1. Người sử dụng lao động có được giữ tiền đặt cọc của người lao động ?

Kính chào luật sư, tôi xin nhờ sự tư vấn của luật sư về 1 việc như sau: Tôi tên Đinh Văn Sơn, hộ khẩu tại Hà Nội. Hiện tại tôi đang làm giáo viên dạy lái xe cho 1 trung tâm dạy nghề tại Hà Nội. Vào đầu tháng 10 năm 2014, tôi có làm đơn xin việc dạy lái xe tại trung tâm trên, khi vào họ yêu cầu tôi thế chấp 8.000.000 đồng (Tám triệu đồng, phương án 1), nếu không có đủ 8 triệu thì thế chấp 5 triệu và kèm theo hồ sơ gốc lái xe (phương án 2), bằng tốt nghiệp PTTH, nên tôi đã thế chấp 5 triệu + hồ sơ gốc lái xe + bằng tốt nghiệp PTTH. Khi nhận tiền thế chấp của tôi thì kế toán công ty có viết 01 phiếu thu là có nhận 5 triệu đồng của tôi, và có đóng dấu treo của công ty. và có chữ ký của chị kế toán đó. trong phiếu thu có ghi rõ nếu nghỉ việc trong thời gian thử việc sẽ bị trừ 30 % tiền thế chấp (5 triệu) và sau 3 tháng từ khi nghỉ việc mới được rút tiền thế chấp. Nhưng hồ sơ gốc và bằng tốt nghiệp của tôi thì do 1 chị phòng nhân sự làm giấy biên nhận nhưng không có dấu treo hay chữ ký của Giám Đốc công ty đó .tôi bắt đầu thử việc từ ngày 10 tháng 10 năm 2014 và hết hạn thử việc vào ngày 10 tháng 1 năm 2015 theo hợp đồng thử việc đã ký .trong hợp đồng thử việc hoàn toàn không có ghi gì về vấn đề thế chấp tiền và hồ sơ gốc lái xe + bằng tốt nghiệp PTTH.
Sau ngày 10 tháng 1 năm 2015 tôi vẫn làm tiếp tục tới hôm nay , nhưng không có hợp đồng chính thức , tôi có yêu cầu công ty ký hợp đồng nhưng công ty cứ ỳ ra, đưa ra lý do nọ lý do kia. Vì từ đầu tháng 3 năm 2015 công ty có thay đổi cơ cấu trả lương, nếu có việc thì đến công ty dạy, còn không có việc thì nghỉ ở nhà. Nay tôi muốn xin công ty nghỉ việc vì lương quá thấp, tôi sẽ làm đơn xin nghỉ trước 30 ngày. Mặc dù trong hợp đồng thử việc không có yêu cầu trên, nhưng tôi sợ công ty gây khó dễ cho tôi, hoặc không trả tôi hồ sơ gốc lái xe, tiền đặt cọc và bằng tốt nghiệp. Tôi định thứ 2 tới sẽ mang giấy biên nhận hồ sơ và bằng tốt nghiệp của tôi lên để cho chị nhân sự là người đã nhận hồ sơ của tôi mang vào cho Giám Đốc công ty ký hay đóng dấu treo xong rồi tôi mới xin nghỉ việc? Trong quá trình làm việc tôi không bị lập biên bản gì hay là va quệt xe của công ty, hay nợ nần tiền nong gì cả.

Vậy tôi xin nhờ luật sư tư vấn giúp tôi mấy vấn đề sau:

1. Công ty giữ tiền và hồ sơ gốc + bằng tốt nghiệp của tôi như thế là đúng hay sai?

2. Nếu tôi làm đơn xin nghỉ trước 30 ngày được họ chấp nhận hay là tôi chỉ cần báo trước 1 tuần thôi ? Nếu tôi nghỉ việc theo sự đồng ý của công ty thì tôi có được rút tiền thế chấp hay không? Hay là phải chờ tới 3 tháng sau ngày nghỉ theo như chị kế toán đã viết trong phiếu thù, hoặc tôi muốn rút hồ sơ gốc và bằng tốt nghiệp ra trước, rồi tiền lấy sau có đươc không? Hiện tại chị kế toán công ty là người nhận tiền của tôi đã nghỉ việc, còn chị nhân sự nhận hồ sơ cũng sắp nghỉ, tôi sợ công ty không trả tôi tiền và những giấy tờ trên?

3. Trong trường hợp xấu nhất xẩy ra như trên thì tôi sẽ phải nhờ đến cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết cho tôi?

Trên đây là những khó khăn của tôi, tôi xin nhờ luật sư tư vấn giúp cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Đinh Văn Sơn

>> Tư vấn pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội, Gọi:1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Thứ nhất, Về trường hợp công ty giữ tiền đặt cọc, hồ sơ gốc và bằng tốt nghiệp của bạn là trái với quy định của pháp luật. BLLĐ 2019 quy định:

Điều 17 Bộ luật lao động năm 2019 quy định. NSDLĐ không được làm các việc sau đây:

1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.

