1. Cơ sở pháp lý về nội quy lao động

- Bộ luật lao động năm 2019

- Nghị định 145/2020/NĐ-CP

- Nghị định 12/2022/NĐ-CP

2. Nội quy lao động là gì?

Nội quy lao động là văn bản do Người sử dụng lao động có thẩm quyền ban hành quy định về các quy tác xử sự mà người lao động phải tuân thủ khi tham gia quan hệ lao động, quy định về các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, các hình thức xử lý kỷ luật tương ứng và quy định về trách nhiệm vật chất (Giáo trình Luật Lao động 2020 Trường Đại học Luật Hà Nội).

3. Đặc điểm của nội quy lao động

Là văn bản do người sử dụng lao động ban hành và thể hiện ý chí của người sử dụng lao động

Đây là đặc điểm đặc trưng nhất và rõ nét nhất có thể nhận ra ngay trong các quy định pháp luật Lao động Việt Nam hiện hành. Người sử dụng lao động là các cá nhân, tổ chức có quan hệ thuê mướn với người lao động. Trong mối quan hệ lao động, pháp luật bảo vệ và cho phép người sử dụng lao động có quyền quản lý đối với người lao động làm việc cho mình. Do đó, nội quy lao động được người sử dụng lao động ban hành, được pháp luật, được Nhà nước công nhận và bảo vệ bằng cách thực hiện đăng ký. Qua đó đảm bảo duy trì trật tự tại nơi làm việc, tại đơn vị sửu dụng lao động để nân cao năng suất lao động.

Nội quy lao động mang tính phổ biến

Tính phổ biến của nội quy lao động được thể hiện thông qua phạm vi áp dụng và tần suất áp dụng nội quy lao động. Với mực tiêu khi ban hành nội quy lao động nhằm đảm bảo duy trì trật tự, kỷ luật tại nơi làm việc, vì vậy, nội quy lao động có tính bắt buộc thực hiện đối với người lao động làm việc tại công ty, đơn vị sử dụng lao động. Người sử dụng lao động cũng đồng thời phảo nghiêm túc thực hiện các nội dung nội quy lao động. Nội quy lao động không chỉ được áp dụng một lần hoặc một vài lần mà được sử dụng lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình làm việc mỗi cá nhân lại gặp phải những tình huống khác nhau, ở mỗi hoàn cảnh khác nhau. Nội quy lao đọng đề ra các quy tắc xử sự mà mỗi cá nhân ở vào tình huống, hoàn cảnh giả định đều phải có hành vi xử sự trong khuôn khổ như nhau.

Nội quy lao động là một nguồn bổ sung trong pháp luật lao động

Nội quy lao động được ban hành bằng văn bản, chứa đựng các quy phạm pháp luật hướng tới việc duy trì trật tự kỷ luật tại nơi làm việc. Các quy phạm đó là các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, trách nhiệm vật chất, kỷ luật lao động.... Người sử dụng lao động ban hành và đăng ký nội quy lao động, thông qua nội quy lao động có thể quy định, điều chỉnh được các hành vi của người lao động, cũng như có căn cứ để xử lý khi người lao động vi phạm hoặc có các hành vi vi phạm làm ảnh hưởng đến trật tự tại nơi làm việc, ảnh hưởng đến tài sản, uy tín, thương hiệu của công ty....

Nội dung nội quy lao động ảnh hưởng trực tiếp đến quyenf lợi và bổn phần của người lao động

Pháp luật quy định người sử dụng lao động ban hành và đăng ký nội quy lao động, quy định này vừa là quyền, cũng vừa là trách nhiệm của chính người sử dụng lao động. Tuy nhiên, các nội dung trong nội quy lao động lại không quy định đến các vấn đề liên quan về chủ sử dụng lao động, hầu hết các điều khoản nội dung trong nội quy lao động hướng đến quy định về các quyền lợi, trách nhiệm, bổn phận của người lao động làm việc cho người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động dựa vào nội quy lao động để quan rlys chính người lao động. Người lao động phải tuân thủ thực hiện theo các nội dung trong nội quy lao động đã được ban hành và đăng ký. Vì vậy, nội quy lao động do người sử dụng lao động ban hành, nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm với thực hiện nội quy lao động

Mặc dù các nội dung trong nội quy lao động hướng tới duy trì trật tự kỷ luật, hướng tới điều chỉnh người lao động làm việc tại đơn vị sử dụng lao động. Các nội dung trong nội quy thể hiện ý chí của chính chủ sử dụng lao động. Vì vậy, trên góc độ lao động, người sử dụng lao động khi ban hành và đăng ký nội quy lao động phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các nội dung trong nội quy lao động, không được thực hiện một các duy ý chí, chủ quan bằng việc đưa ra những quy định gây bất lợi cho người lao động. Đồng thời, người sử dụng lao động cũng phải chịu trách nhiệm về các nội dung của nội quy lao động trong các trường hợp có nội dung trái pháp luật lao động, các quy định pháp luật có liên quan hoặc người lao động không được biết đến nội quy lao động.

