Mục lục bài viết
- 1. Khái niệm đình công
- 2. Các dấu hiệu của đình công
- 3. Đình công hợp pháp và bất hợp pháp
- 3.1 Nội dung khái niệm về đình công bất hợp pháp:
- 3.2 Nội dung khái niệm về đình công hợp pháp:
- 4. Phân biệt đình công với lãn công, bãi công
- 4.1 Đình công và bãi công
- 4.2 Đình công và bãi công
- 5. Một số câu hỏi khác thường gặp
- 5.1 Các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp lao động là gì?
- 5.2 Quy định về thời giờ nghỉ ngơi của người lao động?
1. Khái niệm đình công
Dưới góc độ pháp lý, đình công là một quyền của người lao động được pháp luật thừa nhận (theo Điều 8 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá của Liên Hợp quốc). Quyền đình công được hiểu là quyền ngừng việc tạm thời của những người lao động nhằm buộc người sử dụng lao động hoặc các chủ thể khác phải thoả mãn những yêu sách về quyền và lợi ích và được người lao động tự nguyện tiến hành trong khuôn khổ pháp luật. Vì là một loại quyền của người lao động nên đình công phải được thực hiện thông qua hành vi ngừng việc của chính những người lao động nhằm hướng tới những lợi ích nghề nghiệp và xuất phát từ quan hệ lao động. Những người sử dụng lao động, những cá nhân không có việc làm, thành viên của các tổ chức chính trị, xã hội không được quyền đình công. Tuy nhiên, cách hiểu khái niệm người lao động hiện nay cũng rất khác nhau dẫn đề việc xác định đối tượng có quyền đình công ở các quốc gia cũng rất khác nhau.
Đình công tuân theo những điều kiện, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định là đình công hợp pháp. Các cuộc đình công không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể, vượt ra ngoài phạm vi quan hệ lao động; vượt ra ngoài phạm vi doanh nghiệp; không theo đúng trình tự, thủ tục quy định được coi là đình công bất hợp pháp.
Chính phủ quy định các doanh nghiệp phục vụ công cộng, doanh nghiệp thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân hoặc an ninh quốc phòng bị cấm đình công. Thủ tướng Chính phủ có quyền quyết định hoãn hoặc ngừng cuộc đình công nếu thấy cuộc đình công đó có nguy cơ nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân hoặc an toàn công cộng.
Pháp luật nghiêm cấm các hành vi bạo lực, làm tổn hại máy móc, thiết bị, tài sản của doanh nghiệp, các hành vi xâm phạm trật tự an toàn công cộng trong khi đình công.
Theo quan điểm lập pháp của VIệt Nam, khái niệm về đình công được hiểu là: sự ngừng việc tạm thời, tự nguyên và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo. (Điều 198 Bộ luật Lao động năm 2019)
2. Các dấu hiệu của đình công
- Thứ nhất, đình công là sự ngừng việc tạm thời của nhiều người lao động.
Đây là dấu hiệu cơ bản và quan trọng nhất giữ vị trí trung tâm, liên kết các dấu hiệu khác tạo nên hiện tượng đình công.
Sự ngừng việc được hiểu là phản ứng của những người lao động (những ngườicùng làm việc cho 1 người sử dụng lao động trong phạm vi: Cả đơn vị, doanh nghiệp hoặc một bộ phận nằm trong doanh nghiệp) bằng cách không làm việc, không xin phép người sử dụng lao động, trong khi biết trước là người sử dụng lao động không đồng ý, nhưng người lao động không bị xử lý kỷ luật vì đây là quyền của họ nếu như là cuộc đình công hợp pháp.
Sự ngừng việc này mang tính tạm thời: chỉ diễn ra trong một thời gian nhất đinh, khi đạt được yêu sách người lao động sẽ quay trở lại làm việc. Trong thời gian đình công thì quan hệ lao động vẫn tồn tại.
Mức độ ngừng làm việc mang tính “triệt để”, ngừng việc hoàn toàn: Những người tham gia đình công không làm bất cứ công việc nào thuộc quan hệ lao động trong thời gian đình công, không thực hiện hành vi lao động. Các trường hợp là nghỉ việc lẻ tẻ, làm việc cầm chừng, làm việc không hết công suất máy móc, thời gian làm việc,...thì không được coi là đình công và người lao động có thể sẽ bị xử lý kỷ
luật.
