1. Mức phạt khi thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội ?

Xin chào công ty Luật TNHH Minh Khuê, tôi có yêu cầu mong công ty tư vấn giúp tôi: Người lao động có thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội với công ty thì bị xử phạt như thế nào?
Mong sớm nhận được tư vấn của công ty, tôi xin cảm ơn!

 

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, theo đó, người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định.

Pháp luật Việt Nam quy định như vậy nhằm mục đích đảm bảo quyền và lợi ích tối thiểu cho người lao động. Tuy nhiên, một số người lao động chưa nhận thức được những quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia bảo hiểm xã hội. Do đó, có rất nhiều trường hợp người lao động đã thỏa thuận với người sử dụng lao động để không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hoặc tham gia không đúng mức quy định.”

Như vậy, trong trường hợp, người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định thì người lao động sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Căn cứ quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong trường hợp, người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Bên cạnh đó, người sử dụng lao động sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng. Đồng thời, cơ quan có thẩm quyền sẽ buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về yêu cầu của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp.

 

 

2. Mức đóng Bảo Hiểm Xã Hội theo quy định mới ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Theo quy định hiện nay thì mức đóng tiền bảo hiểm xã hội được tính như thế nào ạ ? Cảm ơn luật sư!

Luật sư tư vấn:

Mức đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp mới nhất như sau:

+ Mức đóng bảo hiểm xã hội: 26%, trong đó người lao động đóng 8%; đơn vị đóng 18%.

+ Mức đóng bảo hiểm y tế: 4,5%, trong đó người lao động đóng 1,5%; đơn vị đóng 3%

+ Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp: 2%, trong đó người lao động đóng 1%; đơn vị đóng 1%

+ Kinh phí công đoàn: 2% – doanh nghiệp đóng tất.

Bảng tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm như sau:

Loại bảo hiểm Doanh nghiệp đóng Người LĐ đóng Tổng cộng
BHXH 18% 8% 26%
BHYT 3% 1.5% 4,5%
BHTN 1% 1% 2%
KPCĐ 2% 2%
Tổng phải nộp 34,5%

– Mức tiền lương làm cơ sở đóng BHXH, BHYT, BHTN:

+ Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì căn cứ để đóng BHXH, BHYT, BHTN là hệ số tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) tính theo mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.

Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức lương cơ sở và mức tiền lương tối đa để tính mức đóng BHXH, BHYT, BHTN là 20 lần mức lương cơ sở.

+ Đối với người lao động hưởng tiền lương theo quy định của người sử dụng lao động (DN) thì căn cứ để đóng BHXH, BHYT, BHTN là tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động.

- Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức đóng BHXH là mức lương tối thiểu vùng và mức tiền lương tối đa để tính mức đóng BHXH là 20 lần mức lương cơ sở.

- Mức tiền lương tháng tối đa để tính mức đóng BHYT là 20 lần mức lương cơ sở.

- Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng BHTN là mức lương tối thiểu vùng và mức tiền lương tối đa để tính mức đóng BHTN là 20 lần mức lương tối thiểu vùng.

+ Lương đóng bảo hiểm là do doanh nghiệp thỏa thuận với nhân viên và không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Kế toán căn cứ vào đây để tính lương cơ bản, được thể hiện trên hợp đồng lao động.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 1900.6162 để được giải đáp.  

 

3. Chuyển hình thức đóng bảo hiện xã hội bắt buộc sang hình thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

 

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Bộ luật lao động năm 2019 thì người lao động làm việc tại một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khi thôi việc theo đúng quy định của pháp luật sẽ được người sử dụng lao động làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động và giải quyết các chế độ cho người lao động; Đồng thời làm thủ tục chuyển sổ bảo hiểm xã hội của người lao động sang nơi làm việc khác hoặc giao cho người lao động:

Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Khoản 1 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.”

