Mục lục bài viết
1. Tòa trọng tài được lập khi nào ?
Trong quan hệ quốc tế, toà trọng tài giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ mang tính liên quốc gia là một trong số thiết chế tài phán, thuộc sự lựa chọn của các quốc gia.
Toà trọng tài là cơ quan tài phán quốc tế được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thoả thuận thành lập, trên cơ sở điều ước quốc tế (hoặc điều khoản) về trọng tài nhằm giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên.
Với khái niệm như trên thì toà trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên. Cơ sở xác định thẩm quyền của toà trọng tài là sự nhất trí cùa các bên tranh chấp về việc đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại toà trọng tài. Sự nhất trí này phải được thể hiện một cách rõ ràng, minh bạch trong một điều ước quốc tế về trọng tài. Điều ước quốc tế về trọng tài có thể là điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương. Ngoài việc thể hiện rõ sự nhất trí của các bên về việc giải quyết tranh chấp thông qua toà trọng tài, nội dung của các điều ước quốc tế này đồng thời xác định thẩm quyền, trình tự thành lập toà trọng tài, đối tượng tranh chấp, thủ tục xét xử, nguồn luật được toà trọng tài áp dụng, thủ tục đưa ra phán quyết và nghĩa vụ của các bên phải tuân thủ phán quyết trọng tài. Trong một số trường hợp, sự nhất trí về việc thành lập toà trọng tài để giải quyết tranh chấp có thể được ghi nhận trong những điều khoản đặc biệt (được gọi là điều khoản trọng tài) của các điều ước quốc tế ký kết giữa các bên.
Toà trọng tài được thành lập tùy thuộc vào sự thoả thuận của các bên hên quan, với thành phần có thể chỉ là một cá nhân hoặc một hội đồng. Trong trường hợp toà trọng tài được thành lập với một trọng tài viên duy nhất thì người này nhất thiết phải là công dân có uy tín của nước thứ ba. Nếu là hội đồng trọng tài thì các bên có thể thoả thuận về số lượng trọng tài viên tham gia hội đồng tùy thuộc vào từng tranh chấp cụ thể. Cách cơ cấu thành phần hội đồng trọng tài phải đảm bảo nguyên tắc công bằng. Ví dụ, số lượng trọng tài viên tham gia hội đồng trọng tài bao giờ cũng phải là số lẻ (thường là ba hoặc năm) để đảm bảo việc lựa chọn chủ tịch hội đồng trọng tài và thông qua phán quyết của hôi đồng trọng tài theo nguyên tắc đa số. Trong thành phần hội đồng trọng tài, mỗi bên ttanh chấp có quyền chỉ định một số lượng trọng tài viên bằng nhau là công dân của nước mình hoặc nước thứ ba. Các trọng tài viên này (hoặc các bên tranh chấp) sẽ tiếp tục thoả thuận để chỉ định một trọng tài viên khác làm chủ tịch hội đồng trọng tài. Chủ tịch hội đồng trọng tài bắt buộc phải là công dân của nước thứ ba không liên quan đến vụ tranh chấp.
Thủ tục tố tụng tại toà trọng tài do các bên tranh chấp thoả thuận quy định. Nếu không thoả thuận được, các bên phải tuân theo thủ tục tố tụng đã đựợc quy định tại Công ước Lahaye 1899 và 1907 về giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế. Thủ tục tố tụng trọng tài cũng đã được quy định trong Quy chế mẫu về thủ tục trọng tài do ủy ban luật quốc tế của Liên hợp quốc soạn thảo và được thông qua tại Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1958. Tuy nhiên, các quy định này chỉ có tính chất khuyến nghị.
Luật áp dụng để giải quyết các tranh chấp tại toà trọng tài là các nguyên tắc và quy phạm của luật quốc tế, cụ thể là các điều ước quốc tế mà các bên ký kết hoặc tham gia (trước hết là điều ước quốc tế liên quan trực tiếp đến tranh chấp) và tập quán quốc tế. Các điều ước và tập quán này là cơ sở pháp lý để xác định mức độ vi phạm nghĩa vụ đã cam kết của các bên. Trên cơ sở đó toà trọng tài sẽ ra phán quyết để dàn xếp tranh chấp.
