1. Người bị tâm thần đánh người thì có bị xử phạt không?

Thưa luật sư, Hàng xóm bên cạnh nhà tôi có 1 người tâm thần, người này thường xuyên chửi bới mọi người và còn nhiều lần đánh mẹ, gây mất trật tự an toàn khu vực. Cha của người tâm thần lại còn bảo vệ con. Và theo tôi biết ông ta còn đang lợi dụng con mình để gây ảnh hưởng với gia đình con riêng về chuyện tranh giành tài sản.
Vậy, người này và con bị tâm thần của mình thường xuyên chửi bới mọi người rồi còn nói sẽ giết hết ai đụng đến họ thì trường hợp này sẽ bị xử lý như thế nào? Người con có hành vi đánh người thì có bị bắt giữ hay không?
Cảm ơn Luật sư!

Trả lời:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì người con ( anh A ) có dấu hiệu của bệnh tâm thần. Tuy nhiên tình trạng sức khỏe này của bệnh nhân là do có hồ sơ bệnh án xác nhận hay chỉ do mọi người trong xóm nghĩ và biết với nhau vậy thôi. Theo quy định tại điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 về mất năng lực hành vi dân sự thì:

1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Như vậy, nếu cá nhân anh A bị bệnh tâm thần khiến cho người đó không thể nhận thức, làm chủ hành vi thì bố mẹ của anh A có thể thực hiện giám định sức khỏe cho A sau đó làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố A bị mất năng lực hành vi dân sự.

Tất cả các giao dịch dân sự do A thực hiện kể từ khi có Quyết định của Tòa án đều sẽ do bố mẹ của A- người đại diện theo pháp luật của A chịu trách nhiệm. Vì vậy, nếu A có hành vi đánh người khác thì A cũng sẽ không bị bắt giữ hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ theo Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự như sau:

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Đối với hành vi chửi bới hàng xóm do A và bố A thực hiện thì bố A sẽ phải chịu trách nhiệm cả cho mình cũng như cho con ( vì bố A là người đại diện theo pháp luật của A), trường hợp này pháp luật quy định sẽ xử phạt hành chính trước, mức phạt được xác định là từ 100.000 đồng- 300.000 đồng căn cứ theo khoản 1 điều Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

.....b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;......

 

2. Không đánh người nhưng bị khởi kiện thì phải làm thế nào?

Chào Luật sư, vào hai tháng trước gia đình tôi có xây dựng lại căn nhà bếp và mở rộng diện tích rộng ra hơn so với trước. Chủ nhân của miếng đất cạnh nhà tôi (gia đình bà A) cho rằng chúng tôi lấn chiếm sang đất họ nên bà A đã đến nhà tôi chửi bới. Lúc đó có mặt bố tôi ở đó và có anh trai đang xây dựng ở bên trong nhà bếp.
Bố tôi thấy bà A chửi nhiều quá có cầm cây gậy lên để đuổi về, bà A sợ không để ý nên lùi về sau thì vấp phải cây và ngã xuống đống gạch đằng sau gây chấn thương phần mềm. Bà A nói với mọi nguười rằng là do bố tôi đánh. Nhà tôi đã yêu cầu là đưa xuống bệnh viện khám tổng thể, nếu có bị làm sao thì gia đình tôi chịu mọi chi phí nhưng gia đình bà A nói là về suy nghĩ , nếu đi sẽ gọi cho chúng tôi. Sau mấy ngày hôm đấy vẫn không thấy gọi lại rồi bỗng một tháng sau thì thấy xã gọi nhà tôi xuống vì gia đình bà A đã nộp đơn kiện bố tôi đánh bà A và bắt nhà tôi đền bù. Mặc dù bố tôi đã nói là không đánh và bà A tự ngã, theo Luật sư gia đình tôi phải làm như thế nào ?
Mong Luật sư tư vấn giúp ! Tôi xin chân thành cảm ơn !

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự về thủ tục khởi kiện, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Trong trường hợp này bạn và gia đình có thể yên tâm bởi theo quy định pháp luật hiện hành bắt buộc bà A và cơ quan có thẩm quyền nhà nước phải chứng minh được bố bạn có hành vi, vi phạm pháp luật thì mới có thể xử lý, truy cứu trách nhiệm với bố bạn được. Cụ thể:

Điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:

"Điều 15. Xác định sự thật của vụ án

Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội."

Điều 6 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định như sau:

'Điều 6. Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự

1. Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.

2. Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định."

Trong trường hợp này bạn và gia đình nên yêu cầu, thuyết phục bố bạn phối hợp với cơ quan nhà nước để nhanh chóng giải quyết vụ việc.

 

3. Xử lý về hành vi đánh người chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự?

Thưa luật sư, nhà tôi nuôi chó nhưng khi thả cho chó ra ngoài thì xích chó và dọn dẹp sạch sẽ đàng hoàng, còn bên hàng xóm cũng nuôi nhưng thả rông không xích mõm hay gì cả, để chó đi bậy cả khu phố. Vào sáng sớm hôm nay khi mẹ tôi đưa chó ra ngoài thì bên hàng xóm ra chửi đổng.
Ba tôi, đã ngoài 60, ra nói chuyện đàng hoàng nhưng bị hắn xô ngã trầy cả 2 khủy tay và 2 đầu gối, đầu còn bị đập xuống đất sưng đỏ. Tuy nhiên khi đến bệnh viện khám thì tỉ lệ thương tật chưa tới 11% để truy tố trách nhiệm hình sự. Nhưng việc đánh một người già ngoài 60t thì tôi có thể thưa kiện hay tố cáo gì được không ạ?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, hành vi gây rối trật tự công cộng sau đây có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng:
" a) Có cử chỉ, lời mói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm dnah dự, nhân phẩm của người khác;
c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng."

