Mục lục bài viết
- 1. Khái quát chung
- 2. Phân tích bình luận các đặc điểm của tội danh
- 2.1 Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
- 2.1.1 Dấu hiệu chủ thế của tội phạm
- 2.1.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
- 2.1.3 Dấu hiệu hậu quả của tội phạm
- 2.1.4 Dấu hiệu lỗi của chủ thể
- 2.1.5 Dấu hiệu động cơ phạm tội
- 2. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
- 2.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
- 2.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
- 2.3 Dấu hiệu hậu quả của tội phạm
- 2.4 Dấu hiệu lỗi của chủ thể
- 2.5 Khung hình phạt
1. Khái quát chung
STT | Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ | Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh |
1 | Điều 124. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ 1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 thảng đến 03 năm. 2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thỉ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 nằm. | Điều 125. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh 1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đôi với người đó hoặc đoi với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 thảng đến 03 năm. 2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. |
2 | Điều 124 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 | Điều 125 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 |
>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự, gọi: 1900.6162
2. Phân tích bình luận các đặc điểm của tội danh
2.1 Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
Điều luật gồm 02 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định trường hợp giết con mới đẻ và khoản 2 quy định trường hợp vứt bỏ con mới đẻ. Hai trường hợp phạm tội này đã được quy định trong BLHS năm 1999 nhưng dưới tội danh “giết con mới đẻ” (Điều 93) và tội danh này không bao quát được cả hai trường hợp phạm tội. Do vậy, BLHS năm 2015 đã sửa đổi thành tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ. Sự sửa đổi này đã khắc phục phần nào hạn chế của Điều 93 BLHS năm 1999 về kỹ thuật đặt tên tội. Tuy nhiên sự sửa đổi này vẫn chưa khắc phục triệt đế các hạn chế.
2.1.1 Dấu hiệu chủ thế của tội phạm
Chủ thể của tội giết con mới đẻ là người mẹ trong mối quan hệ với nạn nhân và đang còn trong trạng thái mới sinh con, nghĩa là còn đang trong trạng thái tâm, sinh lý chưa bình thường do ảnh hưởng của việc sinh con. Xác định trạng thái này ở từng trường hợp cụ thể không đơn giản. Do vậy, các hướng dẫn, giải thích trước đây về dấu hiệu này đều quy định khoảng thời gian 07 ngày sau khi sinh là khoảng thời gian mà người mẹ được coi còn trong trạng thái mới sinh con. BLHS năm 2015 đã xác định nội dung hướng dẫn này là dấu hiệu định tội của tội danh. Cụ thể: Điều luật xác định, nạn nhân của tội giết con mới đẻ phải là trẻ sơ sinh do người phạm tội sinh ra và còn trong vòng 07 ngày tuổi.
Theo Điều 12 BLHS, chủ thể của tội giết con mới đẻ là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS
2.1.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội giết con mới đẻ có nội dung tương tự như hành vi khách quan của tội giết người. Đó là hành động hoặc không hành động của người mẹ có khả năng chấm dứt sự sống của đứa con (còn trong vòng 07 ngày tuổi) như hành động làm ngạt thở hay không hành động không cho bú V.V..
2.1.3 Dấu hiệu hậu quả của tội phạm
Hậu quả của tội phạm được quy định ở tội giết con mới đẻ là hậu quả chết người như ở tội giết người. Để truy cứu trách nhiệm hình sự người mẹ về hậu quả này, đòi hỏi phải có QHNQ giữa hành vi khách quan của người mẹ và hậu quả đứa trẻ chết.
2.1.4 Dấu hiệu lỗi của chủ thể
Hành vi “giết con mới đẻ” thể hiện lỗi của chủ thể là lỗi cố ý như ở tội giết người.
2.1.5 Dấu hiệu động cơ phạm tội
Theo quy định của điều luật, việc giết con là do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc do hoàn cảnh khách quan đặc biệt khác. Neu người mẹ thực hiện việc giết con không phải vì động cơ này như giết con trai mới sinh để trả thù nhà chồng V.V.. thì hành vi phạm tội không thuộc tội danh giết con mới đẻ.
