Mục lục bài viết
1. Kiến thức về cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng
- Định nghĩa: các cặp từ hô ứng là những cặp từ được sử dụng để nối các vế câu ghép với nhau, thể hiện mối quan hệ về nghĩa giữa các vế câu. Cặp từ hô ứng là những cặp phó từ, chỉ từ, hay đại từ thường đi đôi với nhau, và hay dùng để nối vế trong các vế trong câu ghép
- Tác dụng: để thực hiện quan hệ về nghĩa giữa các vế câu, ngoài quan hệ từ, ta còn có thể nối các vế câu ghép bằng một số cặp từ hô ứng như:
+ Vừa.... đã....; chưa.... đã...; mới.... đã...; vừa.... vừa....; càng..... càng....
+ Đâu.... đấy; nào....ấy; sao.... vậy; bao nhiêu.... bấy nhiêu.
- Các cách nối câu ghép:
Thứ nhất, nối bằng từ ngữ nối (hay nối trực tiếp)
+ Nối bằng từ nối (hay nối trực tiếp): cách nối trực tiếp trong câu ghép là cách nối không sử dụng từ nối hay các cặp từ hô ứng)
+ Ví dụ minh hoạ:
Trời tối, các bác đang dọn hàng để về
Hôm nay tôi đi học, em trai tôi được nghỉ
Thứ hai, nối các vế trong câu bằng quan hệ từ
+ Giữa các vế trong câu ghép có nhiều kiểu quan hệ khác nhau. Nếu muốn biểu thị những quan hệ đó, chúng ta có thể sử dụng các quan hệ từ để nối vế câu với nhau.
+ Quan hệ từ: nhưng, và ,rồi, thì, hay, hoặc,...
Ví dụ: Tôi đến chơi nhưng anh ấy lại không ở nhà
+ Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu người bấy nhiêu
+ Hễ học sinh đi học muộn thì cô giáo sẽ bắt chép phạt.
Thứ ba, nối trực tiếp (không dùng từ nối)
Trong trường hợp này, giữa các từ câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm
- Ý nghĩa của cặp từ hô ứng:
Chúng ta cần sử dụng cặp từ hô ứng trong các việc nối các vế câu ghép nhằm thể hiện mối quan hệ về nghĩa giữa các vế câu đó. Cặp từ hô ứng bao gồm những từ phối hợp nhau, thường đi đôi với nhau và được dùng để nối vế trong câu ghép. Đóng vài trò và liên kết giữa các vế câu và giúp cho người đọc hiểu hơn về quan hệ logic và nghĩa của các câu trong câu ghép.
Thể hiện mối quan hệ về nghĩa giữa các câu, điều nay giúp cho câu ghép trở nên mạch lạc, logic và dễ hiểu hơn trong việc diễn đạt ý kiến và thông điệp. Nhờ các cặp từ hô ứng, người đọc có thể nhận biết được mối quan hệ tương quan, trái ngược hoặc song song giữa các ý trong câu ghép.
- Những lưu ý khi sử dụng cặp quan hệ từ hô ứng trong viết câu hoặc viết văn:
+ Đồng nhất về hình thức: cặp từ hô ứng thường cần cùng thuộc loại từ ngữ, ví dụ như cùng là danh từ, tính từ hay động từ. Điều nay giúp tạo sự cân đối và hợp nhất trong câu.
+ Đúng nghĩa và ngữ cảnh: cặp từ hô ứng nên được chọn sao cho phù hợp với ý nghĩa của câu và ngữ cảnh. Điều này giúp truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng và chính xác.
+ Cân đối về ý nghĩa: cặp từ hô ứng trong câu nên mang ý nghĩa tương đương hoặc trái ngược nhau, tạo sự cân đôi với biểu đạt một quan hệ nghĩa trong câu
+ Cẩn trọng với cặp từ hô ứng phức tạp: có những cặp từ hô ứng có cấu trúc phức tạp và chứa nhiều từ thành phần. Khi sử dụng các cặp từ này, cần chú ý đảm bảo sự rõ ràng và dễ hiểu cho người đọc. Việc sử dụng đúng cặp từ hô ứng là quan trọng vì: Tạo sự mạch lạc việc sử dụng đúng cặp từ hô ứng giúp tạo sự liên kết và liên thông giữa các phần của câu hoặc văn bản, đảm bảo mạch lạc trong viết. Truyền đạt ý nghĩa chính xác: cặp từ hô ứng giúp truyền đạt ý nghĩa của câu một cách rõ ràng và dễ hiểu cho người đọc. Tạo sự hấp dẫn và mang tính thẩm mỹ: sử dụng các cặp từ hô ứng một cách đúng đắn giúp tạo sự hấp dẫn và mang tính thẩm mỹ cho câu hoặc văn bản, làm tăng giá trị và truyền cảm hứng cho người đọc.
Tóm lại, việc sử dụng đúng cặp từ hô ứng không chỉ giúp tăng tính logic và cấu trúc cho câu hoặc văn bản, mà mang lại sự rõ ràng và chính xác trong truyền đạt ý nghĩa. Đây là yếu tố quan trọng để viết câu hoặc viết văn hiệu quả.
2. Bài tập nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng
2.1. Nhận xét
Câu 1: (Trang 64 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Tìm các vế câu trong mỗi vế câu ghép dưới đây. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu:
a) Buổi trưa, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển
b) Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy.