- Thứ hai, đình công phải thể hiện sự tự nguyện của người lao động. Tự nguyện được hiểu là người lao động được quyền quyết định và họ tự do ý chí của mình trong việc quyết định ngừng việc, tham gia đình công mà hoàn toàn không bị người khác bắt buộc, cưỡng ép ngừng việc.
- Thứ ba, đình công luôn có tính tập thể. Đình công là quyền của người lao động nhưng thực hiện đình công bao giờ cũng là hành vi mang tính tập thể. Tính tập thể phải được biểu hiện qua cả các yếu tố định tính và định lượng.
+ Về yếu tố định lượng: biểu hiện ở số lượng có nhiều người lao động (toàn bộ hoặc đa số những người cùng làm việc cho 1 người sử dụng lao động trong phạm vi: cả đơn vị, doanh nghiệp hoặc một bộ phận nằm trong doanh nghiệp) cùng tham gia ngừng việc.
+ Về yếu tố định tính: ý chí của cá nhân và tập thể phải có sự trùng hợp, họ cùng chung ý chí, họ phải có sự kết hợp lại với nhau, họ phải cùng chung mục đích và hành động; ở tính đại diện của những người đó cho những người khác không tham gia đình công nhằm đạt được những lợi ích chung hoặc những nguyên tắc chung về quyền lợi trong quan hệ lao động.
Tính tập thể (gồm yếu tố định tính và định lượng) là điều kiện đảm bảo thắng lợi cho đình công, đảm bảo tính hợp pháp cho sự ngừng việc của mỗi người lao động.
- Thứ tư, đình công luôn có tính tổ chức.
Tính tổ chức được biểu hiện bằng sự có chủ định, có phối hợp, thống nhất về mặt ý chí, mục đích và hành động trong phạm vi tập thể người lao động ngừng việc. Điều đó có nghĩa là khi chuẩn bị và tiến hành đình công luôn có sự tổ chức, lãnh đạo, điều hành thống nhất của một hay một số người và có sự chấp hành, phối hợp thực hiện của những người khác trong phạm vi đình công. Việc tổ chức và lãnh đạo đình công do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tiến hành. Đây cũng là một trong những điều kiện để xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
3. Đình công hợp pháp và bất hợp pháp
3.1 Nội dung khái niệm về đình công bất hợp pháp:
Quan điểm về đình công bất hợp pháp ở các nước cũng khác nhau. Ở Việt Nam, những cuộc đình công không do công đoàn lãnh đạo, không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể... là đình công bất hợp pháp (Xf. Đình công hợp pháp).
Việc kết luận cuộc đình công là bất hợp pháp thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra đình công theo yêu cầu của tập thể lao động, người sử dụng lao động hoặc các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Khi có quyết định của toà án về cuộc đình công là bất hợp pháp, tập thể người lao động phải ngừng đình công. Trong một số trường hợp (ví dụ: tập thể lao động không thực hiện đúng thủ tục đình công và người sử dụng lao động có lỗi...), người lao động tham gia đình công dù không có đủ cơ sở pháp lí vẫn có thể được giải quyết một phần tiền lương và các quyền lợi khác.
3.2 Nội dung khái niệm về đình công hợp pháp:
Nhìn chung, pháp luật các nước hầu hết đều thừa nhận đình công với tính cách là quyền của người lao động cũng chỉ thừa nhận những cuộc đình công hợp pháp, tuy phạm vi đình công hợp pháp cũng khác nhau theo pháp luật của từng nước, căn cứ vào các quy định về đối tượng, mục đích, phạm vi, thời điểm, người lãnh đạo, thủ tục tiến hành... đình công.