Theo khoản 1, khung hình phạt được quy định cho tội giết con mới đẻ là phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Khung hình phạt này nhẹ hơn so với các khung hình phạt của tội giết người (Điều 123 BLHS) vì đây là trường hợp giảm nhẹ đặc biệt do sự hạn chế của mức độ lỗi. Trước hết, chủ thể của tội phạm là người đang trong tình trạng năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội đều bị hạn chế do khách quan (do sinh con) mà hoàn toàn không có lỗi của họ. Hơn nữa, việc họ phạm tội không xuất phát từ động cơ “xấu” bên trong mà do “áp lực” bên ngoài.
Theo khoản 2 của điều luật, tội vứt bỏ con mới đẻ có các dấu hiệu pháp lý sau:
Chủ thể của tội vứt bỏ con mới đẻ có đặc điểm giống như chủ thể của tội giết con mới đẻ. Theo đó, nạn nhân của tội phạm này cũng giống như nạn nhân của tội giết con mới đẻ.
- Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của tội vứt bỏ con mới đẻ là hành vi vứt bỏ con mới đẻ. Hành vi này được hiểu là hành vi của người mẹ để đứa trẻ ở nơi xa rời sự chăm sóc của mình.
- Dấu hiệu hậu quả của tội phạm
Điều luật quy định, hành vi vứt bỏ “dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết”. Đứa trẻ chết là do bị mẹ “vứt bỏ” (để ở nơi xa rời sự chăm sóc của người mẹ). Như vậy, hậu quả chết người cũng như QHNQ giữa hậu quả này với hành vi vứt bỏ là các dấu hiệu của tội vứt bỏ con mới đẻ.
- Dấu hiệu lỗi của chủ thể
Theo quy định của điều luật, lỗi của chủ thể đối với hành vi vứt bỏ là lỗi cố ý. Hành vi phạm tội này được quy định cùng với hành vi giết con mới đẻ trong cùng điều luật nên lỗi của chủ thể không thể là lỗi vô ý khi lỗi của chủ thể ở hành vi giết con mới đẻ đã được xác định là lỗi cố ý. Vấn đề đặt ra ở đây là cần trả lời câu hỏi: Lỗi cố ý ở giết con mới đẻ và lỗi cố ý ở vứt bỏ con mới đẻ có sự khác nhau không? Hiện có hai quan điểm không thống nhất với nhau. Trong Giáo trình Luật hình sự của Trung tâm đào tạo từ xa của Đại học Huế (Nxb. Công an nhân dân năm 2001) và Giáo trình Luật hình sự của trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội năm 2016), các tác giả cho rằng, lỗi của chủ thể đối với giết con mới đẻ cũng như đối với vứt bỏ con mới đẻ đều có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Trong khi đó, Giáo trình Luật hình sự của Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội năm 2003) và Giáo trình Luật hình sự của trường Đại học Luật Hà Nội (Nxb. Công an nhân dân năm 2018) đều khẳng định, lỗi của chủ thể đối với vứt bỏ con mới đẻ chỉ có thể là cố ý gián tiếp; nếu vứt bỏ con mới đẻ mà lại mong muốn đứa trẻ chết (cố ý trực tiếp) thì hành vi phạm tội phải bị xem là giết con mới đẻ. Tác giả cho rằng, hành vi không cho bú với mong muốn đứa trẻ chết và hành vi bỏ dựa trẻ ngoài đường với mong muốn đứa trẻ chết không có gì khác nhau về tính chất và mức độ nguy hiểm nên không thể coi trường hợp “không cho bú” là giết con mới đẻ có khung hình phạt là phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm và “bỏ đứa trẻ ngoài đường” là vứt bỏ con mới đẻ có khung hình phạt nhẹ hơn là phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Điều này cho phép giải thích lỗi của chủ thể trong trường hợp phạm tội vứt bỏ con mới đẻ là lỗi cố ý gián tiếp. Tất cả các trường họp mong muốn đứa trẻ chết đều bị coi là giết con mới đẻ. Chỉ được coi là “vứt bỏ” khi chủ thể không mong muốn mà chỉ chấp nhận hậu quả đứa trẻ chết.
Với cách hiểu như vậy, ở tội vứt bỏ con mới đẻ không có phạm tội chưa đạt (không có phạm tội chưa đạt ở trường hợp có lỗi cố ý gián tíếp).