Trả lời
a) Vế 1: Nắng (chủ ngữ), vừa nhạt (vị ngữ)
Vế 2: Sương (chủ ngữ), đã buông nhanh xuống mặt biển (vị ngữ)
b) Vế 1: Chúng tôi (chủ ngữ), đi đến đâu (vị ngữ)
Vế 2: Rừng (chủ ngữ), rào rào chuyển động đến đấy (vị ngữ)
Câu 2: Nhận xét (Trang 65 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2: Các từ in đậm trong hai câu ghép trên được dùng làm gì? Nếu lược bỏ những từ ấy thì quan hệ giữa các vế câu có gì thay đổi.
Trả lời
Các từ in đậm được dùng để nối hai vế trong câu ghép. Nếu lược bỏ những từ ấy thì quan hệ giữa các vế câu không chặt chẽ; đôi khi câu văn trở nên không hoàn chỉnh.
Câu 3: (trang 65 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Tìm những từ có thể thay thế cho các từ in đậm trong hai câu ghép đã dẫn
Trả lời:
a. mới... đã..., chưa... đã..., vừa... vừa..., càng... càng...
b. chỗ nào.... chỗ ấy...
2.2. Luyện tập
Câu 1: Trong những câu ghép dưới đây, các vế câu dược nối với nhau bằng những từ nào?
a) Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi (Thạch Lam)
b) Chiếc xe ngựa vừa đậu lại, tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra (Nguyễn Quang Sáng)
c) Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ (Trần Hoài Dương)
Trả lời:
Các vế câu được nối với nhau bằng những từ:
a) ... chưa.... đã....
b) .... vừa.... đã....
c) .... càng.... càng....
Câu 2: Tìm các cặp từ hô ứng thích hợp với mỗi chỗ trống
a) Mưa... to, gió.... thổi mạnh
b) Trời... hửng sáng, nông dân.... ra đồng
c) Thuỷ Tinh dâng nước cao...., Sơn Tinh làm núi cao lên...
Trả lời:
a) Mưa càng to, gió càng thổi mạnh
b) Trời vừa hửng sáng, nông dân đã ra đồng
c) Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu
3. Bài tập áp dụng
Câu 1: Tìm cặp từ hô ứng thích hợp điền vào chỗ trống
a) Nó.... về đến nhà, bạn nó..... gọi đi ngay
b) Gió.... to, con thuyền.... lướt nhanh trên biển
c) Tôi đi.... nó cũng đi.....
d) Tôi nói....., nó cũng nói.....
Đáp án:
a) Nó vừa đến nhà, bạn nó đã gọi đi ngay
b) Gió càng to, con thuyền càng lướt nhanh trên biển
c) Tôi đi đâu nó cũng đi đấy
d) Tôi nói sau, nó cũng nói vậy
Câu 2: Điền vế câu thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép:
a) Mưa càng lâu,...
b) Tôi chưa kịp nói gì,.....
c) Nam vừa bước lên xe buýt,....
d) Các bạn đi đâu thì....
Đáp án
a) Mưa càng lâu, đường càng lầy lội
b) Tôi chưa kịp nói gì, nó đã bỏ chạy
c) Nam vừa bước lên xe buýt, xe đã chuyển bánh
d) Các bạn đi đâu thì tôi theo đấy
Câu 3: Xác định cặp từ hô ứng nối các vế câu trong từng câu ghép dưới đây:
a) Mẹ bảo sao/thì con làm vây
b) Học sinh nào chăm chỉ/ thì học sinh đó đạt kết quả cao trong học tập
c) Anh cần bao nhiêu/ thì anh lấy bấy nhiêu
d) Dân càng giàu/ thì nước càng mạnh
Đáp án:
a) Cặp từ hô ứng: sao... vây
b) Cặp từ hô ứng: nào.... đó
c) Cặp từ hô ứng: bao nhiêu.... bấy nhiêu
d) Cặp từ hô ứng: càng.... càng
Câu 4. Có bao nhiêu cặp từ hô ứng thông dụng trong Tiếng Việt. Hãy đưa ra ví dụ và giải thích.
Đáp án:
- Vừa... đã...: cặp từ này được sử dụng để thể hiện sự đồng thời của hai hành động. Thông qua cặp từ này ta muốn nói rằng việc thứ nhất chỉ mới kết thúc thì việc thứ hai đã xảy ra.
Ví dụ: Anh ta vừa đi học đã gặp cô bạn cũ
- Chưa... đã....: cặp từ này cũng thể hiện sự đồng thời của hai hành động, nhưng tập trung vào việc thứ nhất xảy ra sớm hơn dự kiến.
Ví dụ: Chưa về tới nhà trời đã mưa
- Dù... nhưng.. : Cặp từ này được sử dụng để đưa ra hai ý kiến trái ngược nhau, nhưng đồng thời thể hiện sự nhượng bộ, sự chấp nhận của người nói
Ví dụ: Dù bạn là bạn thân nhưng tôi không thể chia sẻ bí mật này với bạn được
- Dù... thì.....: cặp từ này cũng đưa ra ý kiến trái ngược nhau, nhưng thể hiện sự mạnh mẽ, quyết đoán hơn so với cặp từ Dù... nhưng.
Ví dụ: Dù có khó khăn thì anh ta vẫn quyết tâm theo đuổi ước mơ của mình.
Bạn đọc có thể tham khảo bài viết: Luyện từ và câu lớp 5: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ có đáp án.