Ngoài các nguyên tắc và quy phạm của luật quốc tế, trong một số trường hợp, nếu điều ước quốc tế (hoặc điều khoản) về trọng tài mà các bên ký kết có quy định về khả năng viên dẫn các loại nguồn khác chẳng hạn như pháp luật quốc gia, các nguyên tắc pháp luật chung hoặc một quy định đặc biệt nào đó thì Toà trọng tài có thể áp dụng các nguồn này để giải quyết tranh chấp.
Ví dụ, trong vụ Trail Smelter 1941, Toà trọng tài được thành lập để giải quyết tranh chấp giữa Canada và Mỹ liên quan đến việc một nhà máy luyện kim của Canada đã gây ô nhiễm vì chất sulphur dioxide gây thiệt hại cho cây trồng ở một số vùng lãnh thổ Mỹ giáp với biên giới Canada. Để giải quyết tranh chấp này, các bên đã thoả thuận không chỉ áp dụng luật quốc tế mà còn áp dụng các quy định của pháp luật Mỹ.
2. Phân loại trọng tài quốc tế
Hiện nay, trong thực tiễn quốc tế, có một số loại toà trọng tài sau:
- Căn cứ vào thành phần của toà trọng tài, toà trọng tài được chia thành Toà trọng tài cá nhân và Toà trọng tài tập thể. Toà trọng tài cá nhân là toà chỉ có duy nhất một trọng tài viên. Toà trọng tài tập thể là toà có từ ba trọng tài viên trở lên.
- Căn cứ vào thẩm quyền giải quyết tranh chấp, toà trọng tài được chia thành toà trọng tài có thẩm quyền chung và toà trọng tài có thẩm quyền chuyên môn. Toà trọng tài có thẩm quyền chung là toà có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong tất cả các lĩnh vực họp tác giữa các chủ thể của luật quốc tế. Ví dụ, Toà trọng tài thường trực Lahaye được thành lập trên cơ sở Công ước Lahaye 1899 và 1907 về giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế. Toà trọng tài có thẩm quyền chuyên môn là toà chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong một hoặc một số lĩnh vực hợp tác nhất định. Ví dụ, Toà trọng tài quốc tế về Luật biển.
- Căn cứ vào tính chất hoạt động, toà trọng tài được chia thành toà trọng tài thường trực và toà trọng tài vụ việc. Đây là căn cứ phân loại thường được sử dụng hiện nay. Toà trong tài thường trực (hay còn gọi là Toà trọng tài quy chế) là những toà được thành lập để giải quyết các tranh chấp một cách thường xuyên. Các toà này có quy chế hoạt động, thù tục rõ ràng và có trụ sở. Ví dụ, Toà trọng tài thường trực Lahaye. Toà trọng tài vụ việc (hay còn gọi là Toà trọng tài Ad hoc) là những toà được thành lập để giải quyết một vụ ưanh chấp cụ thể và sau khi vụ việc được giải quyết xong toà sẽ chấm dứt hoạt động. Ví dụ, Toà trọng tài được thành lập năm 1988 để giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa Ai Cập và Ixaren
Toà trọng tài thường trực hay toà trọng tài vụ việc đều có điểm mạnh riêng. Do đó, chủ thể tranh chấp có thể dựa vào nội dung, tính chất của từng loại tranh chấp cũng như yêu cầu đặt ra mà quyết định việc lựa chọn toà trọng tài. Chẳng hạn, đối với toà trọng tài thường trực, điểm mạnh của toà là có quy chế, thủ tục tố tụng rõ ràng; có kinh nghiêm thực tiễn, dựa trên những kinh nghiêm này mà toà có thể giúp các bên chỉ định được các trọng tài viên có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế thích hợp tạo thuận lợi cho quá trình giải quyết tranh chấp; ngoài ra, toà trọng tài thường trực còn có các nhân viên chuyên nghiệp giúp đỡ các bên trong quá trình tố tụng. Còn đối với toà trọng tài vụ việc, điểm mạnh của toà lại là khả năng linh hoạt đáp ứng yêu cầu của các bên. Hơn nữa, nếu đưa tranh chấp ra giải quyết tại Toà này, các bên còn có thể tiết kiệm được án phí do không phải chịu chi phí điều hành.
Mặt khác, so với Toà án công lý quốc tế cùa Liên hợp quốc, thiết chế tài phán trọng tài có một ưu thế đáng kể, cho phép phân biệt rõ hai hình thức tài phán trọng tài và toà án, đó là sự linh hoạt, mềm dẻo trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, dựa trên thoả thuận của các bên tranh chấp. Đặc thù này thể hiện ở việc các bên có quyền lựa chọn trọng tài viên tham gia hội đồng trọng tài, mặt khác, giải quyết theo thủ tục trọng tài có tố tụng đơn giản, linh hoạt. Nếu như Tại toà án quốc tế, thủ tục tố tụng đã được quy định cụ thể trong quy chế hoặc điều lệ thì tại toà trọng tài, thủ tục tố tụng lại do các bên tranh chấp tự thoả thuận quy định. Để tiết kiệm thời gian và chi phí, các bên tranh chấp sẽ thoả thuận đưa ra các quy định tô' tụng đơn giản, linh hoạt cho phép rút ngắn quá trình đưa ra phán quyết. Do đó, phán quyết trọng tài khi được đưa ra sẽ kịp thời giải quyết tranh chấp phát sinh, không để vâh đề trở nên quá phức tạp, trước những tác động bởi các yếu tố khách quan cũng như chủ quan. Hơn nữa, giải quyết tranh chấp qua thiết chế tài phán trọng tài sẽ đảm bảo được danh dự và uy tín của quốc gia. Còn khi giải quyết tranh chấp, toà án quốc tế phải đảm bảo nguyên tắc xét xử công khai. Giải quyết tranh chấp tại toà trọng tài có thể được giữ kín. Điều này sẽ rất có ý nghĩa nếu như vụ tranh chấp liên quan đến bí mật quốc gia. Đồng thời, nếu giải quyết kín, danh dự và uy tín của quốc gia cũng sẽ không bị ảnh hưởng khi thiết lập những mối quan hệ quốc tế trong tương lai, nhất là khi quốc gia có hành vi chưa phù hợp với pháp luật quốc tế hoặc là bên thua kiên.
3. Giá trị pháp lý của phán quyết trọng tài
Về nguyên tắc, phán quyết của toà trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực bắt buộc đối với các bên tranh chấp. Các bên có nghĩa vụ thi hành và không có quyền khiếu nại. Phán quyết của toà trọng tài chỉ được xem xét lại trong trường hợp có những điều kiện mới có ảnh hưởng cơ bản đến nội dung phán quyết mà trước đó toà trọng tài chưa được biết đến, Nhưng trong thực tiễn, phán quyết cùa toà trọng tài có thể bị coi là vô hiệu và các bên không có nghĩa vụ phải thi hành phán quyết đó trong một số trường hợp sau:
- Điều ước quốc tế (hoặc điều khoản) về trọng tài mà các bên ký kết bị vô hiệu;
- Toà trọng tài vượt quá thẩm quyền được các bên thoả thuận trao cho;
- Có dấu hiệu mua chuộc thành viên cùa hội đồng trọng tài;
- Trong quá trình giải quyết tranh chấp, toà trọng tài đã vi phạm nghiêm trọng các quy định về thù tục tố tụng.
Sau khi toà trọng tài ra phán quyết, nếu như các bên có quan điểm khác nhau về hiệu lực cũng như về việc giải thích và thi hành phán quyết trọng tài thì chính toà trọng tài đó sẽ xem xét và giải quyết.