Trường hợp, công ty bạn giữ tiền đặt cọc, hồ sơ gốc và bằng tốt nghiệp của bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định:

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;

b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;

c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

Thứ hai, Trường hợp, bạn muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty, bạn cần tuân thủ quy định tại Điều 3 Bộ Luật Lao động 2019:

Điều 35: Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động:

1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

d) Đối với một số ngành nghề, Công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Thứ ba, Trường hợp bạn nghỉ việc mà công ty không trả lại giấy tờ gốc, tiền đặt cọc, bằng tốt nghiệp của bạn, bạn có quyền gửi đơn lên Thanh tra lao động, Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Trân trọng./.

2. Lấy lại tiền đặt cọc, tiền lương khi chấm dứt hợp đồng lao động ?

Xin chào Luật sư, mong luật sư tư vấn giúp tôi TH sau: Tôi có làm việc tại công ty Dược. Khi được tiếp nhận chính thức vào làm việc tại công ty từ tháng 1/2015 nhưng đến tháng 5/2015 tôi vẫn không được ký HĐLĐ chính thức với công ty, và chỉ nhận được QĐ tiếp nhận chính thức và được đóng BHXH. Tuy nhiên, ngày 12/5/2015 tôi viết đơn xin nghỉ việc từ ngày 18/5/2015 ( tôi biết là mình sai luật), GĐ công ty không đồng ý cho tôi nghỉ việc.
Tôi vẫn nghỉ vào ngày đó ( tôi cũng đã giải thích để mong GĐ đồng ý vì hiện ở công ty nhân sự nghỉ việc thương được giải quyết ngay trong 7 - 10 ngày). Trước khi vào làm việc tại công ty, công ty có yêu cầu tôi đặt cọc số tiền là 3 triệu đồng và tại thời điểm đó lương của tôi còn khoảng 4 triệu đồng. tổng cộng là 7 tr đồng. Suốt thời gian tôi nghỉ việc đến nay ( T10/2015), công ty không giải quyết để thanh toán số tiền trên cho tôi ?
Tôi mong luật sư tư vấn giúp tôi để tôi lấy lại số tiền trên Tôi xin cảm ơn!
Người gửi: L.D

>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến, gọi:1900.6162

Trả lời:

Theo Bộ Luật lao động 2019 quy định:

Điều 17 Bộ luật lao động năm 2019 quy định. NSDLĐ không được làm các việc sau đây:

1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.

Điều 129. Bồi thường thiệt hại

2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

Như vậy, chỉ trong một số trường hợp giữa NSD và NLĐ có ký kết HĐ trách nhiệm như trong trường hợp giao tài sản lớn, ví dụ như NSD giao cho NLĐ 1 chiếc taxi, ký HĐ trách nhiệm yêu cầu đặt cọc 7 triệu đồng để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng và giữ gìn tài sản thì việc đặt cọc của NLĐ với NSD mới hợp pháp.

Tuy nhiên, trong tình huống này, công việc của bạn không đòi hỏi cần ký HĐ trách nhiệm, nên việc công ty yêu cầu bạn đặt cọc 3 triệu đồng là vi phạm pháp luật.

Như vậy, trong trường hợp này, bạn có thể làm đơn, đề nghị công ty trả lại số tiền. Nếu công ty không chịu trả, căn cứ vào các quy định trên bạn có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lí vi phạm trên.

Về vấn đề tiền lương:

Điều 35: Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động:

1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

d) Đối với một số ngành nghề, Công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Như vậy, bạn đã chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, vi phạm thời hạn báo trước. Theo điều 40 BLLĐ năm 2019 quy định:

"Điều 40. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc.

2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này

Như vậy, bạn phải hoàn thành nghĩa vụ của NLĐ để nhận lại số lương còn thiếu, sau đó bạn làm đơn yêu cầu đến công ty để đòi quyền lợi của mình. Trân trọng cảm ơn!

3. Có đòi lại tiền đặt cọc khi lao động bỏ trốn ở nước ngoài ?

Thưa luật sư, em có một thắc mắc như sau mong luật sư giải đáp ạ. Em là lao động bên Nhật Bản đã bỏ trốn ra ngoài .Trước khi đi sang Nhật em có đặt cọc ở công ty TMS với số tiền la 64 triệu, nay em đã về nước và em muốn công ty TMS Thanh lý hợp đồng lao động cho em nhưng công ty không giải quyết. Em được biết những ai trốn ra ngoài sau khi về cũng nhận được tiền đặt cọc. Mong luật sư tư vấn cho em để lấy lại được tiền đặt cọc ?
Em xin chân thành cảm ơn!
Người gửi:P.V.C

>> Luật sư tư vấn luật lao động gọi:1900.6162

Trả lời

Đối với câu hỏi của bạn công ty xin hỗ trợ bạn trả lời như sau:

Căn cứ vào điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định cụ thể như sau.

