Mục lục bài viết
1. Kho ngoại quan có được coi là khu phi thuế hay không?
Khi nhắc đến kho ngoại quan thì thông thường chúng ta thường sẽ nghĩ đến là một kho hàng hóa, nơi lưu trữ các mặt hàng xuất khẩu hoặc là nhập khẩu, chờ vận chuyển hoặc giao dịch với các đối tác khác. Đấy là một cách nghĩ thông thường nhất về kho ngoại quan mà chúng ta thường nghĩ đến. Còn về mặt pháp lý thì các bạn có thể tham khảo các nội dung thông tin sau đây để có thể hiểu hơn về kho ngoại quan.
Khu phi thuế quan bao gồm khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó thì quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Theo đó thì kho ngoại quan thì sẽ được coi là khu phi thuế quan. Theo quy định thì kho ngoại quan thì sẽ cần đáp ứng được những diện tích nhất định theo như yêu cầu của pháp luật đề ra. Cụ thể như sau: Kho ngoại quan nằm trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng cạn, cảng hàng không quốc tế hoặc khu vực ga đường sắt liên vận quốc tế phải có diện tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m2; Kho ngoại quan chuyên dùng có diện tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m2 hoặc thể tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m3;....Ngoài ra thì cần phải đáp ứng một số quy định khác của pháp luật đưa ra.
2. Hàng hóa được đưa từ kho ngoại quan vào nội địa để sản xuất hàng hóa xuất khẩu có phải nộp thuế giá trị gia tăng ?
Căn cứ theo quy định tại khoản 20 Điều 4 của Thông tư 219/2013/TT-BTC thì có quy định về các đối tượng mà không phải chịu thuế gia tăng. Theo đó thì những hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam theo đó thì các đối tượng không chịu thuế như sau:
Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Và hồ sơ và thủ tục để xác định và xử lý không thu thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, nhập khẩu và quản lý thuế đối với những hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Bên cạnh đó thì theo như Công văn 4200/TCHQ-TXNK năm 2022 thì có quy định như sau: kho ngoại quan đáp ứng định nghĩa khu phi thuế quan theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đồng thời là khu vực hải quan riêng theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14, quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa kho ngoại quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu. Do đó, trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ kho ngoại quan vào nội địa để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 thì được miễn thuế nhập khẩu, không thu thuế GTGT theo quy định.
Tóm lại thì trường hợp mà doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ kho ngoại quan vào nội địa để có thể sản xuất hàng hóa xuất khẩu đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 thì được miễn thuế nhập khẩu, không thu thuế GTGT theo quy định
3. Hồ sơ, trình tự công nhận kho ngoại quan
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 68/2016/NĐ-CP (sửa đổi bổi sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP) về hồ sơ công nhận kho ngoại quan gồm:
- Văn bản đề nghị công nhận theo Mẫu số 01 (01 bản chính)
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc chứng từ khác về đăng ký doanh nghiệp: 01 bản chụp.
- Sơ đồ thiết kế khu vực kho, bãi, thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị trí các kho hàng, vị trí lắp đặt hệ thống camera, hệ thống đường vận chuyển nội bộ, bảo vệ, văn phòng kho và nơi làm việc của cơ quan hải quan: 01 bản chụp. Ví dụ như là hệ thống camera an ninh nên được đặt ở các vị trí chiến lược của kho ngoại quan như là cửa vào, khu vực đổ xe, khu vực quan trong kho để giámn sát và ghi lại các hoạt động của khu vực; Đường vận chuyển nội bộ phải được thiết kế một cách thông minh để tối ưu hóa lưu thông và hiệu quả vận hành. Nó cần phải cho phép các phương tiện di chuyển dễ dàng và không gây cản trở cho các hoạt động khác....
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy do cơ quan công an cấp: 01 bản chụp. Để được công nhận kho ngoại quan thì kho cần phải đáp ứng được các điều kiện về phòng cháy chữa cháy do cơ quan công an có cấp. Ví dụ như cần có hệ thống báo cháy và chữa cháy được cài đặt tự động để đối phó nhanh chóng với tình trạng là có cháy xảy ra. Phải có các loại thiết bị chữa cháy như bình chữa cháy, hệ thống chữa cháy bằng nước, bình bọt biển hoặc bình cát trang bị đầy đủ và dễ dàng tiếp cận. Cần thường xuyên kiểm tra và bảo trì hệ thống báo cháy và chữa cháy để đảm bảo chúng luôn hoạt động hiệu quả. Các cư dân và nhân viên trong tòa nhà hoặc khu vực cần được đào tạo về kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và quy trình an toàn. Các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra và giám sát việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn cháy... và một số các tiêu chuẩn khác.
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 68/2016/NĐ-CP thì trình tự công nhận kho ngoại quan được quy định như sau:
- Đầu tiên thì doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ đề nghị công nhận gửi qua đường bưu điện, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống tiếp nhận thông tin điện tử của cơ quan hải quan đến Tổng cục Hải quan.
- Tổng cục Hải quan hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, thực tế kho, bãi trong thời hạn là 10 ngày kể từ ngày nhận đủ thời gian. Kết thúc kiểm tra, cơ quan hải quan và doanh nghiệp ký biên bản ghi nhận nội dung kiểm tra.
- Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định công nhận kho ngoại quan hoặc có văn bản trả lời doanh nghiệp nếu chưa đáp ứng điều kiện theo quy định trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày hoàn thành kiểm tra hồ sơ thực tế kho bãi
- Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ trong trường hợp mà chưa đủ hồ sơ hợp lệ thì trong vòng 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày phận đủ hồ sơ của doanh nghiệp. Quá 30 ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo nhưng doanh nghiệp không có phản hồi bằng văn bản, Tổng cục Hải quan có quyền hủy hồ sơ.
Như vậy thì căn cứ theo quy định của pháp luật thì hồ sơ và trình tự công nhận kho hải quan được trình bày rất cụ thể theo các quy định của pháp luật. Theo đó thì để công nhận kho ngoại quan thì cần chuẩn bị đầy đủ các hồ giấy tờ như trên theo như quy định của pháp luật.
Tham khảo thêm các bài ở trang web của Công ty Luật Minh Khuê
Kho ngoại quan là gì? Quy định pháp luật về kho ngoại quan
Quy định chung về kho ngoại quan? Nơi đủ điều kiện thành lập kho ngoại quan?
Thủ tục, điều kiện công nhận kho ngoại quan là gì?
Vui lòng liên hệ 19006162 hoặc lienhe@luatminhkhue.vn để được hướng dẫn.