Mục lục bài viết
1. Định nghĩa cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường
Trong khoa học pháp lý có nhiều cách định nghĩa khác nhau về giải quyết tranh chấp. Thông thường, giải quyết tranh chấp được hiểu là các hoạt động khắc phục, loại trừ ttanh chấp đã phát sinh bằng một phương pháp nào đó, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, bảo vệ trật tự, kỉ cương xã hội. Theo định nghĩa này thì hoạt động giải quyết tranh chấp không chỉ nhằm hướng tới việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự mà còn nhằm bảo vệ trật tự, kỉ cương xã hội. Thật vậy, tranh chấp, mặc dù là hiện tượng khách quan, nằm ngoài khả năng kiểm soát của xã hội, của Nhà nước song khi nó đã nảy sinh mà không được các bên, xã hội và Nhà nước quan tâm giải quyết kịp thời, đúng đắn thì sẽ gây nên nhiều hiệu ứng bất lợi cho xã hội, như: làm căng thẳng các mối quan hệ, làm tăng chi phí vật chất xã hội, đe doạ đến trật tự và an toàn pháp lý... Giải quyết tranh chấp chính là để điều hoà lợi ích đối lập giữa các bên và giữ gìn sự bình ổn trong các mối quan hệ xã hội. Ngoài ra, giải quyết tranh chấp còn được hiểu là việc lựa chọn các hình thức, biện pháp thích hợp để giải toà các mâu thuẫn, bất đồng, tạo lập lại sự cân bằng về mặt lợi ích mà các bên có thể chấp nhận được.
"Cơ chế giải quyết tranh chấp" lại được tiếp cận từ góc độ khác. Xuất phát từ nghĩa thông dụng của thuật ngữ "cơ chế" trong khoa học xã hội là sự tương tác giữa các yếu tố kết thành một hệ thống mà nhờ đó hệ thống có thể hoạt động, cơ chế giải quyết tranh chấp không đề cập việc giải quyết tranh chấp dưới dạng phương thức cụ thể hay mục đích cụ thể mà rộng hơn, bao quát hơn, nó đề cập sự tương tác giữa tất cằ các yêu tố chi phỗi (tác động) đến quá trình điều hoà các lợi ích xung đột trong xã hội. Hay nói khác đi, cơ chế giải quyết tranh chấp giúp cho hoạt động giải quyết tranh chấp theo quan điểm hệ thống.
Với cách tiếp cận này, cơ chế giải quyết ttanh chấp nói chung, cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường nói riêng có thể được định nghĩa là hệ thống thống nhất các phương tiện pháp lý đặc thù, thông qua đó thực hiện việc giải toả mâu thuẫn giữa các bên tránh chấp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, bảo vệ trật tự xã hội. Các phương tiện pháp lý đặc thù để giải quyết tranh chấp môi trường gồm:
1) Các nguyên tắc cơ bản đóng vai ttò là từ tưởng chỉ đạo;
2) Hệ thống pháp luật thực định là căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp;
3) Tổ chức bộ máy để vận hành và các yếu tố con người để thực thi pháp luật... Mỗi yếu tố có những nhiệm vụ, vị trí, vai trò nhất định trong quá trình giải quyết tranh chấp song giữa chúng luôn có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại với nhau, tạo thành một thể thống nhất, có khả năng điều chỉnh hiệu quả các xung đột.
2. Những nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp môi trường
Trong cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường, các nguyên tắc cơ bản luôn đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo, định hướng và áp dụng vào toàn bộ các giai đoạn của quá trình giải quyết tranh chấp. Những nguyên tắc đó là:
- Nguyên tắc công quyền can thiệp
Giải quyết tranh chấp môi trường không chỉ là mong muốn riêng của các bên ưanh chấp mà còn là ttách nhiệm của Nhà nước. Chức năng quản lí xã hội và nghĩa vụ bảo đảm phúc lợi công cộng của Nhà nước không "cho phép" công quyền đứng ngoài những quan hệ xung đột mang tính xã hội sâu sắc này. Nói khác đi, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, sự can thiệp của cồng quyền vào việc giải quyết ttanh chấp cần được xem là loại trách nhiệm công vụ hay còn gọi là công quyền đương nhiên can thiệp.
