1. Khái niệm

Khoản 10 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2020 định nghĩa:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

10. Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Nội dụng chính về khái niệm và đặc điểm của Doanh nghiệp theo quy định mới?

>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162

2. Đặc điểm

2.1 Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng

Việc đặt tên cho doanh nghiệp , về nguyên tắc, do người sáng lập quyết định. Cũng giống như việc đặt tên cho con, thông thường, người ta sẽ đặt tên doanh nghiệp theo ý nghĩa làm ăn phát đạt: Đại Phát, Hưng Thịnh, Quyết Tiến... hoặc thể hiện mục tiêu, phương châm hoạt động của công tỵ: Đại Tín, Tín Nghĩa... hoặc theo các tiêu chí khác.
Tuy vậy, việc đặt tên doanh nghiệp dưới góc độ pháp luật về doanh nghiệp phải thỏa mãn một số yêu cầu nhất định. Cụ thể: Tên doanh nghiệp phải được viết bằng tiếng Việt và không thuộc các trường hợp bị pháp luật cấm.
Theo Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định, cụ thể như sau:
Điều 37. Tên doanh nghiệp
1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp;
b) Tên riêng.
2. Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
3. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
4. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
5. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.
Cần lưu ý, đầy là hai thành phần bắt buộc phải có trong tên của doanh nghiệp, là bộ phận chính cấu thành tên của doanh nghiệp. Ngoài ra, các thành viên của doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp có thể thêm một số thành phần khác vào trong tên của doanh nghiệp. Thông thường, người ta thường hay thêm vào tên của doanh nghiệp chức năng hoạt động của doanh nghiệp.
Tuy vậy, với quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020, vấn đề trên đã được giải đáp một cách minh thị. Theo đó, tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, z, w, chữ số và ký hiệu. Có nghĩa là, chỉ cần viết được bằng các ký tự có trong bảng chữ cái của Vỉệt Nam mà không cẩn xác địrih có ý nghĩa hay không.
Điều 38. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.
2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Điều 39. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
2. Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
Trường hợp thứ nhất: Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên các doanh nghiệp khác
Trong giai đoạn hiện nay, tên của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở chỗ tạo nên sự phân biệt giữa các chủ thể kinh doanh trên thương trường mà trong nhiều trường hợp, tên của doanh nghiệp đã trở thành tài sản có giá trị lớn. Xã hội quen gọi tài sản này dưới tên gọi: thương hiệu. Xuất phát từ mục đích bảo vệ cho các chủ thể chân chính, tránh những toan tính trục lợi bất chính từ việc “ăn theo” tên các doanh nghiệp đã thành danh, pháp luật có nhiều cơ chế để bảo hộ tên của doanh nghiệp.
Trong khi đó, việc đặt các tên có chứa đựng sự khác biệt, nhưng khác biệt không đủ lớn, được coi là tên gây nhầm lẫn. Các yếu tố nhầm lẫn có thể kể đến là: Tên viết tắt, tên nước ngoài giống nhau; tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi: một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, z, w ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó; ký hiệu “&”, từ “tân” ngay trước hoặc “mới’’ ngay sau hoặc trước; và (d) từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự
Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký : Bên cạnh việc bảo hộ tên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, chúng ta có thể tìm thấy cơ chế bảo hộ tên doanh nghiệp thông qua quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ dưới dạng tên thương mại.
Theo đó, tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cả nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Có một số khác biệt giữa cơ chế bảo hộ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp với cơ chế bảo hộ của pháp luật về sở hữu trí tuệ:
Một là, việc bảo hộ tên doanh nghiệp theo pháp luật về doanh nghiệp được thực hiện một cách tự động. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp bị vi phạm chưa cần thiết phải làm thủ tục khiếu nại thì cơ quan đăng ký doanh nghiệp đã phải có nghĩa vụ rà soát xem tên của doanh nghiệp đang đăng ký có vi phạm tên của doanh nghiệp nào đã đăng ký trước đó hay chưa ? Trong khi đó, muốn bảo hộ theo quy chế của pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với tên thương mại thì doanh nghiệp phải tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và quan trọng là doanh nghiệp này phải có nghĩa vụ chứng minh đã có hành vi vi phạm tên thương mại của mình.
Hai là, việc bảo hộ tên thương mại chỉ đặt ra đối với các chủ thể kinh doanh trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Do đó, nếu không cùng lĩnh vực kinh doanh thì vấn đề bảo hộ không đặt ra.
Trường hợp thứ hai: Tên doanh nghiệp sử dụng từ ngữ, kỷ hiệu vì phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tạc của dân tộc
Đây là tiêu chí khó khăn nhất đối với cả người đăng ký thành lập doanh nghiệp và cả cơ quan đăng ký kinh doanh. Trên thực tế, hầu như rất khó để xác định thế nào là thuần phong mỹ tục, truyền thống lịch sử của dân tộc.
Các trường hợp đặt tên doanh nghiệp bị coi là vi phạm văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc:Sử dụng từ ngữ, ký hiệu mang ỷ nghĩa dung tục, khiêu dâm, bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội;Sừ dụng từ ngữ, ký hiệu thể hiện hoặc ám chỉ sự đe dọạ, xúc phạm, phỉ báng, lăng mạ, bôi nhọ, khiếm nhã đổi với tổ chức, cá nhãn khác;Sử dụng từ ngữ, ký hiệu thể hiện hoặc ám chỉ sự phân biệt, kỳ thị vùng miền, dân tộc, tôn giáo, chủng tộc, giới; Các trường hợp khác về sử dụng từ ngữ vi phạm văn hỏa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc theo quy định của pháp luật.
Trường hợp thứ ba: Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị, hoặc tổ chức đó.

2.2 Doanh nghiệp có tài sản

Để tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có tài sản. Tài sản của doanh nghiệp được hình thành dựa trên ba nguồn: Tài sản do các thành viên, cổ đông (gọi chung là nhà đầu tư) đầu tư vào doanh nghiệp; Tài sản do doanh nghiệp huy động; và Tài sản do doanh nghiệp tạo lập nên trong quá trình hoạt động như chênh lệch giữa mệnh giá và thị giá trong quá trình phát hành cổ phần, lợi nhuận được giữ lại để tái đầu tư.
Nhìn nhận trong quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, tài sản trong doanh nghiệp tại thời điểm được thành lập chỉ bao gồm một nguồn duy nhất là từ các nhà đầu tư. Cho nên, tại thời điểm doanh nghiệp được thành lập, tài sản trong các doanh nghiệp chính là vốn điều lệ của doanh nghiệp.

2.3 Doanh nghiệp có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kỉnh doanh

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Vỉệt Nam trong trường hợp cần thiết. Trụ sở phải có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Mục đích kinh doanh được hiểu là mục đích tìm kiếm lợi nhuận hợp pháp của doanh nghiệp. Chính mục đích này là yếu tố căn bàn để phân biệt doanh nghiệp với các tổ chức khác. Tuy vậy, với sự ra đời của Luật doanh nghiệp năm 2020, cần thiết phải phân biệt doanh nghiệp và doanh nghiệp xã hội. Theo đó, nếu mục đích lớn nhất của doanh nghiệp là lợi nhuận thì đối với doanh nghiệp xã hội ngoài mục tiêu lợi nhuận còn phải đáp ứng các mục tiêu mang tính xã hội.
- Là doanh nghiệp được đăng kỷ thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020;
- Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;...
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê