1. Quy định chung về công ty hợp danh

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung; ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.

Theo Luật Doanh nghiệp hiện hành, Công ty hợp danh có hai loại: Công ty hợp danh đơn thuần và Công ty hợp danh với sự hiện diện của các thành viên góp vốn. Công ty TNHH cũng có hai loại: Công ty TNHH có hai thành viên trở lên và Công ty TNHH một thành viên. Ngoài ra, tuy Luật Doanh nghiệp không dự liệu nhưng hiện vẫn tồn tại trong lĩnh vực kinh doanh các Hộ kinh doanh cá thể mà chúng ta cũng cần phải xem xét.

Đặc điểm của Công ty hợp danh là cá nhân các thành viên là một yếu tố trội yếu trong việc thành lập công ty. Vì thế phần góp vốn chỉ có thể được chuyển nhượng nếu được các thành viên khác chấp nhận, và khi một thành viên qua đời công ty trên nguyên tắc sẽ bị giải thể.

Công ty hợp danh chỉ quy tụ một số nhỏ thành viên, thường không quá 2 hoặc 3 người (cha và con, anh em, các đồng nghiệp với nhau). Họ phải chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới trên tài sản của cá nhân họ, do đó họ cần phải biết rõ nhau và tin tưởng lẫn nhau. Công ty hợp danh có tính chất rất khép kín. Việc chuyển nhượng phần hùn, ngay cả giữa các thành viên với nhau cũng phải được sự nhất trí của các thành viên. Đó là một bảo đảm để kẻ xấu không lọt vào công ty và để việc phân chia phần hùn giữa các thành viên lúc thành lập công ty chỉ có thể thay đổi với sự đồng tình của những người khác. Ngược lại, một thành viên muôn ra khỏi công ty cũng phải được đa số các thành viên khác chấp thuận. Vì tính cách khép kín như vậy cho nên các thành viên thường là những người làm chung một ngành nghề, họ biết rõ kinh nghiệm và uy tín của nhau nên họp lại để cùng nhau kinh doanh.

2. Thành lập Công ty hợp danh

Ở đây chúng ta chỉ xem xét các điều kiện riêng biệt cho Công ty hợp danh vì các điều kiện chung áp dụng cho mọi công ty đã được cứu xét trong phần trên.

- Thành viên: Công ty hợp danh phải có ít nhất hai thành viên, các thành viên này phải là cá nhân, pháp nhân không thể là thành viên Công ty hợp danh (Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020). Luật không dự liệu số thành viên tối đa. Thành viên phải có trình độ chuyên môn và uy tín ttong ngành nghề kinh doanh.

Ngoài ra, khác vđi thành viên của Công ty TNHH hay cổ đông của Công ty cổ phần, thành viên Công ty hợp danh không được đồng thời là thành viên hợp danh của một Công ty hợp danh khác (có thể là thành viên góp vốn) hoặc chủ DNTN; không được tự mình hoặc nhân danh người thứ ba thực hiện hoạt động kinh doanh trong cùng ngành, nghề kinh doanh với công ty; không được nhân danh công ty ký kết hợp đồng, xác lập và thực hiện các giao dịch khác nhằm thu lợi riêng cho cá nhân và cho người khác (Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020).

Nếu ngành nghề kinh doanh thuộc diện phải có chứng chỉ hành nghề thì tất cả các thành viên phải có chứng chỉ hành nghề (Điều 20 Luật Doanh nghiệp 2020).

Thành viên phải là người thành niên, người chưa thành niên không thể là thành viên của Công ty hợp danh. Trường hợp bị mất hay hạn chế năng lực hành vi dân sư, thành viên sẽ mất tư cách ây.

- Vốn và phần góp vốn: Luật không quy định mức vốn tốì thiểu bởi lẽ các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn về nỢ của công ty. Như vậy, vốn có thể chỉ có tính cách tượng trưng. Nếu vốn góp bằng tiền thì thành viên nào chậm góp vốn sẽ phải chịu tiền lãi kể từ ngày đáng lẽ vốn đã phải được góp đủ.

- Tên công ty: Tên Công ty hợp danh thường bao gồm tên của tất cả các thành viên, hoặc tên một thành viên kèm theo chữ “và công ty”. Trường hợp một thành viên ra khỏi công ty, nếu tên của người đó được dùng đặt tên công ty thì họ có quyền yêu cầu công ty đổi tên.

Tuy nhiên, việc dùng tên thành viên để đặt tên cho công ty không phải là điều do Luật bắt buộc; Công ty hợp danh có thể chọn bất cứ một tên nào khác miễn là không vi phạm quy định tại Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020 như đã nói ưong phần trên.

- Mục đích của công ty: Luật không quy định một giới hạn đặc biệt nào cho hoạt động kinh doanh của Công ty hợp danh ngoài các giới hạn chung cho mọi công ty như đã nói trong phần trên. Tuy nhiên, mục đích của Công ty hợp danh phải được xác định rõ ràng trong Điều lệ bởi vì mọi thành viên hợp danh đều có quyền tham gia vào việc kinh doanh và được chủ động thực hiện công việc nhằm đạt mục tiêu của công ty. Khi hành động như vậy, họ đại diện cho công ty do đó không những công ty phải chịu trách nhiệm về hành động này mà các thành viên khác cũng phải chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn định. Điều này cho thấy nếu mục đích công ty không được xác định rổ ràng trong Điều lệ hoặc được liệt kê một cách quá rộng rãi, thì hậu quả đối với công ty và các thành viên có thể là khôn lường.

- Thủ tục thành lập: Điều lệ phải được tất cả các thành viên ký tên. Ngoài những điều khoản bắt buộc (Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020), Điều lệ có thể ghi thêm các quy tắc khác như: cách thức quản lý công ty, quyền hạn của Giám đốc, cách thức lây ý kiến của các thành viên, các trường hợp giải thể công ty... Tất nhiên công ty chỉ có tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp Giây chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau đó công ty cũng phải thực hiện các thủ tục cồng bố việc đăng ký kinh doanh như mọi công ty khác.

3. Tổ chức quản lý Công ty hợp danh

Việc tổ chức quản lý Công ty hợp danh có nhiều đặc điểm khác so với Công ty TNHH và Công ty cổ phần (Điều 182,183, 184 Luật Doanh nghiệp 2020).

- Việc quản lý: Tất cả các thành viên Công ty hợp danh đều có quyền trực tiếp tham gia quản lý hoạt động kinh doanh của công ty, họ họp thành Hội đồng thành viên, cơ quan quản lý cao nhất của công ty. Hội đồng thành viên quyết định tất cả các vân đề về hoạt động của công ty; khi biểu quyết mỗi thành viên chỉ có một phiếu dù rằng phần góp vốn của họ có khác nhau.

Nếu Điều lệ không quy định khác, tất cả các thành viên đều là người quản lý công ty, mỗi người đều có quyền đại diện cho công ty trong các hoạt động kinh doanh của công ty, được quyền sử dụng tài sản của công ty trong mục đích ấy.

Điều lệ công ty có thể quy định là công ty có một Giám đốc, người này sẽ do Hội đồng thành viên bổ nhiệm. Nhiệm vụ của Giám đốc là điều hành công việc thường nhật của công ty, phân công, điều hoà và phối hợp công việc của các thành viên. Thành viên, mỗi người trong lĩnh vực được phân công chủ động thực hiện công việc của mình và đại diện cho công ty ký kết các hợp đồng liên quan, đại diện cho công ty trưđc pháp luật và cơ quan Nhà nước trong phạm vi công việc được phân công. Tóm lại, dù có hay không có Giám đốc, mọi thành viên Công ty hợp danh đều thật sự tham gia vào việc quản lý công việc kinh doanh của công ty.

Nếu không có Giám đốc, tất cả các thành viên đều là người quản lý công ty, việc bãị chức quản lý của một thành viên có thể do quyết định của Hội đồng thành viên. Việc khai ttừ một thành viên không nhất thiết kéo theo việc giải thể công ty; công ty có thể tiếp tục hoạt động với các thành viên còn lại hoặc tiếp nhận thành viên mới. Thành viên bị bãi nhiệm cũng có thể xin rút ra khỏi công ty với sự chấp thuận của đa số thành viên.

Đối với những người thứ ba, công ty chịu trách nhiệm về tất cả các hành vi của Giám đốc, và các thành viên trong phạm vi mục đích của công ty. Trách nhịêm của công ty có hai giới hạn:

- Công ty không chịu trách nhiệm về các hành vi vượt ra ngoài mục đích của công ty. Thực vậy, các thành viên chỉ chấp nhận chịu ưách nhiệm liên đổi và vô hạn trong một phạm vi được xác định chặt chẽ chứ không ngoài phạm vi đó. Nhưng một khi hành vi của Giám đốc hay một thành viên ở ttong mục đích của công ty thì công ty và các thành viên phải chịu trách nhiệm dù hành vi đó không thích hợp với quyền lợi của công ty; ữong trường hợp này thì người làm hành vi sẽ phải chịu trách nhiệm đốì với các thành viên khác.