Theo khoản 2, khung hình phạt được quy định cho tội vứt bỏ con mới đẻ là phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Khung hình phạt này nhẹ hơn so với các khung hình phạt của tội giết người (Điều 123) cũng như nhẹ hơn so với khung hình phạt của giết con mới đẻ (khoản 1 Điều 124). Ngoài các lý do giảm nhẹ như đã được trình bày ở trường họp giết con mới đẻ, ở trường hợp này còn có lý do là chủ thể có phần hy vọng đứa trẻ được nuôi dưỡng mặc dù vẫn chấp nhận hậu quả đứa trẻ chết.
2. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Điều luật gồm 2 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; khoản 2 quy định trường họp phạm tội tăng nặng của tội phạm này.
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trường hợp giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đặc biệt của tội giết người. Do vậy, tội này có những dấu hiệu pháp lý chung của tội giết người và những dấu hiệu pháp lý riêng. Theo khoản 1 của điều luật, tội này có các dấu hiệu pháp lý sau:
2.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Dấu hiệu đặc biệt của chủ thể ở tội phạm này là họ phải trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh khi phạm tội (khi thực hiện hành vi cố ý tước đoạt tính mạng người khác). Trong đó, “Tình trạng tỉnh thần bị kích động mạnh là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiểm chế được hành vi phạm tội của minh...”. Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội là do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân của người phạm tội gây ra.
Như vậy, nguyên nhân của tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của chính nạn nhân. Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng nói ở đây có thể cấu thành tội phạm hoặc cũng có thể không hoặc chưa cấu thành tội phạm. Nhưng dù ở trường hợp nào thì hành vi đó cũng phải có tính chất là trái pháp luật nghiêm trọng. Trong trường hợp bình thường, hành vi trái pháp luật không nghiêm trọng khó có thể gây ra tình trạng tinh thần kích động mạnh.
Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân có thể chỉ là một hành vi cụ thể và tức thì dẫn đến trạng thái thần kinh bị kích động mạnh của người phạm tội. Nhưng cũng có trường hợp hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân là chuỗi những hành vi khác nhau diễn ra có tính lặp đi, lặp lại trong suốt thời gian dài và liên tiếp tác động đến tinh thần người phạm tội làm cho họ bị dồn nén về mặt tâm lý. Đen thời điểm nào đó, khi có hành vi trái pháp luật cụ thể xảy ra thì trạng thái tinh thần của người phạm tội bị đẩy đến cao độ và người phạm tội lâm vào trạng thái tĩnh thần bị kích động mạnh. Trong trường họp này, nếu chỉ xét hành vi cụ thể ngay liền trước trạng thái bị kích động mạnh sẽ không thấy được sự nghiêm trọng của hành vi trại pháp luật của nạn nhân.
Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân có thể là đối với chính người phạm tội hoặc có thể là đối với người khác có quan hệ tình cảm thân thuộc với người phạm tội.
Theo Điều 12 BLHS, chủ thể của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.
2.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội này được quy định là hành vi tước đoạt tính mạng người đã làm cho chủ thể của tội phạm lâm vào trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của mình. Theo đó, hành vi tước đoạt tính mạng ở đây chỉ có thể là hành động như bắn, đâm, chém hay đánh...
2.3 Dấu hiệu hậu quả của tội phạm
Hậu quả của tội phạm được quy định là hậu quả chết người. Nạn nhân của tội phạm là người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng và đã làm cho chủ thể của tội phạm lâm vào trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Để buộc chủ thể của tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả chết người cũng cần chứng minh QHNQ giữa hậu quả này với hành động tước đoạt tính mạng mà họ đã thực hiện.
2.4 Dấu hiệu lỗi của chủ thể
Lỗi của chủ thể được quy định có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp.
2.5 Khung hình phạt
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình 'phạt cho trường họp phạm tội bình thường của tội phạm này có mức phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Khung hình phạt này là nhẹ hơn so với các khung hình phạt của tội giết người vì đây là trường họp giết người có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đặc biệt. Cụ thể: Người phạm tội đã thực hiện hành vi giết người trong tình trạng khả năng nhận thức và kiềm chế đều bị hạn chế ở mức cao và hơn nữa tình trạng đó lại do chính nạn nhân gây ra. Như vậy, trong trường họp phạm tội này, mức độ lỗi của chủ thể phạm tội là hạn chế và nạn nhân cũng có lỗi.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm được áp dụng cho trường hợp giết từ 02 người trở lên.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê