1. Thuộc tính của Nghị định 47/2023/NĐ-CP 

Ngày 03/07/2023 Chính phủ đã ban hành Nghị định 47/2023/NĐ-CP do Phó thủ tướng Trần Lưu Quang ký và chính thức có hiệu lực vào ngày 01/09/2023, Nghị định mang số hiệu 47/2023/NĐ-CP 

Nghị định gồm 3 Điều cơ bản : Điều 1 quy định sử đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số ngày 16/05/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu giá tài sản; Điều 2 quy định về các quy định chuyển tiếp còn Điều 3 là Điều khoản thi hành

Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 47/2023/NĐ-CP đó là sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật Đấu giá tài sản ( Nghị định 62/2017/NĐ-CP), nổi bật nhất đó là sửa đổi quy định về trình tự tổ chức đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến (trước đây còn gọi là trình tự thực hiện cuộc đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến.

 

2. Nội dung của Nghị định 47/2023/NĐ-CP

2.1. Tải Nghị định 47/2023/NĐ-CP

>> Tải nội dung Nghị định 47/2023/NĐ-CP tại đây:

 

2.2. Nghị định 47/2023/NĐ-CP thay thế cho Nghị định nào?

Như đã trình bày ở trên, Nghị định 47/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 62/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu giá tài sản. Theo đó, căn cứ vào các Luật như Luật Tổ chức chính phủ 2015; Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2019; Luật Đấu giá tài sản năm 2019 và theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp thì ngày 03/07/2023 Chính phủ đã ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 62/2017/NĐ-CP (hướng dẫn một số điều của Luật đấu giá tài sản) cụ thể là sửa đổi, bổ sung Điều 9, Điều 10, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16 (bổ sung Điều 16a, 16b) của Nghị định 62/2017/NĐ-CP nổi bật nhất là sửa đổi bổ sung nhiều quy định về hình thức đấu giá trực tuyến

 

2.3. Điểm mới của Nghị định 47/2023/NĐ-CP

Nghị định 47/2023/NĐ-CP có một vài điểm mới như sau:

- Thay thế quy định tổ chức cuộc đấu giá thành quy định tổ chức đấu giá bằng hình thức trực tuyến. Theo đó, để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng thì Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ sẽ thuê, sử dụng trang thông tin đấu giá trực tuyến (gồm trang thông tin đấu giá quốc gia và trang thông tin đấu giá của tổ chức mà nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và trang thông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản. 

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính, bộ, ngành liên quan quy định chi phí sử dụng trang thông tin đấu giá trực tuyến quốc gia thuộc Cổng thông tin đấu giá tài sản quốc gia;

- Quy định chi tiết hơn về trình tự thực hiện đối với ngày tham gia đấu giá, theo đó: người tham gia đấu giá trực tuyến hoặc tho dõi trực tiếp tại Quy chế của cuộc đấu giá; sau đó đăng ký tham gia đấu giá bằng việc sử dụng tài khoản truy cập đã được cấp thông qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký để được hướng dẫn cách thức nộp hồ sơ tham gia đấu giá trực tuyến và nộp tiền đặt trước thông qua những hình thức thanh toán trực tuyến. Ngoài ra, người tham gia đấu giá cần phải đặt tiền trước hợp lệ thì mới được sử dụng tài khoản truy cập, trường hợp đủ điều kiện nhưng không truy cập vào tài khoản đã cấp được coi là không tham gia trừ trường hợp chứng minh được sự kiện bất khả kháng. Nghị định còn quy định thêm về thời gian trả giá, theo đó thời gian mà tổ chức đấu giá và người có tài sản thoả thuận với nhau tối thiểu là 15 phút, người có mức trả giá cao nhất là người được ghi nhất qua hệ thống mạng đấu giá;

- Sửa đổi điều kiện thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến thành Yêu cầu đối với Trang thông tin đấu giá trực tuyến như: công khai, minh bạch, không hạn chế truy cập, tiếp cận thông tin; thời gian chuẩn trong đấu giá trực tuyến là thời gian thực trên trang thông tin đấu giá trực tuyến; hoạt động liên tục và ổn định bên cạnh đó phải đạt được 3 cấp độ theo quy định pháp luật về đảm bảo an toàn hệ thống thôn tin theo cấp độ tương đương với cấp độ để bảo đảm an toàn hệ thông thông tin; cá nhân, tổ chức chỉ được đăng ký duy nhất một tài khoản tham gia đấu giá và trả giá. Ngoài ra còn nhiều yêu cầu khác trong việc thực hiện các chức năng, nghiệp vụ 