- Quyền hạn của Giám đốc và các thành viên bị hạn chế bởi quyền mà pháp luật dành cho Hội đồng thành viên. Trên nguyên tắc, Hội đồng này có quyền quyết định vệ tất cả các hoạt động của công ty, tuy nhiên, Giám đốc và các thành viên được quyền chủ động ttong khi thực hiện các công việc được phân công, ngoại trừ các công việc như: cử Giám đốc; tiếp nhận thành viên; khai trừ thành viên; bổ sung, sửa đổi Điều lệ công ty; chuyển đổi, giải thể công ty.

Khi Giám đốc hay thành viên hành động trong phạm vi công việc được giao phó mà gây thiệt hại cho người thứ ba, trên nguyên tắc công ty phải chịu trách nhiệm. Nhưng nếu gây thiệt hại cho công ty vì vi phạm Điều lệ, không tuân thủ pháp luật hay phạm lỗi trong việc quản lý thì Giám đốc hay thành viên phải chịu trách nhiệm đốì với công ty.

- Các thành viên: Vì thành viên phải chịu ữách nhiệm vô giới hạn và liên đới, cho nên họ phải được thông tin một cách đầy đủ nhất về hoạt động kinh doanh và quản lý công ty. Họ được toàn quyền xem sổ kế toán và các hồ sơ khác của công ty, có thể đặt các câu hỏi bằng văn bản, Giám đốc và các thành viên liên quan phải trả lời cũng bằng văn bản.

Hội đồng bao gồm tất cả cẩc thành viên phải họp để phê chuẩn quyết toán hàng năm của công ty, và mỗi khi có yêu cầu của một thành viên. Thể thức triệu tập Hội đồng do Điều lệ quy định. Điều lệ có thể dự liệu việc lấy ý kiến của thành viên bằng văn bản và ấn định thể thức lấy quyết định theo hình thức này. Quyết định của thành viên cũng có thể được thực hiện bằng một văn bản mang chữ ký của tất cả các thành viên. Hội đồng thành viên có thẩm quyền về tất cả các vấh đề vượt quá quyền hạn được quy định cho Giám đôc và mỗi thành viên tham gia việc quản lý.

Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ của công ty không quy định thì quyết định về các vân đề sau đây phải được ít nhát % tổng số thành viên hợp danh chấp nhận (Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2020):

- Phương pháp phát triển công ty;

- Sửa đổi, bổ sung Điều lệ;

- Tiếp nhận thành viên hợp danh mới;

- Chấp nhận thành viên hợp danh rút khỏi công ty, hoặc quyết định khai trừ thành viên;

- Quyết định dự án đầu tư;

- Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ cao hơn;

- Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vôn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ cao hơn;

- Quyết định thông qua báo cáo tài chính hàng năm, tổng số lợi nhuận được chia cho từng thành viên;

Quyết định về các vần đề khác được thông qua nếu được ít nhát 2/3 tổng số thành viên hợp danh châp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy địrih.

Nếu thành viên có quyền tham gia rộng rãi vào việc tham gia quản lý công ty thì họ cũng có những nghĩa vụ tương xứng.

Trước hết thành viên phải góp đủ vốn đã cam kết; nếu vào lúc thành lập công ty thành viên chưa góp đủ thì sẽ phải góp đủ trong thời hạn đã cam kết hoặc theo yêu cầu của Giám đốc công ty.

Khi quản lý hoặc thực hiện hoạt động kinh doanh nhân danh công ty hoặc đại diện cho công ty, thành viên phải hành động một cách trung thực, mẫn cán phục vụ lợi ích hợp pháp của công ty. Thành viên không được làm mọi hành vi có tính cách cạnh tranh bất chính với công ty như:

- Tham gia với tư cách thành viên hợp danh trong một Công ty hợp danh khác hoặc làm chủ một Doanh nghiệp tư nhân.

- Tự mình hoặc nhân danh người thứ ba thực hiện hoạt động kinh doanh trong cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty.

- Nhân danh công ty ký kết hợp đồng, xác lập và thực hiện các giao dịch khác nhằm thu lợi riêng cho cá nhân và cho người khác.

Nghĩa vụ quan trọng nhất của thành viên hợp danh là phải chịu trách nhiệm liên đđi và vô hạn định về các khoản nợ của công ty.

Nợ của công ty là các khoản nợ do người quản lý ký kết nhân danh công ty và trong giới hạn mục đích của công ty. Nợ này trước hết do công ty phải gánh chịu. Chủ nợ phải yêu cầu cồng ty trả, nếu công ty không trả vì bất cứ lý do gì thì khi đó chủ nợ mới có quyền yêu cầu bất cứ thành viên nào phải trả. Nghĩa vụ này của thành viên là nghĩa vụ luật định, vô giới hạn và liên đới.

Là nghĩa vụ luật định cho nên không một điều khoản nào của Điều lệ có thể miễn cho thành viên nghĩa vụ này. Khi chủ nợ đã chứng minh được rằng nợ là nợ của công ty thì thành viên phải trả. Như vậy, nếu ưong Điều lệ có quy định là một thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong giới hạn phần góp vốn hoặc không phải chịu ưách nhiệm về một số nợ nào đó của cồng ty, thì điều khoản này không đối kháng với người thứ ba, mà chỉ có hiệu lực giữa các thành viên với nhau mà thôi.

Là nghĩa vụ không giới hạn cho nên mỗi thành viên phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nợ của công ty; chủ nợ có thể kê biên tài sản cá nhân của thành viên.

Thành viên phải chịu một nghĩa vụ liên đới giữa họ với nhau và với công ty. Theo nguyên tắc chung của nghĩa vụ liên đới, sự gián đoạn thời hiệu đôi với một người cũng có giá trị đối với những người khác; yêu cầu trả tiền lãi quá hạn đốì với một người cũng có hiệu lực đối với những người kia. Nhưng sự liên đới ở đây là nhằm bảo vệ quyền lợi của người thứ ba, do đó người này có thể từ bỏ quyền viện dẫn sự liên đới.

Nghĩa vụ của thành viên nặng nề như vậy cho nên cần xác định:

- Thành viên được tiếp nhận vào công ty sau khi công ty đã được thành lập chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty phát sinh sau khi đăng ký thành viên đó với cơ quan đăng ký kinh doanh.

- Thành viên rút khỏi công ty phải liến đđi chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của công ty đã phát sinh trước khi đăng ký việc châm dứt tư cách thành viên đó với Cơ quan đăng ký kinh doanh. Nguyên tắc này cũng áp dụng cho thành viên rút khỏi công ty do chuyển nhượng phần góp vốn của mình cho người khác.

Áp dụng nguyên tắc chung cho nghĩa vụ liên đới, thành viên đã trả toàn bộ số nợ của công ty có tố cầu đối với công ty, nhưng tố cầu thường chỉ là lý thuyết vì công ty đã không ưả được nợ vì vô tư lực. Khi đó thành viên sẽ hành xử tố cầu đối với các thành viên kia, nhưng sẽ phải phân chia số nợ giữa các thành viên tương ứng vơi phần trách nhiệm của mỗi người đối với tiêu sản của công ty.

Ngoài nghĩa vụ đôi với nợ của công ty, thành viên còn phải gánh chịu lỗ của công ty nếu có. Trên nguyên tắc mỗi thành viên phải gánh chịu một phần lỗ tương ứng với phần góp vốn trong công ty. Tuy nhiên, Điều lệ có thể dự liệu rằng một thành viên xác định chỉ phải gánh chịu lỗ cho đến một hạn ngạch số nào đó. Điều khoản giới hạn này chỉ có hiệu lực giữa các thành viên mà không đối kháng với các chủ nợ của công ty.

4. Đời sông của Công ty hợp danh

- Kết quả tài chính: Hàng năm, Giám đốc phải lập một bản tường trình về việc quản lý và bút toán cuối năm. Các tài liệu này được chuyển đến các thành viên và sau đó phải được Hội đồng thành viên phê duyệt. Nếu công ty có lãi, Hội đồng sẽ quyết định việc phân chia (không cần lập quỹ dự trữ).

Nếu không có lãi thì không thể có việc phân chia cổ tức. Nếu công ty chịu lỗ thì việc thanh toán lỗ sẽ lấy từ tích sản. Chỉ trong trường hợp công ty không còn khả năng trả nợ thì các thành viên mới phải gánh chịu tiêu sản của công ty.

