chủ động ký kết, bảo đảm tin cậy về hình thức, chỉ cần được đăng ký giao dịch bảo đảm để hợp pháp, đúng thứ tự ưu tiên thực hiện nghĩa vụ bảo đảm là đầy đủ ý nghĩa. Quy định này nếu được thực hiện sẽ đơn giản hồ sơ vay vốn, tiết giảm đáng kể nhiều chi phí, thời gian xét duyệt tín dụng, giúp các tổ chức túi dụng phục vụ khách hàng tốt hơn, khắc phục đáng kể những trở ngại về thủ tục giao dịch bảo đảm thường xảy trong thực tiễn cho vay.

Với những điều kiện ràng buộc chặt chẽ, thủ tục nhanh chóng, giải pháp này sẽ khắc phục tình trạng bên vay nhiều lần lập giao dịch bảo đảm cấp tín dụng. Khi đó khoản vay vẫn được bảo đảm, an toàn cho dù ngân hàng cho vay nhiều lần hoặc ký kết nhiều phụ lục sau thời điểm ký hợp đồng bảo đảm.

Thứ hai, bảo đảm quyền lợi của tổ chức tín dụng với tư cách là bên ngay tình khi nhận tài sản bảo đảm, cho dù tài sản đó có nguồn gốc tội phạm

Hành vi tạo lập các giao dịch vay giả tạo, nhận chuyển nhượng tài sản bảo đảm trái pháp luật để hợp thức hóa thành tài sản bảo đảm có đủ các tài liệu, chứng từ được công nhận hợp pháp gắn với trách nhiệm xử lý tội phạm theo thủ tục tô tụng hình sự. Trên “đường đi” của tài sản chiếm đoạt, các giao dịch lưu chuyển tiền tệ giữa các chủ thể hợp đồng diễn ra khá phức tạp. Tội phạm không chỉ đơn thuần sử dụng vốn vay đưa vào kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp, mà còn sử dụng tiền chiếm đoạt, phân tán dưới các hình thức giao dịch khác, thậm chí chỉ để trả nợ cá nhân. Trong thủ tục tố tụng này, việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt (tài sản được dùng bảo đảm khoản vay, là “vật chứng” của vụ án hình sự) cần được xem xét dựa trên những đặc thù của quan hệ cho vay, trong đó yếu tố an toàn của hệ thống tín dụng là nhân tố ưu tiên hàng đầu.

Với tư cách của một bên giao dịch ngay tình, các tổ chức tín dụng không có cơ sở để biết giao dịch của mình với khách hàng hoặc tài sản liên quan đến giao dịch trước đó đã bị vô hiệu do đối tượng là tài sản chiếm đoạt, có được từ tội phạm. Đồng thời, tổ chức tín dụng tin tưởng khách hàng có quyền thực hiện giao dịch, có tài sản bảo đảm, đáp ứng các điều kiện để thỏa thuận cấp tín dụng có hiệu lực.

Ví dụ: Trong vụ án hình sự số 79/2019/HS-PT ngày 06/3/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tòa án đã nhận định: Hợp đồng tín dụng số 200900066PN/HĐTD ký ngày 14/4/2019, được bảo đảm bằng nhiều tài sản, bà Trần Thị u làm giả chứng từ 10 ha đất tại Khu công nghiệp K góp vốn làm tài sản bảo đảm cho hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng X là trái pháp luật. Tòa quyết định kê biên phần đất này giao cho Công ty Y tạm thồi quản lý, sử dụng để tiếp tục xử lý theo trình tự vụ kiện dân sự Công ty Y đã ký theo Hợp đồng số 04/2007/HĐTĐ ngày 31/10/2007 với Công ty M.
ở tình huốhg này, mặc dù Ngân hàng X kháng cáo yêu cầu giao lOha đất, được toàn quyền quản lý, sử dụng và phát mãi cùng với các tài sản gắn liền với đất, nhưng các yêu cầu này đều bị Tòa án cấp sơ, phúc thẩm bác bỏ. Tòa án còn nhận định, giao dịch bảo đảm vô hiệu, nên trước đó - giai đoạn điều tra, truy tố, các cơ quan tố tụng hình sự không giao trả vật chứng cho ngân hàng, đồng thời giao vật chứng cho Công ty đang quản lý hợp pháp để giải quyết bằng vụ án dân sự, kinh tế liên quan đến việc thuê đất, theo tác giả là có căn cứ. ở trường hợp này, tài sản bảo đảm không thuộc sở hữu của bên vay, nên quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ đối với tài sản trên (10 ha đất) như các nghĩa vụ khác, với tư cách bên ngay tình là không đúng, và đương nhiên quyền lợi của ngân hàng ở tình huống pháp lý này không được pháp luật bảo vệ.

Ngân hàng với tư cách là công ty đại chúng, hoạt động vì nhiều mục tiêu kinh tế, xã hội khác nhau, khách hàng của họ chiếm số đông, nên không có thời gian và điều kiện để xác minh nguồn gốc tài sản bảo đảm để phòng ngừa, loại trừ. Do vậy, cơ quan tố tụng hình sự không thể dựa trên sự lưu chuyển tiền tệ (flow cash), đánh giá tài sản bị chiếm đoạt, để xử lý khắc phục theo hướng hoàn trả lại những tài sản cho chủ sở hữu hợp pháp. Từ đó tự ý hủy bỏ hợp đồng bảo đảm, thu hồi tài sản bảo đảm có liên quan đến tội phạm, gây thiệt hại cho các tổ chức tín dụng.

Yếu tố ngay tình, hợp pháp được pháp luật ghi nhận (khoản 2 Điều 133 Bộ luật Dân sự năm 2015) cần được đặt ra, áp dụng tương tự như đối với lĩnh vực ngân hàng, để bảo đảm duy trì cho các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng vay giao kết hợp pháp, ổn định, an toàn. Hơn nữa những tài sản này được hình thành từ các nghĩa vụ thực hiện theo đúng pháp luật - đó là nghĩa vụ giải ngân đã hoàn thành, được bền vay tiếp nhận và sử dụng tiền vay vào các mục đích cam kết của mình. Tương tự như vậy, kể cả khi các đối tượng (bên vay, bên bảo đảm) có sử dụng khoản tiền có nguồn gốc tội phạm tất toán một khoản vay cụ thể, khi đó số tiền này đã hòa vào nguồn vốn của ngân hàng, được ngân hàng cho các khách hàng khác vay tiếp. Trường hợp này, cần xem khoản tiền ngân hàng đã giải ngân là cán cứ để các cơ quan pháp luật thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, khắc phục hậu quả, cho dù tài sản đó được bên vay sử dụng để xác lập các quan hệ kinh tế, dân sự.

Tóm lại, giải pháp pháp lý trên nếu được, cụ thể hóa trong các nghị quyết của ngành Tòa án, án lệ sẽ hình thành thói quen khi cho vay đối với tổ chức tín dụng; đóng góp tích cực, hiệu quả, tạo sự liên kết, ràng buộc tài sản bảo đảm khoản vay. Thông qua các giải pháp này, các tổ chức tín dụng sẽ chủ động xây dựng các mẫu hợp đồng bảo đảm hợp pháp, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Đó còn là giải pháp giúp cho các cơ quan tố tụng đánh giá tội phạm, xử lý vật chứng là tài sản bảo đảm trong các giao dịch cho vay thuộc lĩnh vực ngân hàng được thống nhất, đúng pháp luật.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, hoạt động vay vốn, giải ngân vốn... Quý khác hàng vui lòng gọi: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng, tài chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại. Đội ngũ luật sư của Công ty luật Minh Khuê luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.