Tuy nhiên, để ưánh tình ữạng tuyệt đối hoá vai trò của Nhà nước, coi bảo vệ môi trường nói chung, giải quyết ưanh chấp môi trường nói riêng là ưách nhiệm chỉ của Nhà nước thì yêu cầu đật ra là cần phải làm rõ mức độ (hay giới hạn) can thiệp cùa công quyền trong lĩnh vực này. Thực tế cho thấy, tuyệt đối hoá vai trò của Nhà nước, áp dụng một cách cứng nhắc các phương pháp quàn lí hành chính như: mệnh lệnh, cưỡng chế tuân thủ... đã và đang bộc lộ nhiều bất cập mà hậu quả rõ nét nhất là triệt tiêu tính tự chủ của người dân ưong việc tìm các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường, điều hoà xung đột. Thậm chí frong nhiều trường hợp còn đẩy người sử dụng, khai thác các thành phần môi trường vào tình ưạng đối phó, trốn tránh trách nhiệm bảo vệ môi trường. Ngày nay, cách tiếp cận bảo vệ môi trường nói chung, giải quyết tranh chấp môi trường nói riêng theo hướng coi sự can thiệp của các cơ quan công quyền là yếu tố không thể thiếu nhưng chỉ nên xem là giải pháp cuối cùng đang dần chiếm ưu thế. Xu hướng "kinh tế hoá" hoạt động quản lí, bảo vệ môi trường thông qua các phương pháp: phân tích chi phí - cơ hội, chi phí - lợi ích, với sự tham gia ngày càng đầy đủ hơn của các yếu tổ thị trường đã cho phép người khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên và môi trường chủ động hơn trong việc tính toán, cân đối giữa lợi ích kinh tế thu được với những chi phí phải bỏ ra để bảo vệ, phục hồi môi trường. Từ khía cạnh giải quyết ttanh chấp, sử dụng các công cụ, phương pháp kinh tế sẽ giúp cho các bên tranh chấp có điều kiện lựa chọn các phương thức thương lượng, hoà giải với ưu điểm vốn có là tiết kiệm thời gian, tiền của và công sức cùa các bên, cũng như góp phần làm giảm đáng kể chi phí xã hội.
- Nguyên tắc phòng ngừa
Nguyên tắc phòng ngừa đặc biệt có ý nghĩa trong việc giải quyết những vụ kiện đòi chấm dứt các mối nguy hiểm tiềm tàng đối vói môi trường và sức khoẻ cộng đồng từ các hoạt động phát triển, nhất là các dự án có quy mô lớn, như: dự án xây dựng nhà máy hoá chất, các công trình thuỷ điện, nhiệt điện, điện nguyên tử, công trình Xử lý chất thải, đường giao thông... Tiền đề của nguyên tắc này là nếu có những điều không chắc chắn hoặc không rõ về bản chất hoặc mức độ, quy mồ của sự nguy hại đến môi trường thì người ra quyết định cần hết sức thận trọng. Hay nói khác đi, trong trường hợp này, quan điểm phát triển bền vững cần được tôn trọng, cần phải cân nhắc giữa “cái được, cái mất” (giữa chi phí và lợi ích) để các bên có thể đi đến thống nhất các phương án loại trừ hoặc hạn chế đến mức thấp nhất tác động xấu đến môi trường từ các hoạt động phát triển.
Để thực hiện đầy đủ nguyên tắc phòng ngừa trong giải quyết xung đột, cần thiết phải tuân thủ các quy định về đánh giá tác động môi trường. Đây được xem là công cụ vừa mang tính pháp lý vừa mang tính kĩ thuật để giải quyết ttanh chấp, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của hoạt động đánh giá tác động môi trường trong giải quyết các tranh chấp môi trường thể hiện ở chỗ thông hoạt động này cơ quan tài phán sẽ có cơ sở để xem xét một số vấn đề như: các bên đã cân nhắc đến tất cả các yếu tố có liên quan đến môi trường chưa? Mọi tác động xấu đến môi trường từ hoạt động phát triển đã được đánh giá, dự báo trước? Các bên có liên quan cũng như cơ quan có thẩm quyền có nhận thức được đầy đủ những nguy cơ nội tại mà hoạt động phát triển có thể gây nên cho môi trường hay không?... Nếu câu trả lời là chưa thì nguyên tắc phòng ngừa sẽ được áp dụng để buộc các bên phải tiến hành việc xem xét, đánh giá các vấn đề nêu ưên một cách đầy đủ và nghiêm túc nhất.
- Nguyên tắc phối hợp, hợp tác
Đê có thể duy trì mối quan hệ lâu dài giữa các bên ttanh chấp trong việc cùng tìm ra các giải pháp khắc phục và cải thiện môi trường, cần áp dụng nguyên tắc phối hợp, hợp tác giữa các bên khi tiến hành giải quyết tranh chấp. Từ phương diện xã hội thì đây được xem là phương cách tốt nhất để tổng hợp mọi nguồn lực xã hội vào việc khắc phục và cải thiện chất lượng môi trường sống chung của con người.
Nguyên tắc phối hợp, hợp tác hành động có thể được hiểu là thông qua hoạt động giải quyết tranh chấp để liên kết tất cả các bên tham gia. Họ có cơ hội đối thoại trực tiếp với nhau, thông tin đầy đủ cho nhau và cùng nhau xây dựng những cam kết có tính đồng thuận xã hội, cùng nhau xác định ttách nhiệm, chia sẻ quyền lợi và tìm tiếng nói chung để ngăn chặn nguy cơ huỳ hoại môi trường nhằm hướng tới phát triển bền vững.
- Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả giá
Nội dung của nguyên tắc là xác định “cái giá” phải trả đối với người có hành vi gây ô nhiễm môi trường. "Cái giá" đó là: 1) Phải áp dụng các biện pháp khắc phục tình ttạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường; và 2) Phải bồi thường thiệt hại về môi trường, về tính mạng, sức khoẻ và tài sản cho các nạn nhân (nếu có). Với nội dung này, nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả giá đặc biệt có ý nghĩa trong việc giải quyết các ttanh chấp đòi bồi thường thiệt hại về môi trường, thiệt hại về người và của do làm ô nhiễm môi trường gây nên.
- Nguyên tắc tham vấn chuyên gia
Đê xác định một cách có căn cứ khoa học thiệt hại xảy ra đối với môi trường, tính mạng, sức khoẻ và tài sản của các nạn nhân trong các tranh chấp môi trường cần sử dụng cơ chế tham vấn chuyên gia. Những bằng chứng góp phần làm sáng tỏ nội dung của các vụ kiện về môi trường phải là kết quả làm việc của tập thể các chuyên gia, các nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực, như: kinh tế học, y học, sinh học, hoá học, lí học, khoa học quản lí và bảo vệ môi trường... Các chuyên gia phải dựa vào các phương tiện kĩ thuật đo đạc, xét nghiệm mẫu, từ đó mới có các kết luận khách quan, trung thực về mối liên hệ giữa nguyên nhân và hậu quả, về mức độ thiệt hại. Khi đó các số liệu mới trở thành căn cứ khoa học - pháp lý giúp các bên tranh chấp cũng như cơ quan có thẩm quyền đánh giá, dự báo và kết luận đày đủ về tính chất, mức độ cũng như những ảnh hưởng (nhất là những ảnh hưởng mang tính lâu dài) đến các vấn đề môi trường, để đưa ra các phán quyết đảm bảo tính chính xác, khách quan.
3. Các phương thức giải quyết tranh chấp môi trường
Việc giải quyết tranh chấp môi trường được tiến hành theo các phương thức sau:
3.1 Thương lượng
Cũng giống như việc giải quyết các xung đột khác, thương lượng luôn được xem là hình thức quan trọng của việc giải quyết tranh chấp môi trường vì tính chất đơn giản và hiệu quả của nó.
"Các cuộc đàm phán, thương lượng hợp lí, đúng đắn chắc chắn sẽ đạt đến một sự thoả thuận khôn ngoan, làm hài lòng tất cả các bên".
Đây là cơ hội tốt nhất để các bên thu nhập thêm thông tin, xem xét hoàn cảnh xảy ra sự việc, đánh giá đúng bản chất của vụ việc, giải toả những hiểu lầm, khúc mắc và cùng tìm đến các giải pháp tối ưu trong điều kiện chi phí về thời gian, sức lực và tài chính ở mức thấp nhất.
So với các cuộc thương lượng để giải quyết ttanh chấp khác, thương lượng trong giải quyết tranh chấp môi trường có đậc điểm là thường dỉễn ra giữa các chủ thể đại diện. Do số lượng những người có liên quan trong mỗi vụ tranh chấp môi trường quá đông (có trường hợp con số lên đến hàng nghìn cá nhân, hàng chục tổ chức) nên quá trình thương lượng không thể diễn ra trực tiếp giữa tất cả những người có liên quan. Tuỳ thuộc vào các mối quan hệ xung đột sẽ có những đại diện cụ thể sau:
+ Đại diện cho lợi ích công cộng, lọi ích xã hội bị xâm hại. Loại đại diện này thường xuất hiện trong các vụ tranh chấp môi trường có yếu tố nước ngoài, tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường gây nên... Khác với vai trò của người đại diện thông thường - chỉ thay mặt các bên tiến hành đàm phán thương lượng, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, chủ thể đại diện còn thực hiện cả quyền khởi kiện nếu quá trình thương lượng, hoà giải không đi đến kết quả.
+ Đại diện cho các nhóm đồng lợi ích. Người đại diện trong trường họp này thường được các bên có cùng mối quan tâm, có chung yêu cầu chỉ định. Họ thường là các chuyên gia (gồm chuyên gia kinh tế, chuyên gia kĩ thuật, các luật gia...), các tổ chức, hiệp hội ngành nghề, trưởng các cụm dân cư, tổ dân phố..., thay mặt những nhóm người có cùng lợi ích để tiến hành thương lượng giải quyết các xung đột môi trường. Cũng chính vì đặc điểm này mà trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, khái niệm "khiếu kiện tập thể" được thừa nhận rộng rãi.
