Mục lục bài viết
>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến (24/7) gọi số: 1900.6162
Luật sư tư vấn
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi vào chuyên mục của chúng tôi, câu hỏi của bạn được trả lời như sau:
1. Người mất năng lực hành vi dân sự là gì?
Người trên 18 tuổi thuộc nhóm người bị mất năng lực hành vi dân sự khi thỏa mãn được các điều kiện sau:
- Cá nhân này mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác dẫn đến không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của bản thân;
- Người có quyền và nghĩa vụ liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan yêu cầu tuyên bố cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự. Người có quyền và nghĩa vụ liên quan như vợ hoặc chồng, con hoặc chủ nợ, con nợ của người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi hoặc gây thiệt hại hoặc người định thiệt hại do hành vi của người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác;
- Có kết luận giám định pháp y tâm thần về khả năng nhận thức, làm chủ hành vi; chỉ có cơ quan y tế có thẩm quyền mới được phép kết luận giám định pháp y tâm thần;
- Toà Án ra quyết định tuyên bố cá nhân là người mất năng lực hành vi dân sự.
Người mất năng lực hành vi dân sự sẽ tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thông thường qua người đại diện theo pháp luật. Người đại diện theo pháp luật của người mất năng lực hành vi dân sự là người giám hộ của người này và được giám hộ theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự. Năng lực hành vi dân sự là tiền đề, nó cứ khách quan của chủ thể thì năng lực hành vi là khả năng bằng chính hành động của chủ thể để tạo ra các quyền và thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ. Ngoài ra, năng lực hành vi dân sự còn bao hàm cả năng lực chịu trách nhiệm khi có sự vi phạm nghĩa vụ. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan và tổ chức hữu quan, tòa ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
2. Quy định của pháp luật thì người mất năng lực hành vi dân sự
Căn cứ quy định của Điều 23 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy luật người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi. Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần; Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ xác định quyền và nghĩa vụ của người giám hộ. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi. Do đó, một người bị coi là có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi khi người thanh niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không có đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền và lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần; tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền và nghĩa vụ của người giám hộ.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà Án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Và giao dịch của người mất năng lực hành vi dân sự sẽ được quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật này, thì giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự giấy phải do người đại diện theo pháp luật xác lập và thực hiện. Người đại diện theo pháp luật của cá nhân sẽ được quy định bao gồm: Cha, mẹ đối với con chưa thành niên; Người giám hộ đối với người được giám hộ, người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được tòa án chỉ định. Theo đó, giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự sẽ được xác định cụ thể như sau:
- Trong trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
- Nếu không có người giám hộ được lựa chọn thì phải xác định: Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ, nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ sẽ là người giám hộ; Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ, nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ; Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chưa có chồng, hay chưa có con, hoặc có vợ, có chồng, có con mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ sẽ là người giám hộ.
Người do tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện trong hai trường hợp trên và người do tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Quy định của pháp luật về các giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự do người đại diện xác lập thực hiện như:
- Việc xác lập và thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người mất năng lực hành vi dân sự phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của Tòa án;
- Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ;
Việc mua bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ theo quy định của pháp luật. Khi giao dịch dân sự do người mất năng lực hành vi dân sự xác lập và thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Toà Án tuyên bố giao dịch vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý trừ trường hợp có quy định khác. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự không bị vô hiệu khi: Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hằng ngày của người đó; Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người mất năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ; Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã khôi phục năng lực hành vi dân sự.
Trong trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó sẽ được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản mà không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ có thể chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Người bắc năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra. Trường học, bệnh viện, pháp nhân khác không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong việc quản lý. Trong trường hợp này thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự sẽ phải bồi thường. Có thể thấy, một người chị bị coi là mất năng lực hành vi dân sự nếu được tòa án tuyên bố, và người này sẽ không được tham gia hầu hết các giao dịch dân sự, chưa các giao dịch phục vụ cho nhu cầu thiết yếu hằng ngày hoặc trong trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Người bị động kinh có phải là người mất năng lực hành vi dân sự không?
Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật dân sự năm 2015 thì mất năng lực hành vi dân sự là khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Khi không còn căn cứ tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan; tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
Do đó, trong trường hợp của bạn thì nếu có căn cứ cho rằng người này bị tâm thần phân liệt mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì yêu cầu của cơ quan có liên quan, Toà Án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định của pháp y tâm thần. Như vậy, trường hợp mà người bị bệnh động kinh là người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật và theo quyết định của tòa án.
Cùng với đó, tại Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hành vi cấm theo quy định của pháp luật: Cấm kết hôn giả tạo, Ly hôn giả tạo; Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; Cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; Yêu sách của cải trong kết hôn; Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn; càn trở ly hôn; Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính; Bạo lực gia đình; Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi. Cùng với đó, tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về điều kiện kết hôn; Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: Nam từ đủ 20 tuổi trở, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; Không bị mất năng lực hành vi dân sự; Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật. Và nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Như vậy, trong trường hợp người bị động kinh mà bị Tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì theo quy định sẽ không thể kết hôn.
Trên đây là nội dung tư vấn mà công ty Luật Minh Khuê muốn gửi tới quý khách hàng. Nếu quý khách còn bất kỳ vướng mắc hay có câu hỏi pháp lý khác thì vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tiếp qua số hotline: 1900.6162 để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc kịp thời. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý khách hàng!