Trong trường hợp của anh: Anh năm nay 55 tuổi làm giáo viên và có 16 năm làm việc tại khu vực có hệ số 0,7 (16 năm tham gia bảo hiểm xã hội), nhưng anh lại chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên. Như vậy, căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì anh chưa có đầy đủ các điều kiện để được hưởng lương hưu. Trường hợp này anh cần phải tham gia bảo hiểm xã hội dưới hình thức bảo hiểm tự nguyện thêm 4 năm (chuyển từ hình thức đóng bắt buộc sang tự nguyện).

 

4. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội dưới một năm có thể rút bảo hiểm xã hội một lần ?

Kính chào Luật sư. Tôi có tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 2/2016 đến tháng 5/2016 và tôi xin nghỉ việc ở công ty do gia đình có việc cần giải quyết, từ đó đến tháng 4/2017 tôi không tham gia bảo hiểm nữa.

Và bắt đầu tháng 5/2017 cho đến tháng 9/2017 tôi đã tham gia đóng bảo hiêm thêm lần nữa. Tổng 2 lần đóng bảo hiểm là 8 tháng. Vậy tôi có đủ điều kiện và làm thế nào để rút bảo hiểm 1 lần không ạ ?

Xin Luật sư cho tôi biết. Tôi xin cảm ơn.

>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội trực tuyến, gọi: 1900.6162

 

Trả lời

Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định:

Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần

1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

c) Ra nước ngoài để định cư;

d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

Theo quy định trên, người lao động sau thời gian một năm nghỉ việc chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội nữa thì đủ điều kiện rút bảo hiểm xã hội một lần. Có nghĩa là việc bạn đóng bảo hiểm xã hội được 8 tháng vẫn có thể rút bảo hiểm xã hội một lần nếu đã nghỉ việc được một năm.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với trường hợp đóng bảo hiểm xã hội được 8 tháng được quy định như sau:

Điểm c khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

c, Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

 

 

5. Tư vấn về tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm?

Xin chào Luật Minh Khuê, tôi có một vấn đề rất mong được luật sư tư vấn giải quyết: Ngày nghỉ lễ 2/9/2016 của công ty em được thông báo: "Ngày nghỉ tính từ 22h00 ngày 1/9/2016 đến 2/9/2016, tính tăng ca cho nhân viên sẽ tính từ 00h00 ngày 2/9/2016 đến 00h00 ngày 3/9/2016".

Em có một vấn đề khuất mắc là ngày 1/9/2016 em làm ca 2 kết thúc lúc 22h00 cùng ngày, ngày 2/9/2016 em làm ca 3 bắt đầu vào lúc 22h00 cùng ngày. Vậy nên thời gian chuyển ca của em vô tình vô đúng khung thời gian nghỉ lễ của cty và đi làm ca 3 ngày 2/9/2016 cũng chỉ được tính tăng ca 2 tiếng từ 22h00-00h00, nếu nghỉ ca 3 ngày 2/9/2016 thì vẫn bị trừ phép và chỉ được trả lại 2 tiếng từ 22h00-00h00. Khi thắc mắc lên nhân sự hỏi về ngày nghỉ hưởng lương của em ở đâu vì nếu có đi làm hay nghỉ cũng chỉ được hưởng 2 tiếng nghỉ lễ thì không nhận được câu trả lời là theo luật lao động không có quy định giờ nghỉ cụ thể nhưng với luật nhân sự thì qui định rõ thời gian nghỉ lễ là từ 00h00 ngày này đến 00h00 ngày kia nên công ty làm như vậy là hoàn toàn hợp lệ ?

Xin luật sư tư vấn dùm em. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc về cho chúng tôi.

>> Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi: 1900.6162

 

Trả lời

Nghỉ lễ, tết và nghỉ hàng tuần?

Theo điều 112 Bộ luật lao động 2019 như đã nêu ở trên thì : Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch) Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết Nếu những ngày nghỉ này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.

Điều 112. Nghỉ lễ, tết

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo như quy ước chung thì này 02/09 sẽ bắt đầu từ 00h00 ngày 2/9 đến 00h00 ngày 3/9 nên quy định về ngày nghỉ của công ty bạn như vậy là đúng pháp luật.

Điều 113. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động - Công ty Luật Minh Khuê