+ Đối với bên gây hại, tuỳ từng trường hợp cụ thể, chủ thể tiến hành thương lượng sẽ là người trực tiếp có hành vi gây hại cho môi trường, người đại diện sở hữu chủ hoặc các tổ chức bảo hiểm trong nước và quốc tế.
3.1 Hoà giải
Hoà giải là hình thức giải quyết tranh chấp được tiến hành khi tranh chấp đã xảy ra hoàn toàn và các bên nhận thấy quá trình tự thương lượng không đem lại kết quả song vẫn mong muốn tìm kiếm sự thoả thuận bởi chính bản thân mình.
Hoà giải tranh chấp là quyền của các đương sự. Pháp luật khuyến khích các bên tranh chấp áp dụng hình thức này. Luật tài nguyên nước năm 2012, Luật đất đai năm 2013 đều có quy định:
"Nhà nước khuyển khích việc hoà giải các tranh chấp về tài nguyên nước. Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức hoà giải các tranh chấp về tài nguyên nước trên địa bàn khi có đề nghị của các bên tranh chấp”; "Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở"...
Trong hoà giải tranh chấp môi trường, trung gian hoà giải
thường được tổ chức thành các nhóm, bao gồm: đại diện chính quyển địa phương, các cơ quan quản lí nhà nước về tài nguyên và môi trường, các tổ chức dịch vụ công cộng, đại diện cộng đồng dân cư, các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các luật gia... Do tranh chấp môi trường liên quan đến nhiều lợi ích, động chạm đến nhiều khía cạnh của đời sống, cần đến kiến thức chuyên môn của nhiều lĩnh vực nên chỉ có thông qua mô hình này các vấn đề có liên quan mới được xem xét một cách khách quan, toàn diện. Ngoài ra, tổ chức các nhóm trung gian hoà giải còn góp phần làm cân bằng “vị thể” của các bên đương sự vốn luôn ở trong ttạng thái bất tương xứng trong mỗi vụ ttanh chấp môi trường.
So với thương lượng, hoà giải có mức độ thành công cao hơn do có sự hỗ trợ của trung gian là những người có kiến thức chuyên môn nhất định. Tuy nhiên, khó khăn trong hoà giải tranh chấp môi trường lại bắt nguồn từ tính chất đa thành phần của các nhóm trung gian. Đa thành phần cũng có nghĩa là sẽ có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau, tiếp cận các lợi ích không giống nhau. Nếu việc hoà giải không được tổ chức khoa học, hợp lí thì bất đồng có thể nảy sinh ngay giữa chính các hoà giải viên. Thêm nữa, một trong những thành phần chính của nhóm trung gian hoà giải môi trường là chính quyền địa phương, các cơ quan quản lí nhà nước về môi trường, ưong khi chính chủ thể này lại thường giữ vai trò là người đại diện cho các nạn nhân trong các vụ khiếu kiện về môi trường. Tính đa nguyên trong vai trò của chủ thể, sự trùng lặp, chồng chéo về chức năng và nhiệm vụ là điều khó tránh khỏi.
Riêng đối với việc hoà giải tại toà án thì hiện vẫn có các quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng, giải quyết tranh chấp môi trường chỉ đơn thuần là giải quyết việc đòi bồi thường thiệt hại về người và tài sản của cá nhân, tổ chức nên vẫn phải tiến hành hoà giải tại toà án như đối với các tranh chấp dân sự khác. Tuy nhiên, quan điểm khác lại cho rằng, do Nhà nước là đại diện sở hữu chủ đối với các nguồn tài nguyên và môi trường nên gây tổn hại môi trường là gây thiệt hại đối với Nhà nước. Trong nhũng trường hợp này, theo quy định của pháp luật hiện hành, toà án không tiến hành hoà giải.
3.3 Giải quyết tranh chấp tại các cơ quan có thẩm quyền
Khác vói các lĩnh vực dân sự, kinh tế hay lao động, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tranh chấp có thể được giải quyết theo thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp.
Sở dĩ tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam, thủ tục hành chính hiện vẫn đang được thừa nhận và áp dụng tương đối phổ biến trong quá trình giải quyết các xung đột môi trường là vì họ quan niệm đối tượng của tranh chấp môi trường luôn có quan hệ mật thiết đến những lợi ích công cộng được Nhà nước (thông qua các cơ quan quản lí nhà nước về môi trường) bảo vệ. Các chủ thể này trước tiên phải là người có trách nhiệm thay mặt Nhà nước Xử lý các hành vi gây hại môi trường, điều hoà xung đột lợi ích môi trường giữa các bên. Ngoài ra, họ còn cho rằng thủ tục hành chính thường đáp ứng được yêu cầu giải quyết nhanh chóng ưanh chấp môi trường, ngăn chặn kịp thời những hậu quả xấu có thể gây ra đối với môi trường, trong khi theo thủ tục tư pháp thì vụ án có thể bị kéo dài, các biện pháp khôi phục chất lượng môi trường bị xâm hại khó có điều kiện được thực hiện ngay...
