Mục lục bài viết
1. Cơ cấu tổ chức của ASEAN
Sau năm 1945, nhiều quốc gia đã ra đời dưới hình thức khác nhau ở Đông Nam Á; năm 1945, Indonesia, Việt Nam và lào tuyên bố độc lập. Khi ASEAN ra đời vào năm 1967 thì hiệp hội chưa có nguyên tắc hoạt động cụ thể bởi tuyên bố Bangkok (1967) là một tuyên bố chính trị sơ khai, có nội dung đơn giản, không ràng buộc về mặt pháp lý và không đưa ra những nguyên tắc hay khung thể chế hợp tác khu vực. Hiến chương ASEAN là nhu cầu tất yếu khách quan và là bước chuyển giai đoạn quan trọng của Hiệp hội sau 40 năm tồn tại và phát triển, phản ánh sự trưởng thành của ASEAN và thể hiện tầm nhìn, quyết tâm chính trị của các nước ASEAN. Đặc biệt là mục tiêu xây dựng một ASEAN liên kết chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn và vững mạnh hơn. Cùng với sự ràng buộc pháp lý với tư cách là hiến chương của một tổ chức quốc tế liên chính phủ, sự đổi mới về phương thức hoạt động thì sự cải tổ về cơ cấu tổ chức trong hiến chương sẽ giúp ASEAN thực hiện các thỏa thuận nghiêm túc, kịp thời và nâng cao hiệu quả, chất lượng hợp tác.
Trong chương IV của Hiền chưa có quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức của ASEAN:
- Hội nghị cấp cao (Summit): bao gồm các nguyên thủ quốc gia hoặc những người đứng đầu chính phủ của các quốc gia thành viên. Hội nghị cấp cao sẽ tiến hành họp hai lần một năm và sáu quốc gia thành viên giữ chức chủ tịch ASEAN chủ trì và tổ chức; ngoài ra hội nghị quốc gia sẽ được nhóm họp bất thường khi cần thiết. ASEAN Summit là cơ quan quyền lực cao nhất của ASEAN nhưng điểm mới của hiến chương là thể chế hóa cụ thể và rõ ràng chức năng nhiệm vụ của hội nghị cấp cao: xem xét và đưa ra chỉ đạo với đường lối chính sách và quyết định các vấn đề then chốt liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu của ASEAN, các vấn đề quan trọng mà các quốc gia thành viên quan tâm và tất cả những vấn đề mà hội đồng điều phối ASEAN, các hội đồng cộng đồng ASEAN và các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng để trình lên; Chỉ đạo các bộ trưởng liên quan thuộc các hội đồng tiến hành các hội nghị liên bộ trường đặc biệt và giải quyết các vấn đề quan trọng quả xe có liên quan đến các hội đồng cộng đồng; Thực thì những biện pháp thích hợp để xử lý các tình huống khẩn cấp tác động tới ASEAN; Quyết định các vấn đề liên quan đến cơ chế ra quyết định và cơ chế giải quyết tranh chấp; Đồng thời cho phép thành lập và giải tán các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng và các thể chế khác của ASEAN; và bổ nhiệm tổng thư ký ASEAN;
- Hội đồng điều phối (Coordinating Council) bao gồm các ngoại trưởng ASEAN sẽ tiến hành họp ít nhất hai lần một năm. Hội đồng điều phối ASEAN sẽ được các cơ quan cao cấp liên quan hỗ trợ, có chức năng và thẩm quyền: Chuẩn bị các phiên họp cho hội nghị cấp cao;Điều phối việc triển khai các thỏa thuận và quyết định của hội nghị cấp cao; phối hợp với các hội đồng cộng đồng ASEAN nhằm tăng cường tính chất đồng bộ về chính sách hiệu quả và hợp tác giữa các cơ quan này; tổng hợp các báo cáo của hội đồng cộng đồng ASEAN để trình lên hội nghị cấp cao; xem xét đến báo cáo hằng năm của tổng thư ký về các hoạt động của ASEAN; thông qua việc bổ nhiệm và miễn nhiệm các phó tổng thư ký theo khuyến nghị của tổng thư ký; và thực thi các nhiệm vụ khác được nêu trong hiến chương và những chức năng khác do hội nghị cấp cao chỉ thị;
