Mục lục bài viết
1. Hạn mức tín dụng (LINE OF CREDIT) là gì ?
2. Hạn mức tín dụng (CREDIT LINE) là gì ?
Các quỹ dành cho người vay trong một thời kỳ nhất định, phụ thuộc vào sự kiểm tra trước khi tái tục, ví dụ, hạn mức tín dụng tuần hoàn.
3. Quy định về rút ngoại tệ và hạn mức tín dụng của thẻ ngân hàng
Thông tư 26/2017/TT-NHNN đã bổ sung những quy định mới so với thông tư cũ trong đó có 2 quy định sau:
+ Khoản 5 điều 1 thông tư 26/2017/TT-NHNN quy định về hạn mức rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài:
Đối với hạn mức rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài, một thẻ được rút số ngoại tệ tiền mặt tối đa tương đương 30 (ba mươi) triệu đồng Việt Nam trong một ngày
+ Điểm b khoản 6 thông tư 26/2017/TT-NHNN quy định về hạn mức tín dụng cấp cho chủ thẻ:
Trường hợp phát hành thẻ tín dụng có tài sản bảo đảm: hạn mức tín dụng cấp cho chủ thẻ do TCPHT xác định theo quy định nội bộ của TCPHT về cấp tín dụng qua thẻ tín dụng và tối đa là 01 (một) tỷ đồng Việt Nam;
Trường hợp phát hành thẻ tín dụng không có tài sản bảo đảm: hạn mức tín dụng cấp cho chủ thẻ tối đa là 500 (năm trăm) triệu đồng Việt Nam.
Thông tư cũng quy định tổ chức phát hành thẻ có trách nhiệm:
Phổ biến, hướng dẫn cho khách hàng về dịch vụ thẻ, thao tác sử dụng thẻ đúng quy trình, các rủi ro có thể gặp phải khi sử dụng thẻ và cách xử lý khi gặp sự cố, những hành vi bị cấm khi sử dụng thẻ và trách nhiệm của chủ thẻ khi vi phạm;”
Giám sát chặt chẽ để đảm bảo việc thanh toán bằng thẻ ra nước ngoài đúng mục đích, hạn mức sử dụng thẻ quy định tại Thông tư này và phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
Về việc tiếp nhận thông tin của chủ thẻ:
Tổ chức phát hành thẻ phải áp dụng tối thiểu hai hình thức tiếp nhận thông tin tra soát, khiếu nại của chủ thẻ bao gồm qua tổng đài điện thoại (có ghi âm, hoạt động 24/24 giờ trong ngày, 7/7 ngày trong tuần) và qua các điểm giao dịch của tổ chức phát hành thẻ; đảm bảo xác thực những thông tin cơ bản mà chủ thẻ đã cung cấp cho tổ chức phát hành thẻ.
Tổ chức phát hành thẻ phải thực hiện ngay các biện pháp để khóa thẻ khi chủ thẻ đề nghị do nghi ngờ có gian lận hoặc tổn thất và chịu trách nhiệm với toàn bộ tổn thất tài chính phát sinh đối với chủ thẻ do việc sử dụng thẻ sau thời điểm khóa thẻ.
Các nội dung trên có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 3 năm 2018 trừ quy định hạn mức tín dụng cấp cho chủ thẻ được quy định tại khoản b điều 6 (có hiệu lực từ ngày ngày 15 tháng 01 năm 2018)
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!
4. Hạn mức tín dụng có lấp được lỗ hổng quản trị?
Với triển vọng lợi nhuận của dự án bất động sản, chủ đầu tư đã thuyết phục được lãnh đạo ngân hàng đổ vốn cho nó.
Câu chuyện trên không phải duy nhất trong hệ thống 80 ngân hàng ở Việt Nam. Ở một số ngân hàng thương mại (NHTM), bất kể là nhà nước hay tư nhân đã xuất hiện tình trạng cổ đông lớn của ngân hàng dùng ảnh hưởng của mình để rót vốn của chính ngân hàng mà họ là cổ đông cho những dự án đầu tư bên ngoài của chính họ.
Thật khó tiếp cận số liệu liên quan đến những trường hợp này ở khu vực tư nhân. Còn ở khu vực nhà nước, theo số liệu mà Sài Gòn Tiếp Thị có được, một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước vay vốn ngân hàng với tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng rất cao.
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam nợ 15,33%; tập đoàn Bưu chính viễn thông nợ tại một ngân hàng thương mại nhà nước 18,90%; tập đoàn Dầu khí nợ tại hai ngân hàng thương mại nhà nước với tỷ lệ lần lượt 71,97% và 22,49%; tập đoàn Điện lực nợ tại ba ngân hàng thương mại nhà nước với tỷ lệ lần lượt 22,77%, 22,49% và 71,97% vốn tự có của các ngân hàng này.
