Mục lục bài viết
1. Tại sao phải kiểm soát chặt tín dụng khi sốt đất, sốt chứng khoán
Việc huy động vốn ngân hàng là ngắn hạn, trong khi vốn cho bất động sản và chứng khoán là dài hạn nên mở rộng tín dụng lĩnh vực này sẽ tiềm ẩn rủi ro.
Thị trường bất động sản cần huy động nguồn lực qua nhiều kênh vốn để phát triển, như vốn đầu tư trực tiếp, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, vốn tự có của doanh nghiệp, người dân... Nên vốn tín dụng chỉ là một kênh trong số nguồn lực cần có để thị trường bất động sản phát triển.
Tín dụng bất động sản cũng tiềm ẩn rủi ro, bởi vốn cho lĩnh vực này là dài hạn, số tiền lớn, trong khi đặc tính huy động của ngân hàng là vốn ngắn hạn, nên không điều tiết tốt, ngân hàng sẽ đối diện với rủi ro thanh khoản.
Việc huy động vốn qua thị trường chứng khoán của doanh nghiệp bất động sản cần được giám sát. Việc này nhằm tránh đầu cơ, thổi giá trên thị trường.
Một số tổ chức tín dụng có dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro như nợ xấu nội bảng có xu hướng tăng so với cuối năm 2019; tỉ lệ nợ xấu của một số công ty tài chính tiêu dùng ở mức cao và tăng lớn so với năm trước; tín dụng bất động sản vẫn chiếm tỉ trọng lớn; cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh chứng khoán tăng lớn so với năm trước…
Để bảo đảm an toàn hoạt động và hạn chế rủi ro, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại phải kiểm soát chặt tốc độ tăng trưởng tín dụng theo đúng chỉ tiêu được giao.
Cần tăng cường công tác thẩm định, giám sát việc sử dụng vốn vay, bảo đảm đúng mục đích; định giá tài sản bảo đảm là bất động sản, nhất là ở những khu vực đang có hiện tượng sốt đất phải phản ánh đúng giá trị thực, minh bạch; cân đối nguồn vốn ưu tiên cho sản xuất kinh doanh… Thận trọng xem xét quyết định cấp tín dụng cho các khoản vay ở địa bàn đang xảy ra sốt đất; các dự án tiềm ẩn mức độ rủi ro cao.
Các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông phải được kiểm soát chặt chất lượng tín dụng. Đối với bất động sản, kiểm soát chặt mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng, nhóm khách hàng lớn, dự án bất động sản quy mô lớn. Vì vậy không thể để xảy ra tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay phục vụ đời sống sai mục đích để đầu tư vào chứng khoán và kinh doanh bất động sản, hoặc mục đích khác
Đặc biệt đối với lĩnh vực chứng khoán, các ngân hàng phải kiểm soát chặt tốc độ tăng của dư nợ cho vay chứng khoán, tuân thủ quy định về giới hạn cấp tín dụng đầu tư kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp…
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các ngân hàng tăng cường kiểm tra việc sử dụng vốn của doanh nghiệp phát hành trái phiếu bảo đảm dùng vốn đúng mục đích; thường xuyên đánh giá theo dõi rà soát với những doanh nghiệp có số dư phát hành trái phiếu lớn.
2. Ngân hàng phải kiểm soát chặt tín dụng khi sốt đất, chứng khoán bùng nổ
Căn cứ theo quy định tại Công văn 3029/NHNN-TTGSNH ngày 29/4/2021, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán với những nội dung sau:
Về việc ngân hàng cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản
- Ngân hàng cần phải kiểm soát chặt chẽ mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng/nhóm khách hàng lớn, các dự án bất động sản có quy mô lớn; cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh bất động sản;
- Khi cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản ngân hàng cần tăng cường công tác thẩm định; thường xuyên cập nhật quy định mới của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực bất động sản, tăng cường phân tích dự báo cung cầu thị trường, thực hiện biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng;
+ Cần thận trọng trong xem xét quyết định cấp tín dụng đối với các khoản tín dụng bất động sản tại các địa bàn đang xảy ra tình trạng sốt đất. Thận trọng trong việc thực hiện cấp tín dụng đối với các dự án tiềm ẩn mức độ rủi ro cao.
Về việc ngân hàng cấp tín dụng với mục đích đầu tư kinh doanh chứng khoán
Khi ngân hàng cấp tín dụng đối với mục đích đầu tư kinh doanh chứng khoán cần kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng của dư nợ tín dụng đầu tư kinh doanh chứng khoán để hạn chế rủi ro. Tuân thủ các quy định về điều kiện, giới hạn cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp và các quy định pháp luật có liên quan.
Về việc ngân hàng cho vay phục vụ đời sống, tín dụng tiêu dùng
- Đối với trường hợp cho vay phục vụ mục đích tiêu dùng ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng công tác xét duyệt hồ sơ, đặc biệt là các điều kiện vay vốn để hạn chế rủi ro phát sinh;
Đặc biệt là tăng cường giám sát việc sử dụng vốn vay, đảm bảo đúng mục đích, đặc biệt đối với vay phục vụ nhu cầu đời sống liên quan đến nhà ở; không để xảy ra tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay phục vụ đời sống sai mục đích để đầu tư vào chứng khoán và kinh doanh bất động sản hoặc mục đích khác.
- Ngân hàng thương mại cần nghiên cứu bố trí nguồn vốn cần thiết để phát triển các gói sản phẩm cho vay đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống chính đáng, giúp khách hàng tiếp cận vốn tín dụng ngân hành thuận lợi, hạn chế người dân tìm đến tín dụng đen.
- Cuối cùng cần kiểm soát tốt chất lượng tín dụng phục vụ mục đích tiêu dùng, đặc biệt lưu ý chất lượng hoạt động cấp tín dụng thông qua hình thức cấp thẻ tín dụng, trong đó biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi sử dụng thẻ ngân hàng không đúng quy định pháp luật.
3. Cần làm gì để phòng ngừa rủ roi tín dụng trong lĩnh vực bất động sản
- Ngân hàng nhà nước cần quyết liệt trong kiểm soát chặt chẽ tín dụng với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, trong đó có đầu tư, kinh doanh bất động sản. Thực tế cho thấy, thị trường bất động sản biến động mạnh, tình trạng thổi giá gây sốt ảo bất động sản, đấu giá đất với giá cao bất thường... ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng, định giá tài sản đảm bảo của các tổ chức tín dụng. Do đó, cả ngân hàng nhà nước và chính bản thân các ngân hàng thương mại cần tăng cường giám sát chặt tốc độ tăng trưởng dư nợ và chất lượng tín dụng với lĩnh vực chứng khoán, bất động sản để kịp thời phát hiện dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro và có biện pháp xử lý phù hợp, đảm bảo an toàn hệ thống.
- Ngân hàng nhà nước cần chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp.
- Cần tiếp tục triển khai nhiều giải pháp như đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển các dịch vụ trực tuyến; mở rộng mạng lưới, đa dạng sản phẩm dịch vụ, giảm lãi suất, đơn giản hóa thủ tục cho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và mọi tầng lớp dân cư nhằm tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận tín dụng, đáp ứng nhu cầu hợp pháp của người dân, góp phần hạn chế tín dụng đen.
Để tham khảo thêm thông tin về vấn đề này, quý khách hàng có thể tìm hiểu tại bài viết: An toàn hoạt động ngân hàng là gì? Vì sao phải đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng? của Luật Minh Khuê.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Ngân hàng phải kiểm soát chặt tín dụng khi sốt đất, chứng khoán bùng nổ mà Công ty Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!