1. Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra

Pháp luật nói chung, pháp luật dân sự nói riêng buộc con người phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó. Tuy nhiên, pháp luật cũng không buộc một người phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình khi họ không nhận thức và làm chủ được hành vi khi họ gây thiệt hại. Điều này không đồng nghĩa với việc trong mọi trường hợp pháp luật đều miễn trách nhiệm cho người thực hiện hành vi gây thiệt hại. Nếu người gây thiệt hại tự đặt nùnh vào tình trạng không nhận thức và làm chủ hành vi của mình thì họ phải chịu trách nhiệm về hậu quả của hành vi đó. Đây chính là Trường hợp người dùng chất kích thích (rượu, bia...) gây thiệt hại.

Điều 596 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường”.

Sở dĩ pháp luật dân sự quy định như vậy bởi vì trước khi thực hiện hành vi gây thiệt hại, người gây thiệt hại hoàn toàn có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình nhưng họ lại tự đặt mình (uống rượu, bia...) vào tình trạng không nhận thức làm chủ hành vi và gây thiệt hại, do đó họ phải bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra.

Nếu người gây thiệt hại do dùng chất kích thích nhưng bản thân họ không tự kiểm soát được việc dùng chất kích thích - tức là có một người thứ ba cố ý dùng chất kích thích để người này gây thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường. Chính vì vậy, khoản 2 Điều 596 Bộ luật dân sự quy định:

“Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại”.

Theo quy định này, người cố ý dùng chất kích thích (như: đổ rượu, bia vào miệng, cưỡng bức tiêm vào người khác chất kích thích) làm cho người bị cưỡng bức không thể nhận thức và hành vi của mình, do đó đã gây thiệt hại cho người khác thì người cố ý dùng chất kích thích đó sẽ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác để đưa người khác vào tình trạng không nhận thức và làm chủ hành vi của mình gây thiệt hại thì người có hành vi cố ý dùng rượu hoặc chất chất kích thích này phải bồi thường thiệt hại xảy ra, không cần xét đến mục đích của việc cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác là nhằm để người kia gây thiệt hại (người bị dùng rượu hoặc chất kích thích).

2. Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

Pháp nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, tuy nhiên việc tham gia quan hệ dân sự, kinh tế... của pháp nhân luôn thông qua hành vi của người đại diện, thông qua hành vi của thành viên pháp nhân. Hành vi của người đại diện, của thành viên pháp nhân ngoài việc mang lại quyền cho pháp nhân thì cũng mang lại nghĩa vụ cho chính pháp nhân đó. Nếu những thành viên của pháp nhân gây thiệt hại khi thực hiện công việc của pháp nhân giao cho thì pháp nhân phải bồi thường thiệt hại. Điều 597 Bộ luật dân sự quy định:

“Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao;... ”.

Khi xác định bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra cần chú ý:

- Chủ thể phải bồi thường trong Trường hợp này là pháp nhân, do đó cần xác định rõ các điều kiện của một tổ chức được coi là có tư cách pháp nhân hay không theo quy định của Điều 74 Bộ luật dân sự. Việc xem xét này có ý nghĩa quan trọng bởi nhiều trường hợp thành viên của một tổ chức gây thiệt hại nhưng tổ chức đó không có tư cách pháp nhân thì việc bồi thường không thuộc trường hợp quy định tại Điều 597 Bộ luật dân sự (ví dụ: thành viên của tổ hợp tác khi thực hiện công việc của tổ hợp tác gây thiệt hại).

- “Người cùa mình” theo quy định tại Điều 597 Bộ luật dân sự được hiểu là bất cứ thành viên của pháp nhân. Thành viên này có thể được pháp nhân tuyển dụng vào làm việc theo các quan hệ hợp đồng dài hạn, ngắn hạn, đang trong thời gian thử việc...

- Thiệt hại do thành viên của pháp nhân gây ra theo đó pháp nhân phải bồi thường cho người bị thiệt hại là liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ mà pháp nhân giao cho thành viên đó thực hiện.

Pháp luật quy định pháp nhân phải bồi thường thiệt hại khi thành viên của pháp nhân gây ra ttong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao cho nhằm xác định ttách nhiệm quản lí con người, theo dõi công việc đối với thành viên thuộc pháp nhân đó. Ngoài ra, quy định pháp nhân phải bồi thường nhằm đảm bảo quyền lợi cho người bị thiệt hại.

Khi thành viên của pháp nhân gây thiệt hại ưong khi thực hiện công việc pháp nhân giao cho thì pháp nhân phải bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, nếu thành viên của pháp nhân có lỗi khi gây thiệt hại thì pháp nhân có quyền yêu cầu thành viên này phải hoàn trả. Do đó, pháp luật quy định: “Nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”. Khi xác định trách nhiệm hoàn trả của thành viên pháp nhân cần chú ý điều luật chỉ quy định thành viên pháp nhân hoàn trả cho pháp nhân “một khoản tiền theo quy định của pháp luật”, chứ không quy định hoàn trả toàn bộ số tiền mà pháp nhân đã bồi thường. Do đó, cần căn cứ vào mức độ lỗi của thành viên pháp nhân khi gây thiệt hại để xác định số tiền hoàn ttả cho hợp lí.

3. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra

Điều 600 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“Cá nhân, pháp nhân và các chủ thế khác phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lôi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”.