4. Vai trò của nội quy lao động

Đối với nhà nước

Quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng là một phương diện tạo nên yếu tố cung - cầu của thị trường. Trong thị trường lao động, sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt. Do đó, hiện nay Nhà nước đang tiếp cận theo định hướng chỉ quản lý các nội dung cần thiết trong quan hệ lao động giữa người lao động với người sử dụng sức lao động.

Nội quy lao động được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, là một phương thức để thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động. Đây cũng là văn bản duy nhất mà người sử dụng lao động phải tiến hành đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện hành. Với việc đăng ký nội quy lao động, các cơ quan nhà nước sẽ quản lý được các đơn vị sử dụng lao động, xác định sự hiện diện của đơn vị đăng ký nội quy. Đồng thời, thông qua nội quy lao động, giúp cho cơ quan nhà nước kiểm  tra được tính chính xác, hợp pháp của các nội dung trong nội quy lao động, tránh trường hợp chủ sử dụng lao động áp đặt ý chí quy định nội dung trong nội quy lao động trái pháp luật gây bất lợi về quyền và lợi ích cho người lao động. Và nếu có tranh chấp phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc thực hiện nội quy lao động thì văn bản nội quy lao động đã được gửi và đăng ký tại cơ quan nhà nước sẽ là chứng cứ quan trọng, tin cậy để xem xét và giải quyết.

Đối với người sử dụng lao động

Ban hành và đăng ký nội quy lao động vừa là quyền lơi, cũng là trách nhiệm của người sử dụng lao động. Trong phạm vi quan hệ lao động, nội quy lao động là những quy định để người sử dụng lao đọng đảm bảo trật tự và ký luật trong đơn vị sử dụng lao động. Thông qua nội quy lao động, người sử dụng lao động ấn định những quy tắc chung cho mọi người lao động trong đơn vị, tổ chức một cách lâu dài hướng tới nâng cao năng suất lao động.

Đồng thời, nội quy lao động là cơ sở để xử lý kỷ luật lao động, áp dụng các vấn đề trách nhiệm vật chất đối với người lao động có hành vi vi phạm. Có thể thấy, trong phạm vi đơn vị sử dụng lao động, nội quy lao động có giá trị như một "văn bản luật". Nội quy lao động tại từng đơn vị để đạt hiệu quả thực hiện cao, khi ban hành người sử dụng lao động cần căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, về chiến lược hoạt động, ngành nghề chính sản xuất kinh doanh, đặc trưng công việc, quy mô nhân sự trong đơn vị.

Đối với người lao động

Nội quy lao động do Người sử dụng lao động ban hành nhưng đối tượng tác động trực tiếp là người lao động. Nội quy lao động khi được ban hành và đăng ký có hiệu lực, trên phương diện nào đó, cũng chính là thay mặt cho lời nói, cho triết lý quản lý công rty của người sử dụng lao động. Theo đó, nội quy lao động giúp cho người lao động biết được các bổn phận, trách nhiệm và quyền lợi của người lao động khi làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức.

Thông qua các quy định trong nội quy lao động, người lao đọng nắm bắt được nội dung nội quy lao động, nâng cao trách nhiệm khi thực hiện công việc đã giao kết với người sử dụng lao động, nâng cao hiệu quả làm việc, tăng  năng suất cho doanh nghiệp, tổ chức nơi người lao động làm việc. Đặc biệt , khi nắm được các nội dung nội quy lao động, người lao động sẽ chủ động tránh vi phạm các lỗi mà người sử dụng  lao động đã quy định trong nội quy, vì vậy hạn chế phải chịu các trách nhiệm vật chất hoặc bị xử lý kỷ luật trong quá trình làm việc tại đơn vị, doanh nghiệp.

Trường hợp với sự hiểu biết của người lao động đối với các quy định pháp luật lao động, họ cũng có thể kiểm tra sự tuân thủ quy định pháp luật lao động trong việc ban hành nội dung trong nội quy lao động hay không. Nếu phát hiện vấn đề nào chưa hợp lý thì hai bên có thể góp ý sửa đổi để đảm bảo hạn chế rủi ro pháp lý cho người sử dụng lao động, thống nhất cao trong thực hiện đối với người lao động.

Nguyên tắc pháp luật về nội quy lao động

- Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật lao động và các quy định pháp luật có liên quan

- Quy định của người sử dụng lao động chưa phù hợp với thỏa ước lao động tập thể thì phải được sửa đổi cho phù hợp, trong thời gian chưa sửa đổi thì thực hiện theo nội dung tương ứng  của thỏa ước lao động tập thể.

- Ban hành và đăng ký nội quy lao động phải bắt buộc có sự tham gia, ý kiến của đại diện tập thể người lao động.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về đặc điểm và vai trò của nội quy lao động. Bài viết được đăng tải nhằm mục đích phổ biến pháp luật không nhằm mục đích thương mại. Thông tin chia sẻ trong bài chỉ có giá trị tham khảo. Nếu trong nội dnug chia sẻ trên đây có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng khiến bạn đọc vướng mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Luật Minh Khuê (Tổng hợp và phân tích)