Luật sư tư vấn:

1. Nội dung quyền tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật thể hiện dưới hình thức viết

Nội dung quyền tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là tổng hợp các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm, công trình. Theo quy định tại Điều 18 Luật SHTT, quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền nhân thân của tác giả là tiền để của quyền tài sản.

Quyền nhân thân của tác giả theo quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ số 07/VBHN-VPQH năm 2019), bao gồm quyền đặt tên cho tác phẩm. Tác giả có quyền đặt tên cho tác phẩm do mình sáng tạo ra. Tên tác phẩm có thể được đặt theo nghĩa đen, theo nghĩa bóng hoặc vô đề (vô đề thường đặt cho tác phẩm thơ). Bác Hồ có nhiều bài thơ “vô đề” sáng tác ở Việt Bắc trong các năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Các bài thơ rất hay của Bác Hồ như:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng,

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang 

- Thơ văn Hồ Chí Minh -

Hay:

“Hòn đá to

Hòn đá nặng,

Một người nhắc

Nhắc không đặng”...

- Thơ văn Hồ Chí Minh -

Hay:

“Chưa năm mươi đã kêu già

Sáu ba mình vẫn nghĩ là đương trai

Sống quen thanh đạm nhẹ người

Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung”

- Thơ văn Hồ Chí Minh -

Tuy nhiên, tên của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học do tác giả đặt, nhưng tên của tác phẩm không được xâm phạm, danh dự, nhân phẩm của người khác, không phản cảm và phải phát âm được. Tác giả đặt tên cho tác phẩm của mình và quyền đặt tên cho tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là quyền nhân thân của tác giả. Trên thực tế, người khạc muốn trích nguyên văn một đoạn văn của tác giả, người ta có thể tự đặt tên cho đoạn văn đó phù hợp với nội dung muốn công bố, hành vi này không bị coi là vi phạm quyền tác giả, vì nội dung của đoạn văn này vẫn được giữ nguyên và vẫn mang tên tác giả.

Tác giả có quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.

Khi tác phẩm được hình thành, tác giả có quyền công bố hoặc không công bố tác phẩm. Tác giả tự mình công bố tác phẩm của mình, có quyền cho phép người khác công bố tác phẩm. Tác phẩm của tác giả được công bố hay không được công bố, thì quyền tác giả vẫn được pháp luật bảo hộ. Quyền tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật là quyền tự động, không phải đăng ký tác phẩm. Vì vậy, tác phẩm của tác giả được định hình dưới một hình thức nhất định, thì quyền tác giả được xác lập đối với tác phẩm do tác giả sáng tạo ra.

Quyền tác giả được bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Các quyền nhân thân của tác giả văn học, nghệ thuật, khoa học được pháp luật bảo vệ. Các quyền nhân thân của tác giả là tiền đề của quyền tài sản.

Quyền tài sản của tác giả theo quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ. Khi tác phẩm của tác giả có quyền tài sản đối với quyền tác giả trong các trường hợp:

Tác phẩm của tác giả là tác phẩm gốc để tạo ra tác phẩm phái sinh; tác phẩm được dàn dựng để biểu diễn trước công chúng tác phẩm được sao chép và trong các trường hợp tác phẩm được phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.

Khi tác phẩm được truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Các quyền này do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật SHTT.

Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định này phải xin phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

 

2. Nội dung quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu

Theo điều 21, Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam quy định:  

a)    Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế ầm thanh, ánh sáng, mỹ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh được đặt tên cho tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng. Được bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, biên đạo múa, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật sân khấu, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm sân khấu được hưởng các quyền nhân thân và tài sản của một tác giả.

b)    Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu là chủ sở hữu các quyền công bố tác phẩm hoặc cho người khác công bố tác phẩm và các quyền tài sản khi làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn tác phẩm trước công chúng, sao chép tác phẩm, phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoăc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính (Điều 20 Luật SHTT).

c)    Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh có nghĩa vụ trả tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác theo thỏa thuận với đạo diễn, biên kịch, quay phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ (Khoản 1 Điều 21 Luật SHTT).

Quyền tác giả của chương trình máy tính, tác giả sưu tập dữ liệu theo quy định tại Điều 22 Luật SHTT: Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.

Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.

Sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp xếp các tư liệu dưới dạng điện tử hoặc dạng khác.

Việc bảo hộ quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu không bao hàm chính các tư liệu đó, không gây phương hại đến quyền tác giả của chính tư liệu đó.

d)   Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa dân gian hình thành và lưu truyền hàng ngàn năm lịch sử. Có nhiều truyện cổ tích, nhiều câu tục ngữ, ca dao, dân ca được nhân dân sáng tác trong cuộc sống lao động, trong khắc phục thiên tai, trong tình cảm lứa đối, tình yêu, trong khổ đau và mất mát, khát vọng và yêu thương... Đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, quyền tác giả được quy định tại Điều 23 Luật SHTT. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hóa và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác. Tác phẩm văn học, nghệ
thuật dân gian bao gồm: Truyện, thơ, câu đố; Điệu hát, làn điệu âm nhạc; Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi; Sản phẩm nghệ thuật đồ hoạ, hội hoạ, điều khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật SHTT, thì tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.

e)     Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học (Điều 24 Luật SHTT).

Việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này do Chính phủ quy định cụ thể.

 

3. Những trường hợp không phải xin phép, khống phải trả thù lao

Theo quy định tại Điều 25 Luật SHTT, các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao:

a)     Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

b)     Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

c)     Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyển hình, phim tài liệu;

d)     Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

e)    Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

g)    Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

h)    Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

i)      Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm trong các trường hợp trên không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm; tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân; trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại.

Riêng tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình và chương trình máy tính không được sao chép.

 

4. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiên nhuận bút, thù lao

Theo điều 26, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009:

a)    Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác và phương thức thanh toán do các
bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.

Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ.

b)     Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

c)      Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh.

 

5. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

a)  Các quyền nhân thân của tác giả được bảo hộ vô thời hạn (Điều 27 Luật SHTT):

-     Quyền đặt tên cho tác phẩm;

-     Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm;

-     Quyền được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố;

-     Quyền được bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy túi của tác giả.

Các quyền nhân thân trên đây của tác giả được pháp luật bảo hộ vô thời hạn.

b)   Quyền nhân thân được bảo hộ có thời hạn:

-    Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;

-    Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

-    Thời hạn bảo hộ các quyền nhân thân xác định ừên đây chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

 

6.  Hành vi xâm phạm quyền tác giả

a) Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; Mạo danh tác giả; Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả; Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó; Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả; Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả (trừ trường hợp sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân; trích dẫn để giảng dạy trong nhà tường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại).

b)    Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh (trừ trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, không phải trả thù lao - Điều 25 Luật SHTT). Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao theo quy định; Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả; Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả;

c)    Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình; Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm; Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình; Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo;

Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả - Điều 28 Luật SHTT.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vự sở hữu trí tuệ bạn có thể sử dụng: Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật qua email hay Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi: 1900.6162, hoặc có thể Đặt lịch để gặp luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng. Đội ngũ luật sư của Công ty luật Minh Khuê luôn sẵn sàng phục vụ bạn./.