Tại Việt Nam, giải quyết tranh chấp môi trường là một trong 9 nội dung của hoạt động quản lí nhà nước về môi trường. Bộ máy các cơ quan quản lí môi trường tham gia giải quyết tranh chấp môi trường được tổ chức ở cả 4 cấp: Cán bộ địa chính cấp phường, xã; các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; sở tài nguyên và môi trường; cục bảo vệ môi trường.
Mặc dù, thủ tục hành chính được áp dụng khá phổ biến trong giải quyết tranh chấp môi trường nhưng đỉều đó không có nghĩa thủ tục tư pháp không được coi trọng. Xuất phát từ chế độ sở hữu toàn dân đối vói các nguồn tài nguyên thiên nhiên (đồng thời là các yếu tố môi trường) nên quan hệ giữa Nhà nước với tổ chức, cá nhân thực chất là quan hệ giữa đại diện sở hữu chủ với người khai thác, tác động đến các đối tượng thuộc sở hữu chung. Khi các thành phần môi trường bị xâm hại thì Nhà nước sẽ chỉ đóng vai ưò là người đại diện cho lợi ích công đòi khôi phục lại chất lượng môi trường đã bị xâm hại mà thôi. Trong trường hợp này, mối quan hệ giữa Nhà nước vói bên gây hại cho môi trường chỉ đơn thuần là quan hệ giữa hai bên đương sự, trong đó Nhà nước là đại diện cho bên bị hại. Còn khi hai bên không tìm được tiếng nói chung, toà án sẽ là cơ quan có thẩm quyền phấn quyết. Sự hình thành và phát triển mạnh hệ thống toà án môi trường tại một số nước là một minh chứng về nhu cầu của xã hội muốn giải quyết các ưanh chấp môi trường theo thủ tục tư pháp. Có thể hình dung đến hai "mô hình" toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp môi trường như sau:
+ Hệ thống các toà thường tụng (trực tiếp là toà dân sự). Thông thường, toà án tỉnh hoặc toà án vùng sẽ thụ lí giải quyết các vụ án về môi trường. Toà thượng thẩm toà án tối cao có thẩm quyền cuối cùng giải quyết vụ án môi trường. Các nước hiện đang thiết lập mô hình này gồm: Bangladesh, ấn độ, Pakistan, Sri Lanka, Malaysia, Philippines, Chile, Kenya, Canada (một số bang)...
+ Hệ thống các toà môi trường bên cạnh hệ thống toà dân sự, hình sự (có thể coi là một loại toà đặc tụng). Theo mô hình này, toà môi trường có thẩm quyền giải quyết tất cả các vụ án có liên quan việc khai thác, sử dụng, tác động đến các yếu tố môi trường (không phụ thuộc vào tính chất dân sự hay phi dân sự của vụ án). Toà môi trường thường được tổ chức theo vùng, đặc biệt là các vùng có độ "nhạy cảm" cao vê môi trường, vùng có nhiều ngành kinh tế công nghiệp, dịch vụ. Đại diện cho các quốc gia có mô hình này là: New Zealand, Canada (bang Alberta, Ontaro), Đan mạch, Thuỵ Điển, Cộng hoà Irish, Hoa Kỳ (bang Vermont), Nam Phi (South Africa)... Cá biệt có quốc gia còn thành lập toà môi trường tại từng đơn vị tiểu bang. Đây được xem là bước phát triển mạnh trong nhận thức về bảo vệ môi trường của các quốc gia. Điểm hợp lí của mô hình toà môi trường là nó cho phép cơ quan tư pháp xem xét, giải quyết các vụ án về môi trường ở mức chuyên môn hoá cao nhất, không phụ thuộc vào tính chất dân sự hay phi dân sự, tính chất tài sản hay phi tài sản trong các mối quan hệ xung đột. Đặc biệt nó cho phép giải phóng khỏi sự lệ thuộc vào các thiết chế, các nguyên tắc pháp lý truyền thống vổn đã bộc lộ ngày càng rõ nét sự bất cập trước những yêu cầu mới phát sinh.
Tại Việt Nam, theo quy định của pháp luật hiện hành, thẩm quyền giải quyết dạng tranh chấp phổ biến nhất trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được xác định theo pháp luật tố tụng dân sự. Theo đó, thẩm quyền giải quyết tranh chấp được xác định theo đối tượng tranh chấp sẽ là: Toà án nhân dân cấp tỉnh xét xử sơ thẩm các vụ án có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho toà án nước ngoài. Toà án nhân dân huyện xét xử sơ thẩm những trường hợp còn lại. Còn xét theo phạm vi lãnh thổ thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ thuộc toà án nơi địa phương bị đơn cư trú, làm việc (nếu bị đơn là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn là tổ chức). Các đương sự cũng có thể thoả thuận toà án nơi cư trú của nguyên đơn để giải quyết. Nếu vụ án về ttanh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu toà án nơi địa phương mà mình cư trú, làm việc hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết.
Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng việc xác định thẩm quyền của toà án dựa vào các tiêu chí đối tượng hay lãnh thổ thường chỉ phù hợp với những tranh chấp có tính chất đơn giản, trong phạm vi hẹp, giá trị tranh chấp không lớn. Còn đối với các ttanh chấp môi trường có tính chất phức tạp, giá trị tranh chấp lớn, lại nảy sinh giữa các nhóm người thuộc nhiều địa phương khác nhau (đậc biệt là trong trường họp nhiều người làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại đến môi trường, đến tính mạng, sức khoẻ và tài sản của cộng đồng dân cư nhiều địa phương khác) thì cách phân chia thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo lãnh thổ, theo nơi cư trú hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại đều tỏ ra chưa thật phù hợp. Điều này dẫn đến yêu cầu là phải có các quy định phù hợp hơn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp môi trường.
4. Trình tự giải quyết tranh chấp môi trường
Tuyệt đại đa số cấc vụ tranh chấp môi trường trong thời gian qua tại Việt Nam được giải quyết ở giai đoạn thương lượng, hoà giải với sự tham gia của các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan quản lí nhà nước về môi trường (thanh tra môi trường) ở các mức độ khác nhau. Các chủ thể này trực tiếp thụ lí các đơn thư khiếu kiện đòi bồi thường thiệt hại về môi trường và tiến hành xem xét vụ việc theo trình tự sau:
Bước 1: Kiểm tra, xác minh những nội dung được phản ánh trong các đơn thư khiếu kiện.
Việc kiểm tta, xác minh, kết luận về mức độ chính xác trong nội dung các đơn thư khiếu kiện cũng như xác định nguyên nhân gây thiệt hại là bước đầu tiên, quan trọng, là cơ sở cho việc xem xét các tình tiết cụ thể của vụ tranh chấp. Do đặc thù của dạng tranh chấp này là không phải trong mọi trường hợp bên bị hại đều xác định được đúng nguyên nhân gây thiệt hại, người gây hại nên trong đơn thư thường chỉ nêu chung chung tình trạng vi phạm pháp luật, mô tả sơ lược tình trạng môi trường bị ô nhiễm và ước tính thiệt hại. Do vậy, việc kiểm tra, xác minh về mức độ chính xác trong nội dung các đơn thư khiếu kiện thường được các cơ quan chức năng tiến hành bằng các biện pháp mang tính nghiệp vụ, gồm:
1) Lấy mẫu các thành phần môi trường bị ô nhiễm, phân tích các đậc tính lí học, hoá học và sinh học của các yếu tố môi trường;
2) Kiểm tra tình hình quan trắc và kiểm soát ô nhiễm trong khu vực;
3) Đánh giá hiện trạng môi trường nơi ô nhiễm xảy ra, xác định nguồn gây ô nhiễm;
4) Chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây ô nhiễm và thiệt hại vật chất về môi trường... Sau đó đối chiếu các số liệu thu thập được với hồ sơ thiết kế, với Hệ thống tiêu chuẩn môi trường Việt Nam... để đỉ đến kết luận: Đương sự khiếu kiện đúng (hoặc sai) sự thật.
Cũng do tính chất phức tạp của công việc nêu trên mà quá trình kiểm tra, xác minh, kết luận về nội dung đơn thư khiếu kiện không chỉ do một hoặc một vài người đảm nhiệm mà thường được tiến hành bởi các đoàn thanh tra chuyên ngành hoặc hên ngành về môi trường, các tổ công tác hoặc tổ chức thành các hội nghị, như: hội nghị thăm đồng, hội nghị quân dân chính mở rộng... Thành phần chủ yếu của các đoàn công tác trên gồm: thanh tra viên chuyên ngành môi trường, đại diện các cấp chính quyền địa phương nơi môi trường bị ô nhiễm, nơi có nguồn gây ô nhiễm (trong trường hợp nguồn gây ô nhiễm không cùng địa bàn với nơi môi trường bị ô nhiễm), đại diện các cơ quan chuyên môn trong các lĩnh vực nông nghiệp, bảo vệ thực vật, thống kê, vật giá, đại diện bên bị thiệt hại (ưong trường hợp nhiều người bị thiệt hại), đại diện bên gây hại (trong trường hợp bên gây hại là pháp nhân hoặc các tổ chức)...
Trên cơ sở các kết luận về nguyên nhân gây ô nhiễm, đối tượng gây ô nhiễm... các chủ thể có thẩm quyền một mặt áp dụng các quy định về Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để xử phạt các đối tượng gây ô nhiễm, buộc họ phải tiến hành các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Mặt khác, họ sẽ giúp bên bị hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra.
Bước 2: Hướng dẫn bên bị thiệt hại thu thập các chứng cứ về sự thiệt hại và xác định yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.
Việc các cơ quan chức năng hướng dẫn bên bị thiệt hại thu thập các chứng cứ về sự thiệt hại và xác định yêu cầu đòi bồi thường cũng là nét riêng của quá trình xem xét, giải quyết các tranh chấp môi trường. Đôi với các tranh chấp trong lĩnh vực khác, việc thu thập các chứng cứ về sự thiệt hại chủ yếu do các bên đương sự tự tiến hành. Tuy nhiên, trong lĩnh vực môi trường, do thiệt hại gây nên có giá trị lởn và rất khó xác định nên bên bị hại thường không thể đưa ra được các số liệu chứng minh nếu không có sự ttợ giúp của cơ quan chuyên môn. Thông thường các cơ quan chuyên môn hướng dẫn bên bị hại áp dụng một số phương pháp khoa học đã được kiểm chứng để tính toán những thiệt hại về người và tài sản do ô nhiễm môi trường gây nên.
Một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến để tính thiệt hại về tài sản là phương pháp so sánh đối chứng. (Ngoài ra các nhà khoa học môi trường, kinh tế học môi trưởng còn xây dựng các phương pháp khác để tính thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra như: Phương pháp lượng giá trực tiếp và phương pháp lượng giá gián tiếp...). Phương pháp này thường được sử dụng để tính tổng thiệt hại về cây trồng, vật nuôi tại khu vực bị ô nhiễm, đậc biệt trong trường hợp phạm vi ô nhiễm rộng, thiệt hại xảy ra đối với nhiều tổ chức, cá nhân và không thể tính thiệt hại chi tiết đối với từng người.
Đại lượng chính được so sánh là sản lượng cây trồng, vật nuôi trung bình hàng năm. Các số liệu này được thu thập từ các cơ quan thống kê địa phương, ban quản lí các hợp tác xã hoặc từ việc gặt, thu hoạch đại diện... Cách thức so sánh là:
1) Đối chứng giữa sản lượng cây ttồng, vật nuôi trong năm môi trường bị ô nhiễm với những năm trước đó (để đảm bảo độ chính xác, khách quan về những thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên, cần loại trừ trước sản lượng suy giảm do các tác nhân gây hại khác như thời tiết, sâu bệnh...);
2) Đối chứng giữa sản lượng cây ttồng, vật nuôi trong khu vực bị ô nhiễm với ngoài khu vực đó (để đảm bảo độ chính xác cần có điều kiện bắt buộc là giữa các khu vực phải có sự tương đồng về các yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng...).
Đối với những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ do ô nhiễm môi trường gây nên, cách tính phổ biển là thông qua các chi phí khám, chữa bệnh do các cơ sở y tế cung cấp. Tuỳ thuộc vào mức độ ô nhiễm và thời gian gây ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường mà thiệt hại gây ra đối với sức khoẻ con người có thể biểu hiện dưới các dạng: bệnh mãn tính (rối loạn tiêu hoá do thường xuyên sử dụng nước có chất xyanua hay coliíorm...), bệnh cấp tính (viêm phổi cấp do hoá chất độc hại gây nên), từ vong (do nhiễm chất phóng xạ)..., trong đó các loại bệnh mãn tính chiếm tỉ lệ nhiều nhất.
So với cách tính thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khoẻ được quy định trong Điều 612, Bộ luật dân sự năm 2005 (Bộ luật dân sự năm 2015) thì việc tính thiệt hại về tài sản trong lĩnh vực bào vệ môi trường mới chỉ dừng ờ móc xác định giá trị tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng mà chưa xác định những thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng khai thác tài sản; chi phí hợp lí để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. Tương tự, thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm mới chỉ được tính thông qua những chi phí hợp lí cho việc cứu chữa bệnh, mà chưa tính đến những chi phí cho việc bồi dưỡng, phục hồi sửc khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút hoặc các khoản thu nhập thực tế bị mất...
Bước 3: Tham gia giải quyết ttanh chấp, góp phần điều hoà lợi ích giữa các bên xung đột.