- Điểm mới trong việc quy định về thẩm định điều kiện đối với trang thông tin đấu giá trực tuyến. Theo đó, thay vì giám đốc Sở Tư pháp quyết định thành lập Hội đồng thẩm định điều kiện thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến thì Nghị định mới năm 2023 quy định Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập. Điều kiện của hội đồng thẩm định có hai điều kiện cơ bản đó là đáp ứng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất và đội ngũ nhân sự vận hành Trang thông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản và các yêu cầu khác như đối với yêu cầu của Trang thông tin đấu giá trực tuyến tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 47/2023.

- Nghị định mới quy định thêm về việc quản lý, vận hành trang trông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vôn điều lệ diễn ra đột xuất hoặc trong định kỳ hàng năm. Trong quá trình kiểm tra, vận hành trang thôn tin đấu giá trực tuyến nếu không đáp ứng được điều kiện đối với những yêu cầu của trang thông tin đấu giá trực tuyến thì xem xét dừng việc thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến đối với Trang thông tin đấu giá trực tuyến do Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt

- Nghị định năm 2023 quy định rõ ràng về trách nhiệm của Bộ Tư pháo và trước nhiệm của Tổ chức đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng. Theo đó:

+ Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì xây dựng và ban hành Đề án xây dựng Cổng thông tin đấu giá tài sản quốc gia; quản lý, vận hành và hướng dẫn sử dụng Trang thông tin đấu giá trực tuyến quốc gia thuộc Công thông tin đấu giá quốc gia, bảo trì, bảo dưỡng...; cung cấp các dịch vụ hướng dẫn người có tài sản, tổ chức đấu giá tài sản; bảo mật thôn tin trong quá trình vận hành Trang thông tin đấu giá trực tuyến quốc gia khi đấu giá trực tuyến; lưu trữ thông tin phục vụ công tác tra cứu, giám sát, theo dõi kiểm tra, kiểm toán, thanh tra; thông báo công khai điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin của người sử dụng khi tham gia Trang thông tin đấu giá trực tuyến quốc gia hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác về đấu giá tài sản;

+ Tổ chức đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng như xây dựng, quản lý, vận hành Trang thông tin đấu giá trực tuyến của mình, chịu trách nhiệm về kết quả đấu giá trực tuyến do mình thực hiện; trách nhiệm tiếp theo là cần bảo mật những thông tin liên quan đến tài khoản truy cập và thông tin của người tham gia đấu giá; nếu xảy ra thiệt hại do lỗi thì cần phải bồi thường; hướng dẫn, công bố và ban hành cách thức đăng ký tài khoản, sử dụng tài khoản hay cách thức trả giá, phương thức đấu giá, thời điểm bắt đầu cũng như thời điểm kết thúc đấu giá và cuối cùng là có trách nhiệm bảo dưỡng, bảo trì và nâng cấp hệ thống đấu giá trực tuyến bảo đảm đáp ứng những yêu cầu đối với Trang thông tin điện tử.

- Ngoài ra, Nghị định còn bổ sung thêm trách nhiệm của tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng khi sử dụng Trang thông tin đấu giá trực tuyến 

 

2.4. Những nội dung liên quan đến Nghị định 47/2023/NĐ-CP

Có 3 văn bản liên quan cùng nội dung với Nghị định 47/2023/NĐ-CP như sau:

- Công văn 1566/BTP-BTTP năm 2020  mang số hiệu 1566/BTP-BTTPvề thi hành Luật đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp ban hành và có hiệu lực vào ngày 29/04/2020 đến nay vẫn còn hiệu lực;

- Công văn 3088/TCT-KK năm 2018 về hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Đấu giá tài sản Tổng cục Thuế ban hành mang số hiệu 3088/TCT-KK ban hành và có hiệu lực vào ngày 10/08/2018 đến nay vẫn còn hiệu lực;

- Công văn 1067/BTP-BTTP năm 2018 về thi hành Luật Đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp ban hành mang số hiệu là 1067/BTP-BTTP được ban hành và có hiệu lực vào ngày 03/04/2018 đến nay vẫn còn hiệu lực.

Trên đây là những vấn đề mà Luật Minh Khuê đưa ra để cho khách hàng cái nhìn toàn diện về Nghị định 47/2023/NĐ-CP. Nếu cần hỗ trợ, hãy liên hệ qua tổng đài 1900.6162 để được hỗ trợ