- Các hội đồng cộng đồng (community Council) bao gồm hội đồng cộng đồng chính trị - an ninh, hội đồng cộng đồng kinh tế, hội đồng cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN. Mỗi quốc gia thành viên sẽ chỉ định một đại diện quốc gia tham dự cuộc họp của hội đồng cộng đồng ASEAN, trực thuộc mỗi hội đồng cộng đồng sẽ có các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng. Để thực hiện các mục tiêu của tuần trụ cột trong ba trụ cột cộng đồng, mỗi hội đồng cộng đồng ASEAN sẽ có các nhiệm vụ cụ thể: Đảm bảo việc triển khai các quy định có liên quan của hội nghị cấp cao; Điều phối công việc của các ngành khác nhau thuộc phạm vi mình phụ trách và các vấn đề có liên quan đến các hội đồng cộng đồng khác; Để trình cấp báo cáo và khuyến khích nên hội nghị cấp cao ASEAN về những vấn đề thuộc trong phạm vi trách nhiệm của mình. Mỗi hội đồng cộng đồng họp ít nhất hai là một năm và do bộ trưởng có nhưng quan của quốc gia thành viên giữ cương vị chủ tịch ASEAN chủ trì;
- Các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng (Sectoral Ministerial Bodies) là các thiết chế trực thuộc các hội đồng cộng đồng có chức năng và quyền hạn: Thực hiện các thỏa thuận và quyết định của hội nghị cấp cao trong lĩnh vực của mình; Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực mà mình phụ trách để hỗ trợ tiến trình liên kết và xây dựng cộng đồng ASEAN; Để trình cấp báo cáo và khuyến nghị nên các hội đồng cộng đồng liên quan. Mỗi cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng trong phạm vi chức năng của mình có thể giao cho các quan chức cao cấp và các cơ quan trực thuộc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ được nêu trong hiến chương.
- Tổng thư ký và ban thư ký: với phương châm cải tổ cơ cấu tổ chức nhằm tăng cường hoạt động của asen ngày càng thiết thực và hiệu quả hơn nên tổng thư ký và ban thư ký ASEAN là những thiết chế được cải tổ mạnh mẽ trong hiến chương với mục đích tăng cường vai trò của các thiết chế này trong hoạt động hợp tác của ASEAN. Tổng thư ký ASEAN sẽ ra hội nghị cấp cao bổ nhiệm với nhiệm kỳ 05 năm và không được tái bổ nhiệm. Tổng thư ký được lựa chọn trong số công dân của các quốc gia thành viên ASEAN dựa theo thứ tự luân phiên có tính đến sự liêm khiết, năng lực và kinh nghiệm chuyên môn và sự cân bằng về giới. Tổng thư ký là quan chức hành chính cao cấp của ASEAN và tiến hành các chức năng, nhiệm vụ của mình theo đúng quy định của hiến chương và các văn kiện, nghị định thư liên quan và các tập quán ta có quả sen. Mỗi quốc gia thành viên của ASEAN thành lập một ban thư ký ASEAN quốc gia với nhiệm vụ: Đóng vai trò là đầu mối quốc gia trong các hoạt động liên quan đến ASEAN; Là nơi lưu trữ thông tin về tất cả các vấn đề liên quan đến ASEAN ở cấp độ quốc gia;Điều phối việc triển khai các quy định của ASEAN ở cấp độ quốc gia; Điều phối và hỗ trợ công tác chuẩn bị của quốc gia cho các cuộc họp ASEAN; Thúc đẩy xây dựng bản sắc và nhận thức về ASEAN ở cấp độ quốc gia; Đóng góp vào việc xây dựng cộng đồng ASEAN.
Ngoài ra, cơ cấu tổ chức ASEAN theo hiến chương còn có ủy ban đại diện thường vụ bên cạnh ASEAN và ủy ban ASEAN ở nước thứ ba và các tổ chức quốc tế. Theo đó, Ủy ban đại diện thường trực bên cạnh ASEAN là mỗi quốc gia thành viên ASEAN sẽ bổ nhiệm một đại diện thường cho có hàm đại sứ bên cạnh ASEAN; Uỷ ban đại diện thường trực bao gồm các vị đại sứ của các quốc gia có chức năng và nhiệm vụ: Hỗ trợ công việc cho các hội đồng cộng đồng và các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng; Phối hợp với ban thư ký ASEAN quốc gia và các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng khác quá sen; Liên hệ với tổng thư ký và ban thư ký ASEAN về tất cả các vấn đề liên quan đến công việc của mình; Hỗ trợ hợp tác giữa ASEAN với các đối tác nước ngoài; và thực thi các nhiệm vụ khác do hội đồng điều phối ASEAN quyết định. Ủy ban ASEAN ở nước thứ ba và các tổ chức quốc tế có thể được thành lập tại các nước ngoài khối ASEAN, bao gồm người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của các quốc gia thành viên ASEAN tại quốc gia đó. Các ủy ban tương tự có thể được lập ra bên cạnh các tổ chức quốc tế sẽ thúc đẩy lợi ích và bản sắc ASEAN tại nước chủ nhà và các tổ chức quốc tế.
