Mục lục bài viết
1. Năng lực hành vi dân sự là gì?
Căn cứ Điều 19 Bộ luật dân sự 2015 quy định năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự .
Theo đó có thể thấy năng lực hành vi dân sự là khả năng của một cá nhân được nhận và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự. Nó đề cập đến khả năng tự chủ và có trách nhiệm pháp lý của một người trong việc thực hiện các hành vi pháp lý như ký kết hợp đồng, thực hiện cam kết, đòi hỏi quyền lợi hoặc chịu trách nhiệm về các hành vi vi phạm pháp luật. Năng lực dân sự của một người bao gồm khả năng hiểu và nhận thức được hành vi của mình, khả năng tự quyết định và đưa ra các quyết định pháp lý cũng như khả năng chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước pháp luật. Tuy nhiên có những trường hợp không có khả năng tự quyết định và đưa ra quyết định hoặc khó khăn khi đưa ra quyết định. Pháp luật quy định cụ thể về các trường hợp đó là mất năng lực hành vi dân sự, trường hợp hai là người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi, thứ ba là hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Cụ thể theo khoản 1 Điều 22 Bộ luật dân sự 2015 khi một người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức làm chủ được hành vi theo yêu cầu của người có quyền lợi ích liên quan hoặc của cơ quan tổ chức tòa án sẽ đã quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Đối với người có khó khăn trong nhận thức tại khoản 1 Điều 23 Bộ luật dân sự 2015 quy định người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này người có quyền lợi liên quan hoặc của cơ quan tổ chức trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền nghĩa vụ của người giám hộ.
Trường hợp hạn chế năng lực hành vi dân sự được quy định tại khoản 1 Điều 24 Bộ luật dân sự 2015 người nghiện ma túy , nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền lợi ích liên quan hoặc ở cơ quan, tổ chức, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Theo đó để xác định việc mất năng lực hành vi dân sự hay có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi là xuất phát từ khả năng nhận thức làm chủ hành vi của một người và phải được tòa án ra quyết định công nhận trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
2. Người khuyết tật có phải người hạn chế năng lực hành vi không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật người khuyết tật 2010 người khuyết tật là người bị khiếm khuyết 1 hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động sinh hoạt học tập khó khăn.
Có thể hiểu người khuyết tật là những người bị hạn chế khả năng làm việc và tham gia hoạt động xã hội do mất đi hoặc hạn chế khả năng về cơ học thính giác, thị giác.
Theo như những phân tích ở phần 1 đó là về người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo luật quy định là những người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến việc phá thai sản của gia đình thì được tòa án ra quyết định tuyên bố người này bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Do đó người khuyết tật không phải là một trong những căn cứ để xác định người này có bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không. Nếu người khuyết tật không phải là người nghiện ma túy hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn đến việc phá hoại tài sản của gia đình thì người khuyết tật không phải là người hạn chế năng lực hành vi dân sự mà vẫn được thực hiện các giao dịch dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên trong trường hợp người khuyết tật là người nghiện ma túy hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn tới việc phá hoại tài sản của gia đình mà bị tòa án tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì sẽ thuộc trường hợp người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
3. Những quyền lợi của người khuyết tật được hưởng trong các cơ sở trợ giúp xã hội
Pháp luật Việt Nam công nhân quyền và lợi ích của người khuyết tật và cam kết bảo vệ chăm sóc giáo dục đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi cho họ tham gia vào cuộc sống xã hội. Người khuyết tật có quyền được công nhận, bình đẳng và không bị phân biệt đối xử trong các lĩnh vực như giáo dục, việc làm, y tế, văn hóa thông tin, giao thông, vật liệu xây dựng và các lĩnh vực khác. Đồng thời pháp luật có quy định việc cung cấp các chế độ chính sách hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi của khuyết tật bao gồm việc đảm bảo quyền tiếp cận thông tin, giáo dục, công việc, đi làm và tiếp cận dịch vụ công cộng. Người khuyết tật cũng có quyền được tham gia vào việc ra quyết định với các chính sách và chương trình liên quan đến bản thân mình.
Cụ thể tại Điều 25, 26 Nghị định 20/2021/NĐ-CP người khuyết tật được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội được hỗ trợ
- Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất là một triệu tám trăm nghìn đồng đối với trẻ em dưới 4 tuổi và một triệu bốn trăm bốn mươi nghìn đồng đối với các đối tượng từ đủ 4 tuổi trở lên
- Cấp thẻ bảo hiểm y tế
- Hỗ trợ chi phí mai táng với mức tối thiểu bằng 18 triệu đồng
- Cấp vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày như chăn, màn, chiếu, áo mùa hè, quần áo mùa đông, quần áo lót, khăn mặt, giày dép và bàn chải đánh răng, thuốc chữa bệnh, vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng là nữ trong độ tuổi sinh đẻ, sách vở, đồ dùng học tập đối với đối tượng đang đi học
- Hỗ trợ giáo dục đào tạo việc làm, việc chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở xã hội được hưởng chính sách hỗ trợ học mầm non, giáo dục phổ thông, học nghề, trung học, chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất theo quy định của pháp luật
- Từ đủ 16 tuổi trở lên đang học các cấp trung học phổ thông học nghề trung học chuyên nghiệp cao đẳng đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học nhưng không quá 22 tuổi
- Trẻ em từ 13 tuổi trở lên được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, không còn học phổ thông thì được giới thiệu học nghề 4
- Từ 16 tuổi trở lên không tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học, chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học được đưa trở về nơi trước khi vào cơ sở trợ giúp xã hội. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ở trước đây của đối tượng có trách nhiệm tiếp nhận tạo điều kiện để có việc làm ổn định cuộc sống
- Từ 16 tuổi trở lên không tiếp tục học phổ thông , trung học, chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì cơ sở giáo dục xã hội và địa phương xem xét hỗ trợ để có nơi ở, tạo việc làm và cơ sở trợ giúp xã hội để tiếp tục giải quyết trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng cho đến khi tự lập được cuộc sống nhưng không quá 24 tháng.
Để tìm hiểu thêm về vấn đề trên quý khách hàng có thể tham khảo bài viết Năng lực hành vi dân sự là gì? mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự của luật Minh Khuê
Trên đây là giải đáp của Luật Minh Khuê về câu hỏi người khuyết tật có phải người hạn chế năng lực hành vi không. Mong rằng bài viết trên là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn. Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ tổng đài 19006162 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp hoặc gửi yêu cầu về địa chỉ email: lienheluatminhkhue.vn. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi.