1. Trễ hạn thông báo tìm việc có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động cần thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định của pháp luật. Theo Điều 52 và Điều 53 của Luật Việc làm 2013, người đang nhận trợ cấp thất nghiệp phải thông báo về tình hình tìm kiếm việc làm, nếu không có thể bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Khi bị tạm dừng hưởng trợ cấp này, nếu còn thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động mà tiếp tục thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm thì sẽ được chi trả trợ cấp thất nghiệp (căn cứ khoản 1 Điều 20 Nghị định 28/2015/NĐ-CP).
Tuy nhiên, nếu thời hạn thông báo tìm kiếm việc làm thuộc một trong các trường hợp tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động sẽ không cần trực tiếp thông báo tại trung tâm dịch vụ việc làm, đó là:
- Ốm đau nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
- Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
- Bị hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
- Cha, mẹ, vợ/chồng, con của người lao động chết; người lao động hoặc con của người lao động kết hôn có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Lưu ý: Trong các trường hợp này, người lao động cần thực hiện những nghĩa vụ sau:
- Gửi thư bảo đảm hoặc ủy quyền nộp bản chính hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ chứng minh các lý do trên đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của thời hạn thông báo.
Như vậy, nếu bị ốm đau, tai nạn, hỏa hoạn, lũ lụt… thuộc các trường hợp trên mà đã gửi thư bảo đảm hoặc giấy tờ chứng minh theo đúng thời hạn, thì dù trễ hẹn thông báo tìm kiếm việc làm, người lao động vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2. Người lao động chậm khai báo tình trạng việc làm có ảnh hưởng gì không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 52 Luật việc làm 2013 quy định về thông báo về việc tìm kiếm việc làm như sau:
- Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm, trừ các trường hợp sau đây:
+ Người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
+ Trường hợp bất khả kháng.
- Đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì người lao động có trách nhiệm thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.”
Căn cứ khoản 1 Điều 53 Luật việc làm 2013 quy định về tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi không thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định.Người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu vẫn còn thời gian được hưởng theo quyết định thì tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định.”
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 19 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định về tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động không đến thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp anh trai bạn không lên đúng lịch hẹn thông báo hàng tháng và không có lý do chính đáng nên sẽ bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Khi bị tạm dừng hưởng trợ cấp này, nếu còn thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động mà tiếp tục thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm thì sẽ được chi trả trợ cấp thất nghiệp (căn cứ khoản 1 Điều 20 Nghị định 28/2015/NĐ-CP).
Tuy nhiên, nếu thời hạn thông báo tìm kiếm việc làm thuộc một trong các trường hợp tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động sẽ không cần trực tiếp thông báo tại trung tâm dịch vụ việc làm.
Như vậy, nếu bị ốm đau, tai nạn, hỏa hoạn, lũ lụt… thuộc các trường hợp trên mà đã gửi thư bảo đảm hoặc giấy tờ chứng minh theo đúng thời hạn, thì dù trễ hẹn thông báo tìm kiếm việc làm, người lao động vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
3. Thực trạng pháp luật vể bảo hiểm thất nghiệp
Thứ nhất, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp hiện vẫn có những hạn chế. Theo Khoản 1 Điều 43 của Luật Việc làm 2013, các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn từ 03 tháng đến dưới 12 tháng. Tuy nhiên, từ báo cáo của Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), có dấu hiệu cho thấy số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp đang tăng dần qua các năm, đặc biệt là từ khi Luật Việc làm có hiệu lực vào năm 2015. Trong số các đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, có cán bộ, công chức, nhân viên lực lượng vũ trang và người kí kết hợp đồng lao động dưới 03 tháng, cũng như các đối tượng là người lao động thuộc khu vực phi chính thức không nằm trong đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Điều này gây ra sự thiếu vắng sự bảo vệ xã hội và pháp luật đối với nhóm lao động này, cũng như giới hạn khả năng đảm bảo quyền lợi lao động và điều kiện làm việc công bằng. Mặc dù quy định như hiện tại có ưu điểm là giảm thiểu rủi ro thất nghiệp đối với các đối tượng ít bị thất nghiệp hơn so với lao động trong khu vực phi chính thức, nhưng cần xem xét lại để mở rộng phạm vi áp dụng và đảm bảo công bằng trong chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
Thứ hai, trong Bảo hiểm thất nghiệp, các chế độ mới tập trung nhiều vào việc chi trả trợ cấp thất nghiệp mà ít chú trọng đến việc đào tạo nghề. Điều 42 của Luật Việc làm 2013 quy định các chế độ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động;
- Trợ cấp thất nghiệp;
- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;
- Hỗ trợ học nghề. Trong số các chế độ này, trợ cấp thất nghiệp thực chất chỉ là giải pháp tạm thời, giải quyết một phần vấn đề thất nghiệp. Trong khi đó, hỗ trợ học nghề mới là giải quyết vấn đề căn bản, giúp người lao động nhanh chóng tìm được việc làm mới.
Thứ ba, việc áp dụng chế tài đối với các hành vi gian lận hoặc trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp vẫn còn hạn chế, và việc áp dụng và xử lý hình sự còn thiếu. Mặc dù đã có quy định về việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực này, nhưng việc thực thi và xử lý hình sự vẫn chưa được thực hiện một cách hiệu quả và nghiêm túc. Điều này gây ra tình trạng làm mất tính công bằng và minh bạch trong hệ thống bảo hiểm thất nghiệp, đồng thời làm giảm đi hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa và trừng phạt đối với hành vi vi phạm.
Xem thêm: Xử phạt không thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm khi có việc làm mới?
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Người lao động chậm khai báo tình trạng việc làm có ảnh hưởng gì? của Bộ Y tế mà Công ty Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!