1. Hiểu thế nào là ngày nhận hàng và ý nghĩa của ngày nhận hàng

Ngày nhận hàng (receiving date) theo nghĩa thông thường được hiểu là ngày mà người mua sản phẩm hoặc dịch vụ đã đặt hàng và nhận được sản phẩm hoặc dịch vụ đó từ người bán. Đây là một ngày quan trọng trong quá trình mua bán hàng hóa, vì nó đánh dấu việc sản phẩm đã được giao đến tay người mua và có thể được sử dụng hoặc sử dụng dịch vụ đó. Ngoài ra, ngày nhận hàng cũng có thể là ngày để kiểm tra sản phẩm và đảm bảo rằng nó đúng với mô tả và có chất lượng tốt nhất.

Ngày nhận hàng đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển và quản lý hàng hóa. Dưới đây là một số ý nghĩa của ngày nhận hàng:

(1) Xác nhận và kiểm tra hàng hóa: Ngày nhận hàng là thời điểm quan trọng để xác nhận và kiểm tra hàng hóa được giao. Qua việc kiểm tra, có thể đảm bảo tính đúng đắn, chất lượng và toàn vẹn của hàng hóa. Điều này giúp xác định rằng hàng hóa đáp ứng được yêu cầu và mong đợi trước khi tiếp tục quá trình lưu kho và phân phối.

(2) Đối chiếu thông tin: Ngày nhận hàng cung cấp cơ hội để đối chiếu thông tin liên quan đến hàng hóa như số lượng, mã SKU, thông tin sản phẩm và thông tin khách hàng. Việc đối chiếu thông tin đảm bảo rằng dữ liệu liên quan đến hàng hóa được cập nhật chính xác và đầy đủ, từ đó giúp quá trình quản lý hàng hóa trở nên hiệu quả hơn.

(3) Xử lý bất thường và rủi ro: Ngày nhận hàng là cơ hội để phát hiện và xử lý bất thường, lỗi hay rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển và giao nhận hàng hóa. Nếu có bất kỳ sự không phù hợp, hư hỏng hoặc thiếu sót nào, ngày nhận hàng cho phép tiến hành các biện pháp khắc phục và giải quyết sự cố một cách nhanh chóng và hiệu quả.

 

2. Ngày nhận hàng trong lĩnh vực hàng hải

2.1. Khái niệm về ngày nhận hàng trong lĩnh vực hàng hải

Trong lĩnh vực hàng hải, đây cũng là một thuật ngữ rất phổ biến và được sự dụng nhiều. Ngày nhận hàng trong lĩnh vực hàng hải tức là thời gian ước tính đến khi tàu hoặc tàu thuyền sẽ đến cảng hoặc điểm đến cuối cùng để bốc hàng. Ngày nhận hàng thường được tính dựa trên vận tốc của tàu, khoảng cách cần đi và các điều kiện thời tiết và thủy văn đang diễn ra. Nó cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào những hiện tượng bất ngờ như thời tiết xấu, sự cố kỹ thuật, hoặc các vấn đề về địa hình.

 

2.2. Thời hạn bốc hàng trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến

Theo Bộ luật Hàng hải năm 2015, thời hạn bốc hàng được quy định như sau:

Thứ nhất, thời hạn bốc hàng sẽ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng mà các bên đã giao kết với nhau, thể hiện ý chí tự nguyện của các bên, tuy nhiên nếu không có thỏa thuận thì áp dụng tập quán địa phương.

Thứ hai, thời gian gián đoạn nếu do người thuê vận chuyển gây ra thì thời gian thay đổi nơi bốc hàng theo yêu cầu của người thuê vận chuyển được tính vào thời hạn bốc hàng. Ngược lại nếu thời gian gián đoạn do người vận chuyển gây ra vì các nguyên nhân bất khả kháng, điều kiện thời tiết làm ảnh hưởng đến việc bốc hàng đúng kỹ thuật hoặc có thể gây nguy hiểm cho việc bốc hàng thì sẽ không được tính vào thời hạn bốc hàng.

Thứ ba, người thuê vận chuyển có thể thỏa thuận với người vận chuyển về chế độ thưởng cho việc bốc hàng xong trước thời hạn hoặc phạt đối với việc bốc hàng quá thời hạn bốc hàng đã thỏa thuận.

Xem thêm: Thời hạn sang tên sổ đỏ sau khi công chứng hợp đồng là bao lâu?

 

2.3. Thời hạn dôi nhật trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến

Cũng theo pháp luật về hàng hải, thời gian dôi nhật là thời gian mà các bên tham gia ký kết hợp đồng vận chuyển với nhau thỏa thuận về thời gian cho phép kéo dài ngoài thời hạn bốc hàng quy định trong hợp đồng. Theo đó, thời gian dôi nhật quy định như sau:

Một là: Các bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận trong hợp đồng về thời gian cho phép kéo dài ngoài thời hạn bốc hàng quy định tại Điều 179 của Bộ luật này (sau đây gọi là thời hạn dôi nhật). Trường hợp trong hợp đồng không quy định cụ thể số ngày, giờ thì thời hạn dôi nhật được các bên liên quan xác định theo tập quán địa phương.

Hai là: Tiền thanh toán về thời hạn dôi nhật do các bên thỏa thuận trong hợp đồng; trường hợp không có thỏa thuận thì xác định theo tập quán địa phương. Trường hợp tập quán địa phương không có thì khoản tiền này được xác định trên cơ sở tổng chi phí thực tế để duy trì tàu biển và thuyền bộ trong thời hạn dôi nhật.

Ba là: Thời gian tàu biển phải lưu lại cảng nhận hàng sau thời hạn bốc hàng và thời hạn dôi nhật do người thuê vận chuyển gây ra gọi là thời gian lưu tàu. Người vận chuyển có quyền đòi bồi thường các thiệt hại phát sinh do lưu tàu.

 

2.4. Phân biệt vận đơn đã bốc hàng lên tàu và vận đơn nhận hàng để xếp

Vận đơn đã xếp hàng (shipped on board B/L) là loại vận đơn được cấp sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu. Trên B/L thường thể hiện: “Shipped On Board”; “On Board”; “Shipped”. Như vậy, loại vận đơn này có giá trị chứng cứ rất lớn - chứng tỏ hàng hóa đã được xếp lên tàu và người bán đã hoàn thành trách nhiệm giao hàng cho người mua theo hợp đồng mua bán, đặc biệt khi mua bán theo các điều kiện FOB, CIF, CFR.

Vận đơn nhận hàng để xếp (received for shipment bill of lading) thường được phát hành khi: Hàng hóa đã được giao cho người chuyên chở nhưng tàu chưa đến hoặc tàu đã đến nhưng chưa đủ điều kiện để xếp hàng; Việc bán hàng thông qua nhiều người trung gian: người gom hàng, người giao nhận; Giao hàng từ kho đến kho. Loại vận đơn này có thể bị ngân hàng từ chối thanh toán, trừ khi thư tín dụng L/C quy định cho phép. Khi hàng đã thực tế được xếp lên tàu, có thể đóng dấu hoặc ghi thêm chữ "đã xếp‟ đễ biến thành vận đơn đã xép hàng. Vận đơn nhận để xếp cũng có thể thanh toán được nếu hợp đồng mua bán và L/C quy định rõ vấn đề này.

 

3. Một số thuật ngữ liên quan

(1) Laydays or laytime (Số ngày bốc/dỡ hàng hay thời gian bốc/dỡ hàng): Đây là số ngày hoặc thời gian mà hợp đồng thuê tàu qui định cho người thuê tàu được sử dụng để bốc và dỡ hàng tại cảng khẩu có liên quan (Time allowed for loading and discharging). Tùy theo thỏa thuận giữa chủ tàu và người thuê, thời gian bốc và dỡ hàng có thể có hai cách quy định:

+/ Quy định chung chung, không dứt khoát. Thí dụ: Bốc/dỡ theo mức nhanh thường lệ của cảng (With customary quick despatch = CQD); Bốc/dỡ nhanh theo khả năng tàu tiếp nhận và giao hàng (As fast as the ship can receive and deliver). Cách quy định này không kèm theo quy định thưởng phạt bốc/dỡ nhanh, chậm.

+Quy định rõ, dứt khoát thời gian bốc dỡ bằng một số ngày hay mức bốc/dỡ bằng bao nhiêu tấn cho một ngày.

(2) Laydays/cancelling date (Ngày tàu đến cảng bốc hàng/ngày hủy hợp đồng): Chỉ tàu phải đến cảng để sẵn sàng nhận hàng đúng ngày quy định để nhận hàng (Laydays not to commence before…) và người thuê tàu phải có hàng sẵn sàng để giao vào lúc ấy. Nếu tàu đến sớm hơn thì người thuê tàu không chịu trách nhiệm về việc hàng hóa chưa sẵn sàng. Nếu vì bất cứ lý do nào mà tàu đến chậm hơn ngày hủy hợp đồng (Cancelling date) thì người thuê có quyền đơn phương hủy hợp đồng mà không chịu bất cứ trách nhiệm nào. Trong trường hợp thuê tàu, người ta thường tách việc tàu đến cảng bốc hàng và việc hủy hợp đồng thành hai điều khoản riêng biệt (Loading, discharging clause and cancelling clause) nhằm làm rõ hơn trách nhiệm của chủ tàu phải đưa tàu đến cảng nhận hàng đúng thời gian quy định và quyền của người thuê tàu hủy hợp đồng vận tải đã ký nếu tàu không đến cảng bốc đúng ngày quy định. Từ Laydays, ngoài cách hiểu như trên, còn có nghĩa là: những ngày được dành cho bốc/dỡ hàng hay thời gian bốc/dỡ hàng (laytime) như dưới đây.

Trên đây là toàn bộ nội dung về chủ đề Ngày nhận hàng (receiving date) là gì? mà Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách hàng. Ngoài ra, quý khách có thể tham khảo thêm về bài viết Hình thức, nội dung, chức năng của vận đơn đường biển là gì? của Luật Minh Khuê. Còn bất cứ vướng mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ hotline: 19006162 hoặc email: lienhe@luatminhkhue.vn để được hỗ trợ. Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác với quý khách. Trân trọng./.