Theo pháp luật Việt Nam, đình công hợp pháp khi có đủ các điều kiện sau: 1) Phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể, trong phạm vi quan hệ lao động; 2) Do người lao động trong cùng doanh nghiệp tự nguyện tiến hành trong phạm vi doanh nghiệp đó; 3) Trong trường hợp tập thể người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp lao động của hội đồng trọng tài lao động nhưng không khởi kiện ra toà án; 4) Do Ban chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Công đoàn lâm thời lãnh đạo theo thủ tục luật định; 5) Không vi phạm quy định về cấm, hoãn, ngừng đình công.
Việc kết luận tính hợp pháp của cuộc đình công thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra đình công theo yêu cầu của tập thể người lao động. người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức hữu quan. Việc phán quyết cuộc đình công là hợp pháp của toà án căn cứ vào lỗi của người sử dụng lao động (nếu có) để giải quyết quyền lợi cho người lao động theo quy định của pháp luật.
4. Phân biệt đình công với lãn công, bãi công
4.1 Đình công và bãi công
Các tiêu trí | Đình công | Lãn công |
Khái niệm | Đình công là sự ngừng việc, tạm thời và tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. | Lãn công được hiểu là hành vi cố tình cùng nhau làm việc chây lười, làm việc cầm chừng - một hình thức đấu tranh đòi quyền lợi của công nhân. |
Hình thức | - Tập Thể người lao động không đến làm việc và ngừng việc một cách triệt để | - Người lao động nghỉ việc lẻ tẻ, làm việc lơ là, cầm chừng, đối phó, không tuân thủ kỉ luật, không sử dụng hết thời gian, công suất máy móc |
Bản chất | Là quyền của người lao động | Không phải là quyền của người lao động |
Trình tự thủ tục | - Bộ luật lao động đã quy định đầy đủ về trình tự, quyền & nghĩa vụ của người lao động. Người lao độngchỉ cần tuân thủ theo luật lao động - Trình tự thủ tục chặt chẽ | - Tự phát, không có tổ chức người điều hành, tổ chức - Không theo quy trình |
Hậu quả | - Đối với ĐCHP thì 2 bên người sử dụng lao động và người lao động sẽ thương lượng lại về quyền và lợi ích của 2 bên sao cho phù hợp. - Đối với ĐCBHP thì phía người lao động phải chịu kỉ luật lao động tùy theo mức độ vi phạm | - Người sử dụng lao động có thể xử lý kỉ luật với người lao động lãn công và không đòi hỏi các yêu sách |
4.2 Đình công và bãi công
Giống nhau | - Đều là sự ngừng việc của tập thể lao động - Đều có sự tổ chức - Có tác động lớn đến đời sống xã hội |
Khác nhau
Các tiêu chí | Đình công | Bãi công |
Khái niệm | Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. | - Bãi công kinh tế chính trị là ngưng bộ phận hay toàn bộ quá trình do tập thể người lao động đồng tâm hiệp lực cùng nhau tiến hành để đòi các yêu sách về kinh tế và chính trị. |
Quy mô | - Nhỏ hơn bãi công. | - Lớn hơn đình công: là những cuộc đình công diện rộng của nhiều Doang nghiệp, nhiều giới lao động trong một nước. |
Mục đích | - Đưa ra các đòi hỏi về kinh tế đối với người sử dụng lao động, không bao gồm các mục đích chính trị. | - Đưa ra các đòi hỏi đối với cơ quan công quyền, bao hàm cả mục đích chính trị. |
Tính chất | Người lao động phản ứng đối với các yêu sách, quy định của người sử dụng lao động | Người lao động phản ứng đối với các chính sách, yêu sách của cơ quan công quyền |
Phạm vi | Trong doanh nghiệp | Ở nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau |
Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến đình công, lãn công, bãi công ... cần tham vấn ý kiến luật sư. Hãy gọi: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại. Độ ngũ luật sư, chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực lao động của Công ty luật Minh Khuê luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể.
5. Một số câu hỏi khác thường gặp
5.1 Các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp lao động là gì?
- Nguyên nhân kinh tế là xung đột giữa quyền và lợi ích của các chủ thể trongquan hệ lao động (tiền lương, tiền công,...)
- Nguyên nhân xã hội là do những xung đột về văn hóa, ngôn ngữ, sự khác biệt về giai tầng,...
5.2 Quy định về thời giờ nghỉ ngơi của người lao động?
Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.