Các tỷ lệ nợ nêu trên đều vượt quá 15% vốn tự có mà tổ chức tín dụng hay NHTM được phép cho vay. Đây là số liệu tính đến giữa năm 2009.
Bản chất của những món cho vay trên, theo các chuyên gia kinh tế, là “tín dụng chỉ định” hoặc “đầu tư chéo”. Bất kể là hình thức nào, và tỷ lệ cho vay lên đến bao nhiêu, thì những khoản cho vay này đều tiềm ẩn rủi ro.
Thống đốc ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu là người nắm rõ tình hình này. Ông muốn ngăn ngừa việc các NHTM gặp rủi ro khi cho vay quá mức, kiểu như trên, với một khách hàng.
Theo dự thảo luật các tổ chức tín dụng đang được lấy ý kiến rộng rãi, tổng mức tín dụng cấp cho một khách hàng không được vượt quá 15% tổng vốn chủ sở hữu của NHTM.
Quy định về hạn mức cấp tín dụng thuộc điều 128 của dự thảo trên là một trong những thay đổi quan trọng nhất so với luật hiện hành.
Ông Giàu giải thích: “Quy định này phản ảnh thực tế là rủi ro của tổ chức tín dụng phụ thuộc vào rủi ro của đối tác liên quan, chứ không phụ thuộc vào nghiệp vụ tín dụng của chính ngân hàng đó”.
Bên cạnh đó, dự thảo trên cũng đề ra các quy định nhằm hạn chế các quan hệ tín dụng, hùn vốn, góp vốn chéo, góp vốn ngược, góp vốn vòng tròn (góp vốn, mua cổ phần lẫn nhau) giữa tổ chức tín dụng với các công ty có quan hệ về vốn, đặc biệt là các công ty nắm quyền kiểm soát ngân hàng.
Để tránh rủi ro cho các NHTM do sự can thiệp quá mức của các công ty nắm quyền kiểm soát, dự thảo còn đề ra các quy định buộc phải minh bạch hoá quan hệ giữa công ty kiểm soát với các NHTM, giữa NHTM với các công ty con của mình; quy định không cho phép NHTM và các công ty con, công ty liên kết của công ty kiểm soát được sở hữu chéo cổ phần.
Có vẻ như đề xuất nhằm lập lại an toàn cho hệ thống ngân hàng của thống đốc được Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội ủng hộ.
Chủ tịch Uỷ ban, ông Hà Văn Hiền đề nghị quy định tỷ lệ giới hạn cho vay của tổ chức tín dụng phi ngân hàng ở mức 15% vốn tự có đối với một khách hàng và 25% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan.
Ông Hiền giải thích: quy định giới hạn cấp tín dụng với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan là nhằm tránh tập trung vốn lớn vào một khách hàng, phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng, để đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, các ngân hàng nước ngoài có vẻ không đồng tình giới hạn này. Chủ tịch nhóm công tác ngân hàng thuộc Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam Tom Tobin nói: “Giới hạn này sẽ cản trở các chi nhánh nước ngoài của các ngân hàng nhỏ trong việc kinh doanh tại Việt Nam”.
Ông giải thích, tất cả các chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam hiện nay đều duy trì hạn mức cho vay đối với một khách hàng là 15% trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng mẹ.
Vì thế các chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ vi phạm điều này hoặc vi phạm hợp đồng cho vay đang có hiệu lực và sẽ phải kết thúc hợp đồng sớm hơn dự kiến, nếu điều 128 của dự luật được thông qua.
Ông Brett Krause của ngân hàng Citi Bank giải thích thêm, thông qua điều 128 có nghĩa là một công ty chỉ có thể vay được tối đa 4,5 triệu USD từ một ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam nếu ngân hàng đó có hai chi nhánh, và 2,25 triệu USD nếu chỉ có một chi nhánh. Ông nói: “Điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp Việt Nam sẽ ít có cơ hội tiếp cận nguồn vốn nước ngoài”.
Rõ ràng, mục tiêu đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng không thể thoả mãn yêu cầu của các nhóm lợi ích khác nhau trong cùng hệ thống.
Nhưng đây là bài toán phải giải quyết, trong bối cảnh “khoảng 25% các ngân hàng xếp hạng cuối trong tổng số 80 ngân hàng ở Việt Nam đều gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, hầu hết trong tình trạng thiếu vốn và khó có thể trụ vững” (báo cáo của nhóm công tác ngân hàng). Điều cốt yếu nhất là cần công khai hoá những ngân hàng cho vay vượt quá quy định.