Việc các cơ quan quản lí nhà nước về môi trường tham gia giải quyết hầu hết các vụ ttanh chấp đòi bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên tại Việt Nam ưong thời gian qua là một bằng chứng chứng minh sự khác biệt cơ bản với thực tiễn giải quyết các tranh chấp dân sự, thương mại, lao động. Vai trò của các cấp chính quyền và cơ quan quản lí nhà nước về môi trường trong hoạt động này thể hiện ở chỗ là họ vừa với tư cách là cơ quan chuyên môn xem xét, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, các mức độ ô nhiễm, mức độ thiệt hại, vừa là cơ quan đầu mối trong việc đánh giá chứng cứ pháp lý, nêu cơ sở giải quyết và phân tích các mối quan hệ xã hội đan xen, tạo cơ hội cho các bên tranh chấp tự giải quyết các xung đột mà không cần đưa vụ việc ra toà án giải quyết. Quá trình giải quyết tranh chấp thường được tổ chức dưới dạng các “cuộc họp” hoặc “hội nghị” với phương châm: thận trọng, mềm dẻo, hiệu quả và không ngoài mục đích duy trì mối quan hệ lâu dài giữa các cơ sở sản xuất kình doanh gây thiệt hại với cộng đồng dân cư sở tại để bảo vệ môi trường chung.
Các phương án nhằm điều hoà lợi ích xung đột cũng được xây dựng và thực hiện khá linh hoạt, đặc biệt là các phương án đền bù vật chất cho từng đối tượng bị thiệt hại. Căn cứ vào các tình tiết cụ thể của mỗi vụ tranh chấp, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thường gợi ý để các bên áp dụng một hoặc một số phương án bồi thường thiệt hại như sau:
1) Bồi thường toàn bộ thiệt hại thực tế. Phương án này thường được áp dụng trong trường hợp phạm vi ô nhiễm hẹp, thiệt hại chỉ xảy ra với số ít người, giá trị thiệt hại không lớn và dễ xác định.
2) Bồi thường thiệt hại trên cơ sở xác định tỉ lệ giữa tổng giá trị thiệt hại được bù đắp so với tổng giá trị thiệt hại thực tế. Phương án này thường được áp dụng trong trường hợp tổng giá trị thiệt hại được tính trên cơ sở thiệt hại của từng cá nhân, tổ chức cộng lại và người gây thiệt hại thực hiện hành vi làm ô nhiễm môi trường do lỗi vô ý, thiệt hại gây ra quá lớn so với khả năng tài chính của họ. Người gây thiệt hại được giảm mức bồi thường nhưng vì số nạn nhân quá đông nên không thể tính mức giảm cụ thể cho từng người.
3) Bồi thường thiệt hại trên cơ sở xác định cấp độ thiệt hại. Phương án này thường được áp dụng trong trường hợp có sự chênh lệch đáng kể về mức độ thiệt hại giữa những nạn nhân và bên bị hại đã phân loại được thiệt hại thành nhiều cấp độ khác nhau. Người có mức thiệt hại trong một cấp độ sẽ được hưởng cùng mức bồi thường.
4) Bồi thường thiệt hại trên cơ sở xác định mức thiệt hại bình quân. Phương án này được áp dụng trong trường hợp không có sự chênh lệch lớn giữa các mức thiệt hại. Mọi đối tượng bị thiệt hại đều được nhận mức bồi thường như nhau.
5) Bồi thường thiệt hại bằng việc đầu tư vào các công trình công cộng, phúc lợi cho cộng đồng dân cư, như: các công trình thuỳ lợi, bệnh xá, đường giao thông... Phương án này thường được áp dụng trong trường hợp phạm vi ô nhiễm rộng, thiệt hại xảy ra đối với nhiều người và khó xác định mức thiệt hại đến từng đối tượng cụ thể.
Riêng đối với ưanh chấp đòi bồi thường thiệt hại về môi trường do sự cố ưàn dầu gây nên thì cơ quan quản lí nhà nước về môi trường địa phương sẽ là người đại diện cho bên bị hại thực hiện các công việc: lập hồ sơ pháp lý và đòi bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường gây nên. Cụ thể:
- Cơ quan quản lí môi trường của địa phương cùng với các cơ quan có liên quan xây dựng và thu thập toàn bộ hồ sơ mẫu vật liên quan và các khiếu nại của các cấp và nhân dân địa phương về ảnh hưởng của sự cố.
- Tiến hành ghi nhận chứng cứ ban đầu về sự cố, đặc biệt là những thiệt hại ban đầu có thể thấy được như chết người, cháy nổ...
- Thu thập thông tin về chủ phương tiện gây sự cổ, đặc biệt là những thông tin về bảo hiểm, về việc tham gia các điều ước quốc tể về môi trường...
- Tổ chức các nhóm chuyên gia khoa học khảo sát tại hiện trường nhằm đánh giá mức độ, quy mô ô nhiễm, mức độ thiệt hại, suy giảm về môi trường, sinh thái, thiệt hại về kinh tế của các tổ chức, cá nhân trong hiện tại và tương lai...
Tranh chấp mà một bên hoặc các bên là người nước ngoài về bảo vệ môi trường trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết theo pháp luật Việt Nam đồng thời có xem xét đến pháp luật và thông lệ quốc tế.
Tranh chấp giữa Việt Nam với các nước khác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được giải quyết trên cơ sở thương lượng, có xem xét đến pháp luật và thông lệ quốc tế.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)