2. Các mục tiêu và nguyên tắc của ASEAN
Theo quy định của Hiến chương, các mục tiêu của ASEAN là:
- Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định, tăng cường hơn các giá trị hướng tới hòa bình trong khu vực;
- Nâng cao khả năng tự cường khu vực thông qua đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội;
- Duy trì Đông Nam Á là một khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt sắc;
- Đảm bảo nhân dân và các quốc gia thành viên ASEAN được sống hòa bình với toàn thế giới nói chung trong một môi trường cộng đồng công bằng, dân chủ và hòa hợp;
- Xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất và sự ổn định thịnh vượng, khả năng cạnh tranh và liên kết kinh tế cao, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư bao gồm sự chu chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ và dòng đầu tư; di chuyển thuận lợi của các doanh nhân, những người có chuyên môn cao, những người có tài năng và lực lượng lao động và sự chu chuyển tự do hơn cá xong;
- Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau;
- Tăng cường dân chủ, thúc đẩy quản trị tốt và pháp quyền, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, sự tôn trọng thích đáng các quyền và trách nhiệm của các quốc gia thành viên ASEAN;
- Đối phó hữu hiệu với tất cả các mối đe dọa, các loại tội phạm xuyên quốc gia và các thách thức xuyên biên giới, phù hợp với nguyên tắc an ninh toàn diện;
- Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực và tính bền vẫn của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn di sản văn hóa và chất lượng cuộc sống cao của người dân khu vực;
- Phát triển nguồn nhân lực thông qua hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo lâu dài, trong khoa học và công nghệ để tăng cường quyền năng cho người dân ASEAN và thúc đẩy cộng đồng ASEAN;
- Nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân ASEAN thông qua việc tạo điều kiện để họ tiếp cận bình đẳng các cơ hội để phát triển con người, phúc lợi và công bằng xã hội;
- Tăng cường hợp tác trong việc xây dựng cho người dân ASEAN một môi trường an toàn, an ninh và không có ma túy;
- Thúc đẩy hình thành một ASEAN hưởng tiền nhân dân, trong đó quyển sách mỗi thành viên xã hội tham gia và hưởng lợi từ tiến trình liên kết và xây dựng cộng đồng ASEAN;
- Đề cao bản sắc ASEAN thông qua việc nâng cao hơn nữa nhận thức về sự đa dạng văn hóa và các di sản của cu vực;
- Và duy chỉ vai trò trung tâm và chủ động quá sen như động lực chủ chốt trong quan hệ và hợp tác với các đối tác bên ngoài trong một cơ cấu trúc khu vực mở và minh bạch.
Các nguyên tắc của ASEAN trong hiến chương: Để đạt được các mục tiêu thì ASEAN và các quốc gia thành viên tái khẳng định và tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản đã được nêu trong các tuyên bố, hiệp định, điều Ước, thỏa ước và các văn kiện xác của ASEAN. ASEAN và các quốc gia thành viên sẽ hoạt động theo nguyên tắc: Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các quốc gia thành viên; Cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực; Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế; Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình; Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên; Tôn trọng quyền của các quốc gia thành viên được quyết định vận mệnh của mình mà không có sự can thiệp, lật đổ hay áp đặt từ bên ngoài; Tăng cường tham vấn về các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN; Tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của nền dân chủ và chính phủ hợp hiến; Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và công bằng xã hội; Không Tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào kể cả việc sử dụng lãnh thổ của một nước, do bất kỳ một quốc gia thành viên ASEAN hay ngoài asen hoặc đối tượng không phải là cô giáo tiến hành đi dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các quốc gia thành viên ASEAN; Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN; Đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng; Giữ vai trò trung tâm của ASEAN trong các mối quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội với bên ngoài, vẫn duy trì tính chủ động, hướng ra bên ngoài, thu nạp và không phân biệt đối; Tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ chế dựa trên luật lệ quả xe nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế và giảm dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực trong một nền kinh tế do thị trường thuốc đó.
