>> Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng, tài chính gọi: 1900.6162

 

Luật sư tư vấn:

1. Quy định chung về hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng được quy định tại Điều 2, Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 43/QĐ-NH14 như sau:

- Hàng quý, ngân hàng nhà nước giao hạn mức tín dụng cho từng tổ chức tín dụng và quản lý kiểm soát quá trình thực hiện hạn mức tín dụng đối với tất cả các tổ chức tín dụng được giao.

- Hạn mức tín dụng được giao căn cứ tổng hạn mức tín dụng của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế, được thống đốc phê duyệt cho các tổ chức tín dụng được giao.

- Hạn mức tín dụng được giao căn cứ tổng hạn mức tín dụng của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế, được Thống đốc phê duyệt cho các tổ chức tín dụng theo các chỉ tiêu:

+ Hạn mức tín dụng của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng thông qua hình thức tái cấp vốn

+ Hạn mức tín dụng của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế

Chỉ tiêu hạn mức tín dụng đối với nền kinh tế giao cho tổ chức tín dụng là chỉ tiêu khống chế tối đa, tổ chức tín dụng không được phép vi phạm trong suốt quá trình thực hiện.

- Các tổ chức tín dụng được phép mua, bàn lẫn nhau về hạn mức tín dụng đối với nền kinh tế trong vi phạm chỉ tiêu được ngân hàng nhà nước giao.

- Hạn mức tín dụng của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế được quản lý chặt chẽ; nếu tổ chức tín dụng vi phạm, ngân hàng nhà nước sẽ tiến hành phạt trên số tiền cho vay vượt hạn mức được giao; số tiền phạt tính theo công thức:

F= (C-C*) (r + 0,3)t

F: Số tiền phạt do vượt hạn mức tín dụng

C*: Dư nợ tính theo hạn mức tín dụng được giao

C: Dư nợ thực tế của tổ chức tín dụng trong ngày

(r + 0,3): Lãi suất phạt

Trong đó:

- r: Là lãi suất tối đa đã cho vay khách hàng của tổ chức tín dụng (%/tháng)

- 0.3: Mức lãi suất phạt phụ thêm

- t: Thời gian vượt hạn mức (tính theo tháng)

 

2. Đặc điểm của hạn mức tín dụng:

- Thời hạn duy trì hạn mức cho vay được tính từ thời điểm hạn mức cho vay bắt đầu có hiệu lực, cho đến thời điểm hạn mức cho vay đó hết hiệu lực hoặc hạn mức cho vay khác thay thế.

- Ngân hàng, khách hàng căn cứ vào phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỉ lệ cho vay tối đa so với tài sản đảm bảo, khả năng nguồn vốn của ngân hàng để tính toán và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh.

- Trong phạm vi hạn mức tín dụng còn lại, khách hàng được rút tiền vay để mua hàng dự trữ hoặc tài trợ cho các chi phí kinh doanh khác.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng thường được áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn - trả nợ thường xuyên, có đặc điểm sản xuất - kinh doanh, luân chuyển vốn không phù hợp với phương thức cho vay từng lần, có uy tín với ngân hàng.

- Về cơ chế tác động, hạn mức tín dụng được sử dụng để khống chế dư nợ tín dụng, qua đó khống chế tổng lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế. Do vậy, cơ chế tác động của nó mang tính áp đặt ở dạng chỉ tiêu kế hoạch hàng năm không được vượt quá đối với hệ thống ngân hàng thương mại.

- Qua việc sử dụng công cụ hạn mức tín dụng, Ngân hàng Trung ương điều chỉnh khả năng tạo tiền đề của các ngân hàng thương mại phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, tránh tình trạng tổng khối lượng cung tiền tăng quá mức trong lưu thông. Lúc này, ngân hàng trung ương phải theo dõi hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, nếu ngân hàng thương mại cho vay vượt quá hạn mức tín dụng quy định sẽ bị xử phạt.

 

3. Giải thích khái niệm "dành hạn mức tín dụng cho khách hàng"

Căn cứ theo Điều 1 Quyết định số 43/QĐ-NH14 về mua bán hạn mức tín dụng giữa các tổ chức tín dụng quy định: "Hạn mức tín dụng là một công cụ để thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước, nhằm hạn chế mức dư nợ tín dụng tối đa đến với nền kinh tế của tổ chức tín dụng".

Tuy nhiên trên thực tế, hạn mức tín dụng là giới hạn mức cho vay tối đa trong hoạt động của tổ chức tín dụng; số dư nợ cho vay hay là số dư nợ tối đa vào một thời điểm nhất định, thường là ngày cuối quý, cuối năm được quy định trong kế hoạch tín dụng của ngân hàng.

Từ những phân tích trên có thể hiểu đơn giản hạn mức tín dụng chính là số tiền tối đa mà một tổ chức tín dụng có thể cho khách hàng vay vào một thời điểm nhất định. Đây cũng là đặc trưng của hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng.

Hiện nay, có rất nhiều người hay nhầm lẫn hạn mức tín dụng và hạn mức thẻ tín dụng. Tuy nhiên, đây là khái niệm hoàn toàn khác biệt. Hạn mức thẻ tín dụng là số tiền tối đa mà bạn có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng mà không bị phạt. Điều này có nghĩa là nếu bạn sử dụng vượt hạn mức sẽ có khả năng phải trả thêm phí. Hạn mức thẻ tín dụng được ngân hàng quy định dựa vào lịch sử tín dụng, thu nhập, tài sản bảo đảm hoặc uy tín của bạn ngay lúc xét duyệt. Ngoài ra, mỗi loại thẻ tín dụng sẽ có hạn mức khá nhau tùy vào mục đích của thẻ.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật Minh Khuê. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào về vấn đề này hoặc những vấn đề pháp lý khác xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của Công ty Luật Minh Khuê qua số điện thoại 1900.6162 để được hỗ trợ giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!