- Thay đổi thành viên: Công ty hợp danh là một loại công ty trong đó yếu tố cá nhân các thành viên là rất quan trọng. Các thành viên chỉ chấp nhận gánh chịu ưách nhiệm vô hạn và liên đới vì họ biết rõ nhau, tin tưởng lẫn nhau. Do đó, việc thay đổi thành viên là một điều rất khó khăn, và nếu có thì phải theo các điều kiện nghiêm ngặt. Việc tiếp nhận thành viên mới phải được sự chấp thuận của Hội đồng thành viên. Việc rút ra khỏi công ty hay chuyển nhượng phần góp vốn cho một người khác dù là thành viên hay người ngoài cũng phải được đa số các thành viên chấp nhận. Việc tiếp nhận thành viên mới và việc thành viên rút khỏi công ty phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, sự thay đổi thành viên này sẽ kéo theo việc sửa đổi Điều lệ để xác định lại phần góp vốn của mỗi người và thêm thành viên mới, việc này chỉ có thể thực hiện bởi Hội đồng thành viên.

Vấn đề khó khăn đặt ra khi một thành viên qua đời.

Theo Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tư cách thành viên chấm dứt khi người này qua đời. Sự kiện này không đương nhiên dẫn đến việc giải thể công ty, công ty vẫn có thể tiếp tục hoạt động nếu số thành viên còn lại từ hai người trở lên. Nhưng vấn đề đặt ra là gỉải quyết quyền lợi của người quá cố như thế nào?

Giải pháp đơn giản nhất là công ty tiếp tục hoạt động vổi số người còn lại, thừa kế của người quá cố sẽ thừa hưởng các quyền lợi của người quá cố trong công ty nhưng không phải là thành viên của công ty. Quyền lơi này được xác định vào lúc người quá cố qua đời; người thừa kế là chủ nợ của công ty về các quyền lợi này. Điều lệ công ty có thể quy định là một người thừa kế của người thành viên quá cố sẽ được thay thế người này làm thành viên của công ty. Trong trường hợp này người thừa kế sẽ tiếp nối nhân thân của người quá cố, tiếp tục hưởng các quyền lợi và chịu các nghĩa vụ của người quá cố đối với công ty.

Chúng ta thấy rằng trong trường hợp thừa kế của người quá cố không tiếp tục là thành viên của công ty thay thế cho người quá cố, thì họ sẽ phải gánh chịu nghĩa vụ của người quá cố đốì với nự của công ty phát sinh ưước khi đăng ký việc chấm dứt tư cách thành viên của người quá cố với Cơ quan đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, chủ nợ của công ty sẽ phải phân chia món nợ giữa các thừa kế vì theo luật mỗi người chỉ phải gánh chịu mọt phần nợ di sản tương ứng với phần tài sản mà họ đã nhận (Điều 615 Bộ luật Dân sự 2020).

Nếu người thừa kế được chấp nhận tiếp tục nhân thân của người quá cố làm thành viên công ty, thì người đó sẽ chịu trách nhiệm về nợ của công ty như người quá cố, công ty coi như không có gì thay đổi.

Khi một thành viên của công ty được các thành viên khác thoả thuận cho rút khỏi công ty mà không phải lo chuyển nhượng phần góp vốn, thì người đó được cồng ty hoàn trả phần góp vốn theo thoả thuận hoặc theo giá được xác định dựa trên nguyên tắc quy định ttong Điều lệ công ty. Sau khi rút khỏi công ty, người đọ vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty đã phát sinh trước khi đăng ký việc rút lui của thành viên với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

5. Giải thể Công ty hợp danh

Các nguyên nhân giải thể Công ty hợp danh cũng giống như đốì vổi mọi công ty khác: hết thời hạn hoạt động, mục đích của công ty đã hoàn thành hay không còn tồn tại, hợp đồng công ty (Điều lệ) bị hủy bỏ, do thoả thuận giữa các thành viên, do Toà án tuyên bố giải thể, tất cả các phần góp vốn quy tụ vào tay một người.

Nhưng Công ty hợp danh cũng có thể bị giải thể do các biến cố xảy ra đối với cá nhân các thành viên (chết, mất năng lực hành vi dân sự), các biến cố này không đương nhiên dẫn đến việc giải thể công ty, các thành viên có thể nhất trí với nhau duy trì hoạt động của công ty sau khi thực hiện các điều chỉnh cần thiết.