"Điều 328. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy đối với trường hợp của bạn thì hợp đồng đặt cọc giữa bạn và công ty phải được lập thành văn bản và theo quy định của pháp luật nếu bạn vi phạm các điều khoản trong hợp đồng giữa bạn và công ty thì theo quy định trên thì tiền đặt cọc sẽ thuộc về công ty, còn nếu công ty vi phạm điều khoản trong hợp đồng hoặc từ chối giao kết hợp đồng thì phải lại tiền đặt cọc cho bạn và một khoản tiền tương đơn với tài sản đặt cọc. Đó là trường hợp 2 bên không có thỏa thuận gì khác còn nếu giữa bạn và công ty có thỏa thuận khác thì sẽ thực hiện theo thỏa thuận đó. Và đối với trường hợp nếu bạn thấy công ty có sự vi phạm hợp đồng hoặc trường hợp 2 bên đã thỏa thuận là công ty phải trả lại tiền đặt cọc trong trường hợp bạn trốn về nước trước mà công ty không trả thì tức là công ty đã vi phạm thỏa thuận thì bạn có thể khởi kiện công ty ra tòa án để đòi lại số tiền đặt cọc này.

Trên đây là một số tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề của bạn. Hi vọng với câu trả lời của chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề của mình. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Trân trọng./.

4. Công ty yêu cầu người lao động phải đặt cọc tiền để thực hiện hợp đồng lao động là đúng hay sai ?

Kính gửi công ty Luật Minh Khuê, tôi có một vấn đề mong nhận được sự tư vấn từ luật sư. Tôi ký hợp đồng lao động với một công ty và do tính chất công việc phải giữ nhiều tiền nên công ty yêu cầu tôi phải đặt cọc 10 triệu mới ký hợp đồng. Công ty tôi làm vậy là đúng hay sai ?
Tôi xin cảm ơn luật sư!

Công ty yêu cầu người lao động phải đặt cọc tiền để thực hiện hợp đồng lao động là đúng hay sai?

Luật sư tư vấn pháp luật Lao động, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Điều 17 Bộ luật lao động năm 2019 quy định. NSDLĐ không được làm các việc sau đây:

1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.

Theo căn cứ trên thì người sử dụng lao động không được làm những hành vi sau khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động:

- Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

- Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

Đồng thời Khoản 2, Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định:

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;

b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;

c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

Theo căn cứ trên thì người sử dụng lao động buộc người lao động phải đặt cọc tiền khi giao kết hợp đồng thì sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 đến 25.000.000 đồng và buộc phải trả lại số tiền đã giữ của người lao động.

Như vậy việc công ty bạn yêu cầu bạn đặt cọc 10.000.000 đồng mới giao kết hợp đồng là sai quy định của pháp luật. Với hành vi này công ty bạn sẽ bị xử phạt hành chính từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

5. Tư vấn về việc đặt cọc tiền trong hợp đồng lao động ?

Thưa luật sư em có một thắc sau mong luật sư giải đáp ạ: Hiện tại em mới xin vào làm việc tại công ty cổ phần giáo dục đại dương ( ocean edu) hiện tại công ty có nhiều chi nhánh trên cả nước ( 22 chi nhánh). Em có ký hợp đồng lao động với công ty như sau. Tuy nhiên lúc trước khi ký thì chị nhân sự có nói tiền cọc chỉ để bảo đảm tài sản và giữ bí mật cho công ty, không hề nhắc đến chuyện chi phí đào tạo.

Ngoài ra, sau khi ký xong 1 tuần sau em mới nhận được quyết định. Sau khoảng 2 tuần làm việc, mà không qua 1 buổi đào tạo chính thức nào, bản thân em không thấy phù hợp với công việc đó nên đã xin nghỉ việc. Em có xin phép trưởng phòng. Nhưng công ty không đả động đến, 3 ngày sau thì nói em nghỉ cứ nghỉ, khoản tiền 3 triệu đó trừ vào chi phí đào tạo theo quy định của công ty. Em muốn hỏi công ty này làm như vậy có đúng không? Và em có thể lấy lại tiền cọc của mình hay không?

Em xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động:

1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;

b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;

c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

c) Buộc giao kết đúng loại hợp đồng với người lao động đối với hành vi không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, có thể thấy hành vi buộc người lao động phải đặt cọc tiền của công ty cổ phần giáo dục đại dương là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của Bộ luật Lao động 2019; đồng thời hợp đồng lao động giữa công ty và bạn sẽ không có hiệu lực do vi phạm điều cấm của pháp luật.

Và cũng theo quy định trên, bạn có thể lấy lại được số tiền đặt cọc 3 triệu. Vì công ty cổ phần giáo dục đại dương đã có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động nên phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả bằng cách phải trả lại số tiền đặt cọc 3 triệu cộng với khoản tiền lãi của số tiền trên tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt.

Trân trọng ./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động - Công ty luật lao động