Ngoài ra, tại Điểm e Khoản 3 Điều 5 cũng quy định: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi:

" Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác".

Như vậy trong trường hợp này, theo thông tin bạn cung cấp, người hàng xóm đã có hành vi thả rông chó trong khu phố, nên có thể bị xử phạt theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 5.

Đối với hành vi chửi bới, xô đẩy ba bạn gây thương tích ở tay, đầu gối và đầu nhưng tỷ lệ tổn thương dưới 11% và không thuộc trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự, thì người hàng xóm đó sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm a Khoản 1 và Điểm e khoản 3 Điều 5theo mức phạt tương ứng.

 

4. Hành vi đánh người bị pháp luật xử lý thế nào?

Chào luật sư, em và một đồng nghiệp nữa cùng không ưa thái độ của một đồng nghiệp khác trong công ty (gọi là chị A). Em và đồng nghiệp kia hay nói về chị A qua tin nhắn facebook, nhưng chỉ để giải toả với nhau, chứ không có ý đồ bôi nhọ danh dự hay nói xấu chị A với những người khác.
Khi chị A mượn máy tính của đồng nghiệp kia dùng, chị ấy đã vào facebook của người đó và đọc tin nhắn của bọn em. Chị A cho rằng bọn em đã nói xấu sau lưng và đợi khi em vào nhà vệ sinh, chị A đã dẫn thêm 2 người nữa vào dằn mặt và đánh em ( chị ta tát em trước, sau đó em tự vệ phản kháng thì chị ta túm áo túm tóc em). Chị A còn bảo sẽ chụp ảnh tin nhắn cho mọi người biết và doạ đánh em ngoài đường nếu em mách. Sau đó chị ấy bêu riếu em và bạn kia với tất cả mọi người.
Em xin hỏi luật sư hành vi của chị A có vi phạm pháp luật không và em nên giải quyết thế nào ạ ?
Em cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự về quyền riêng tư, gọi: 1900.6162
 

Trả lời:

Theo quy định của Điều 33 và Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, thân thể; Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo vệ. Bất kỳ ai xâm phạm trái phép những quyền này của bạn đều được coi là vi phạm và đều bị xử lý theo quy định.

Do đó, việc chị A có hành vi đọc tin nhắn facebook của người khác khi chưa được người đó cho phép là hoàn toàn trái quy định pháp luật. Đối với hành vi này của chị A nếu như đã gây ra thiệt hại cho mình bạn nên xem xét yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc chị A bồi thường do danh dự, nhân phẩm bị xâm hại theo quy định của Điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Đối với hành vi chị A dẫn người vào "dằn mặt, đánh bạn" bạn cũng hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Đồng thời tiến hành bồi thường cho bạn theo quy định của Điều 590 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Tại thời điểm này bạn nên xem xét thỏa thuận với chị A trước. Nếu như chị A không nhận ra hành vi sai trái của mình bạn có thể xem xét làm đơn tới: Ủy bạn nhân dân hoặc cơ quan công an cấp quận/huyện yêu cầu xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với chị A; cơ quan Tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại.

 

5. Cam kết không gây rối và đánh người có được pháp luật công nhận không?

Cho em hỏi khi hai bên gia đình có mâu thuẫn, một bên yêu cầu bên kia phải ký cam kết không được đến nhà gây rối và đánh người (và kể cả khi ở bên ngoài đường) thì có được hay không ạ? Công an xã nói không có điều luật nào quy định được phép cam kết như vậy liệu có đúng hay không ạ?
Luật sư có thể trả lời giúp em để có thể ký được cam kết này thì phải dựa vào điều luật nào không ạ. Em xin cám ơn ạ!
Tên khách hàng: NTH

>> Luật sư tư vấn dân sự trực tuyến, gọi:1900.6162

Trả lời:

Trên thực tế, không có văn bản pháp luật quy định về vấn đề này. Tuy nhiên, theo tinh thần chung của pháp luật: các giao dịch, cam kết giữa các chủ thể chỉ được pháp luật tôn trọng và thừa nhận khi đáp ứng các yêu cầu sau:

Thứ nhất, không trái quy định pháp luật, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục.

Thứ hai, không gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của bên thứ ba nếu không có sự đồng ý của họ

Thứ ba, mọi cam kết phải dựa trên ý chí tự nguyện của các bên.

Trong trường hợp của bạn, một bên yêu cầu bên kia phải ký cam kết không được đến nhà gây rối và đánh người (và kể cả khi ở bên ngoài đường) có thể xem là một đề nghị của họ với bên còn lại. Nếu bên còn lại đồng ý thì có thể xem là một cam kết giữa các bên và có giá trị ràng buộc với các bên. Tuy nhiên, nếu bên còn lại không đồng ý thì bên đề nghị không có quyền yêu cầu họ bắt buộc phải ký cam kết. Việc ký cam kết giữa các bên hoàn toàn phải dựa trên sự tự nguyện của các bên.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng ./.