1. Hành vi pha trộn bột đá vào cám là bất hợp pháp

Theo một số nguồn thông tin từ báo chí thì có một doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Hải Dương đã tiến hành cho công nhân đưa vào máy trộn lẫn với nguyên liệu khác (bột trắng đóng trong bao không có nhãn hàng hóa) sau đó đóng vào vỏ bao mới. Vỏ bao cám mới ghi thông tin: " Chỉ tiêu chất lượng (Độ đạm tối đa: 13,0%; Protein thô (*) tối thiểu: >=11,0%; kháng sinh, hóa dược : Không có; chất cấm: Không có); thành phần nguyên liệu 100% Cám mỳ); sản xuất tại Việt Na, trên vỏ bao mới không ghi thông tin ngày sản xuất và hạn sử dụng mỗi bao nặng 50kg (bao đóng gói lại).

Theo đưa tin thì bước đầu, đại diện theo pháp luật của Công ty trên tiến Thành khai nhận nguyên liệu phối trộn thêm là bột đá, các vỏ bao mới do Công ty tự đặt in không được sự đồng ý, cho phép, đồng thời công ty không có giấy tờ nào thể hiện về việc được phép dỡ bao, phối trộn và đóng lại vào vỏ bao mới.

 

2. Pha trộn bột đá vào cám mỳ bất hợp pháp - xử phạt vi phạm hành chính 

Từ hành vi trên có thể thấy rằng vụ việc có dấu hiệu vi phạm về sản xuất hàng giả, đối với hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cụ thể phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của nghị định này, cụ thể như sau:

 

STT Mức phạt  Trị giá hàng giả tương đương với số lượng hàng thật Thu lợi bất hợp pháp
1 2 triệu đến 5 triệu đồng dưới 3 triệu dưới 5 triệu
2 5 triệu đến 8 triệu 3 triệu đến dưới 5 triệu 5 triệu đến dưới 10 triệu
3 8 triệu đến 15 triệu 5 triệu đến dưới 10 triệu 10 triệu đến dưới 20 triệu
4 15 triệu đến 25 triệu 10 triệu đến dưới 20 triệu  20 triệu đến dưới 30 triệu
5 25 triệu đến 40 triệu  20 triệu đến dưới 30 triệu  30 triệu đến dưới 50 triệu
6 40 triệu đến 50 triệu 30 triệu trở lên 50 triệu trở lên mà không bị truy cứu TNHS

 

 

3. Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:  

+ Mặt khách quan: về hành vi đối với tội sản xuất hàng giả: có hành vi sản xuất ra các loại hàng giả làm cho người mua bị nhầm lẫn hoặc để lừa dối người mua nhằm thu lợi bất chính. Hàng giả phải nhằm làm cho người bị nhầm lẫn. Điểm này phân biệt với việc làm hàng giả có tính chất bắt chước hàng thật phục vụ nhu cầu của người mua. Để thu lợi bất chính. Đây là đặc điểm cơ bản không thể thiếu vì sản xuất hàng giả chi phí thấp nhưng tiêu thụ dễ và thu lợi cao. Việc sản xuất hàng giả phải trái phép, tức là việc sản xuất đó không có giấy phép hoặc trái với nội dung giấy phép của cơ quan tổ chức có thẩm quyền.

Đối với tội buôn bán hàng giả: có hành vi buôn bán hàng giả được thể hiện qua các hành vi cụ thể sau: Hành vi mua hàng giả: là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc các giấy tờ có giá trị như tiền để đổi lấy sản phẩm hàng hóa mà người mua biết đó là hàng giả để bán nhằm thu lợi bất chính. Hành vi mua hàng giả: là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc các giáy tờ có giá trị như tiền để đổi lấy sản phầm, hàng hóa mà người mua biết đó là hàng giả để bán lại nhằm thu lợi bất chính. Hành vi bán hàng giả là hành vi dùng sản phẩm, hàng hóa mà người bán biết rõ là hàng giả đưa ra thị trường để đổi lấy tiền, tài sản hoặc các giấy tờ có giá trị như tiền tức hình thức mua bán đề thu lợi bất chính

Về đối tượng hàng giả: Những sản phẩm hàng hóa có một trong những giấu hiệu sau đây được coi là hàng giả: Hàng giả chất lượng hoặc công dụng. Giả về nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, giả về nhãn hàng hóa

+/ Đối với tội sản xuất hàng giả: có hành vi sản xuất ra các loại hàng giả làm cho người mua bị nhầm lẫn hoặc để lừa dối người mua nhằm thu lợi bất chính. Đặc trung cửa tội này là hàng giả phải làm cho người bị nhầm nhầm lẫn. Để thu lợi bất chính . Đây là đặc điểm cơ bản không thể thiếu vì sản xuất hàng giả chi phí thấp nhưng tiêu thụ dễ và thu lợi cao . Việc sản xuất hàng giả phải trái phép, tức là việc sản xuất đó không có giấy phép hoặc trái với nội dung giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 

+/ Đối với tội buôn bán hàng giả: Có hành vi buôn bán hàng giả, được thể hiện qua các hành vi cụ thể sau: Hành vi mua bán hàng giả là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc các giấy tờ có giá trị như tiền để đổi lấy sản phẩm, hàng hóa mà người mua biết đó là hàng giả để bán lại nhằm thu lợi bất chính. Hành vi bán hàng giả: là hành vi dùng sản phẩm , hàng hóa mà người bán biết rõ là hàng giả đưa ra thị trường để đổi lấy tiền, tài sản hoặc các giấy tờ có giá trị như tiền để nhằm thu lợi bất chính. 

+ Khách thể: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến chính sách quản lý thị trường của Nhà Nước đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sản xuất (hàng thật) và của người tiêu dùng.

+ Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý 

+ Mặt chủ thể: Chủ thể của tội sản xuất, buôn bán hàng giả là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác nhau vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 1900.6162 để được giải đáp.