3. Những điểm mới trong cơ cấu tổ chức của ASEAN theo Hiến chương
Trong quá trình tồn tại và phát triển, Asen thường xuyên thực hiện việc cải tổ cơ cấu tổ chức của mình sao cho phù hợp với tiến trình, mức độ và phạm vi hợp tác trong từng giai đoạn khác nhau. Đây không những thể hiện tính mềm dẻo, linh hoạt trong cách thức tổ chức mà hoạt động của ASEAN còn góp phần tích cực vào việc gia tăng sự hợp tác của các thành viên. Qua các giai đoạn phát triển khác nhau thì cơ cấu tổ chức của ASEAN hiện nay được tổ chức theo quy định của hiến chương ASEAN và có thể chỉ ra được những ưu và nhược điểm khác nhau:
- Ưu điểm:
+ Những quy định về cơ cấu tổ chức ASEAN được pháp điện tao hiến chương ASEAN. Đồng thời chức năng và nhiệm vụ của từng cơ quan này cũng được quy định chi tiết và cụ thể ở ngay trong hiến chương mà không cần thỏa thuận riêng biệt như trước đây. Do đó, ASEAN Được vận hành ổn định và chủ động hơn. Việc có những quy định ngoài hiến chương về cơ cấu và chức năng quyền hạn của các cơ quan chỉ đặt ra khi trong những trường hợp đặc biệt cần thiết hoặc những quy định liên quan trong Hiến Chương mới chỉ dừng ở mức độ mang tính nguyên tắc;
+ Thiết chế pháp lý của ASEAN theo mô hình "chóp quyền lực", Đảm bảo sự tập trung và sự chuyển sau, chuyên trách;
+ Sự phân công, phân nhiệm và mối quan hệ giữa các cơ quan trong ASEAN cũng được xác định rõ ràng, chặt chẽ. Đặc biệt là mối quan hệ giữa cơ quan hoạch định chính sách với cơ quan chấp hành, giữa cơ quan điều phối với cơ quan thực thi; giữa cơ quan trụ cột với cơ quan chuyên ngành và giữa cơ quan cấp trên, cơ quan trực thuộc,... Trong tất cả các cơ quan của xe chỉ duy nhất hội nghị cấp cao là cơ quan hoạch định chính sách, các cơ quan còn lại đều là cơ quan điều phối và điều hành, chấp hành.
+ Quy định về hoạt động của mỗi cơ quan trong bộ máy của ASEAN cũng được thiết kế đảm bảo tính thường xuyên liên tục và nhầm đắp ứng kịp thời các yêu cầu hợp tác trong các lĩnh vực. Khoảng cách giữa các kỳ học của các hội đồng đã được rút ngắn hơn rất nhiều so với các trước đây. Hội nghị cấp cao, hội nghị điều phối, 3 hội đồng cộng đồng đều họp ít nhất hai lần trong một năm so với trước đây là ba năm một lần của hội nghị cấp cao và mỗi năm một lần của các hội nghị bộ trưởng. Vì vậy, sẽ giúp cho các cơ quan này nhất là hội nghị cấp cao với tư cách là cơ quan hoạch định chính sách cao nhất có khả năng phản ứng nhanh nhạy, kịp thời và thường xuyên hơn đối với các vấn đề đặt ra cho Hiệp hội;
+ Thiết chế pháp lý của ASEAN theo hiến chương ASEAN đã nhấn mạnh hơn nữa vào vị trí tổng thư ký, các phó tổng thư ký và ban thư ký - cơ quan hành chính thường chụp nhầm thúc đẩy và xây dựng cộng đồng ASEAN và các hoạt động khác của ASEAN đi vào thiết thực và hiệu quả hơn.
- Nhược điểm: ASEAN đang hướng đến sự hợp tác sâu rộng giữa các thành viên. Tuy nhiên trong cơ cấu tổ chức của ASEAN các cơ quan không thường trực lại chìm xuống nước tối đa, chỉ có ủy ban thường trực và ban thư ký là hoạt động mang tính thường trực. Tuy nhiên, yêu cầu về sự hợp tác sâu rộng và những thách thức mới từ tình hình khu vực và thế giới đòi hỏi trong khuôn khổ của ASEAN phải có nhiều cơ quan hoạt động một cách thường xuyên hơn để kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh.
Cơ cấu tổ chức của ASEAN theo hiến chương đã có những cải cách lớn so với trước đây nhằm đảm bảo cho bộ máy của ASEAN thực hiện có hiệu quả các tôn chị, mục đích đã đề ra trong hiến chương. Những thay đổi này chủ yếu tập trung ở các điểm cơ bản. Với tư cách là hiến chương - văn bản gốc và hợp nhất của một tổ chức quốc tế thì tất cả các thiết chế pháp lý của ASEAN đều đã được thể chế hóa ngay tại hiến chương mà không có những quy định rải rác trong các văn kiện khác nhau như trước đây. Đồng thời, chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan cũng được quy định chi tiết và cụ thể ngay trong hiến chương chứ không cần phải thỏa thuận riêng biệt khác như trước đây.
Trên đây là tư vấn mà công ty Luật Minh Khuê muốn gửi tới quý khách hàng. Nếu quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc hay có câu hỏi pháp lý khác thì vui lòng liên hệ trực tiếp đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 qua số hotline: 1900.6162 để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc kịp thời. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý khách hàng!