4. Toà trọng tài thường trực Lahaye (PCA)
Trên cơ sở Công ước Lahaye I, Toà trọng tài thường trực Lahaye được thành lập năm 1900 và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1902. Năm 1907, tại Hội nghị hoà bình Lahaye lần thứ hai, các quốc gia đã ký kết Công ước Lahaye n nhằm sửa đổi và bổ sung một số quy định về Toà trọng tài thường trực của Công ước Lahaye I. Theo Công ước Lahaye I và n, Toà trọng tài thường trực Lahaye có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia thành viên, trừ khi các quốc gia thoả thuận lựa chọn một phương pháp giải quyết khác.
Mặc dù có tên gọi là Toà trọng tài thường trực nhưng Toà này không hẳn là cơ quan tài phán quốc tế thường trực. Trên thực tế chỉ có cơ quan tôì cao của Toà- Hội đồng điều hành là cơ quan thường trực. Hội đồng điều hành bao gồm đại diện ngoại giao tại Lahaye của tất cả các quốc gia thành viên và bộ trưởng Bộ ngoại giao Hà Lan là chủ tịch hội đồng điều hành.
Dưới Hội đồng điều hành có Ban thư ký. Ban thư ký có trách nhiệm lập danh sách các trọng tài viên dựa ttên sự đề cử của các quốc gia. Mỗi quốc gia thành viên Công ước (hiện nay có 101 quốc gia là thành viên của hai Công ước) được đề cử không quá bốn frọng tài viên với nhiệm kỳ sáu năm. Các trọng tài viên này phải là những cá nhân có hiểu biết chuyên sâu về luật quốc tế, có kinh nghiệm, uy tín và luôn sẩn sàng thực hiên nhiệm vụ của trọng tài viên. Khi phát sinh tranh chấp, từ danh sách trọng tài viên cùa Ban thư ký (hiện nay danh sách này có khoảng hơn 300 trọng tài viên), mỗi bên tranh chấp có quyền chỉ định hai trọng tài viên tham gia Hội đồng trọng tài (trong đó có thể chọn một người là công dân nước mình). Các trọng tài viên này sẽ tiếp tục chỉ định trọng tài viên thố năm làm Chủ tịch Hội đổng trọng tài. Phán quyết của Hội đồng trọng tài được thông qua theo nguyên tắc đa số. Phán quyết này có giá trị chung thẩm và bắt buộc đối với các bên.
Từ khi thành lập, Toà trọng tài thường trực Lahaye đã giải quyết được khá nhiều tranh chấp quốc tế. trong đó phải kể đến một số tranh chấp đã được Toà giải quyết tương đốì thành công, như vụ Chủ quyền trên đảo Palmas (1928) giũa Mỹ và Hà Lan... Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động cùa Toà trọng tài thường trực Lahaye bộc lộ nhiều điểm bất cập và vai trò của Toà đang có xu hướng giảm sút. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do Toà không phải là cơ quan tài phán có thẩm quyền bắt buộc và cũng không phải là cơ quan tài phán duy nhất mà các bên tranh chấp có thể lựa chọn. Thực tế đã cho thấy, các quốc gia, nếu muốn sử dụng biện pháp mạnh để giải quyết tranh chấp thì họ lựa chọn Toà án quốc tế, còn nếu muốn sử dụng biện pháp mềm dẻo và linh hoạt hơn thì họ sẽ lựa chọn các toà trọng tài khác ngoài Toà trọng tài thường trực Lahaye, như các toà trọng tài vụ việc. Để khắc phục phần nào những bất cập nêu trên, từ năm 1992, Toà trọng tài thường trực Lahaye đã ban hành hàng loạt quy định nhằm mở rộng thẩm quyền cũng như hoàn thiên thủ tục tố tụng cùa Toà. Đồng thời, Toà cũng thành lập một số uỷ ban giúp việc để chuẩn bị cho việc sủa đổi, bổ sung Công ước Lahaye 1899 và 1907.
Luật Minh Khuê (sưu tầm và biên tập)