Người làm công là thực hiện một công việc thường xuyên hay vụ việc để nhận một khoản tiền. Người làm công khác với người lao động. Người lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh... có kí hợp đồng lao động với một tổ chức, doanh nghiệp và được hưởng các chế độ theo luật lao động quy định.

Người học nghề là người đang theo học một nghề nghiệp có tính chuyên môn trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, ttong nghiên cứu khoa học... để sau này hành nghề kiếm sống.

Người dạy nghề có trình độ chuyên môn cao truyền lại cho người học theo kinh nghiệm hoặc trong các lớp học nghề có tổ chức.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người làm công, học nghề gây ra tồn tại ba mối quan hệ:

- Quan hệ giữa người làm công, người học nghề với cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác có sử dụng người làm công, người học nghề đó;

- Quan hệ giữa cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác có sử dụng người làm công, người học nghề đó với người bị thiệt hại;

- Quan hệ giữa người làm công, người học nghề với người bị thiệt hại.

Để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra thì giữa cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác với người làm công, người học nghề (gọi là người gây thiệt hại) phải có mối quan hệ giữa chủ thuê người làm công (thông qua hợp đồng) hoặc giữa người dạy nghề với người học nghề. Cá nhân, tổ chức hoặc chủ thể khác chỉ phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra khi thiệt hại đó chính là hậu quả của việc thực hiện việc làm công hoặc công việc học nghề được giao gây ra. Nếu thiệt hại xảy ra không liên quan đến công việc làm công, đến việc học nghề được giao thì cá nhân, tổ chức hoặc chủ thể khác thuê người làm công, có người học nghề sẽ không phải bồi thường thiệt hại.

Nếu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại thì cá nhân, tổ chức hoặc chủ thể khác giao công việc cho người làm công, người học nghề có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề phải hoàn trả một khoản tiền nhất định. Việc xem xét số tiền hoàn ttả sẽ căn cứ vào mức độ lỗi của người làm công, người học nghề cũng như căn cứ vào hợp đồng được kí kết giữa người làm công, người học nghề với cá nhân, tổ chức hoặc chủ thể khác đã thuê người làm công, đào tạo nghề đó. Nếu trong hợp đồng làm công, đào tạo nghề, các bên không thoả thuận về số tiền hoàn trả thì việc xem xét mức hoàn trả được giải quyết theo quy định của pháp luật.

4. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Trong thế giới tự nhiên, có những vật luôn tiềm ẩn trong nó khả năng gây thiệt hại cho thế giới vật chất xung quanh mà bản thân con người rất khó kiểm soát. Tự bản thân nguồn nguy hiểm cao độ luôn tạo ra mối nguy hiểm cho những người xung quanh, mặc dù chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhưng không thể kiểm soát được một cách tuyệt đối khả năng gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ. Bộ luật dân sự đã quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ là một “loại trách nhiệm dân sự nâng cao”.

Về khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ, Điều 601 Bộ luật dân sự quy định:

“Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định ”.

Điều luật này không đưa ra khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ mà chỉ liệt kê các đối tượng được coi là nguồn nguy hiểm cao độ đó là:

- “Phương tiện giao thông vận tải cơ giới”: Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào chính thức đưa ra khái niệm “phương tiện giao thông vận tải cơ giới”. Luật giao thông đường bộ quy định: “Phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường bộ gồm: xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự kể cả xe cơ giới dành cho người tàn tật...”. Như vậy, ngoài phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường bộ còn có phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.

Tuy nhiên, liệu có phải tất cả các phương tiện giao thông vận tải cơ giới đều được coi là nguồn nguy hiểm cao độ hay không? Pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Trên thực tế, có những loại phương tiện đang nằm ngoài “sự kiểm soát” của pháp luật khi quy định về “nguồn nguy hiểm cao độ”, chẳng hạn: xe đạp điện, xe babetta, java.„ hay máy thi công, máy nông lâm ngư cơ...

- Hệ thống tải điện được hiểu là dây truyền dẫn điện, mô tơ, máy phát điện, cầu dao...; nhà máy công nghiệp như nhà máy công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ... cũng như phương tiện giao thông vận tải cơ giới chỉ được coi là nguồn nguy hiểm cao độ khi nó “đang hoạt động” - điều đó có nghĩa là nếu nó đang ở trạng thái tĩnh thì không tạo nguy hiểm cho những người xung quanh. “Vũ khí" bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác (Theo “Quy chế quản lí vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ” ban hành kèm theo Pháp lệnh số 16/2011/ƯBTVQH12 của Ưỷ ban thường vụ Quốc hội ngày 30 tháng 06 năm 2011) có tính năng, tác dụng tương tự.

Vũ khí quân dụng gồm:

Súng cầm tay hạng nhỏ là vũ khí được thiết kế cho cá nhân sử dụng gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự;

Vũ khí hạng nhẹ gồm súng đại liên, súng cối dưới 100 mi-li-mét, (ram), súng ĐKZ, súng máy phòng không dưới 23 mi-li-mét (mm), súng phóng lựu, tên lửa chống tăng cá nhân, tên lửa phòng không vác vai, các loại vũ khí hạng nhẹ khác có tính năng, tác dụng tương tự; Các loại bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thuỷ lôi, hỏa cụ; Vũ khí không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng.

- “Chất cháy, chất nổ” là chất lỏng, chất khí, chất rắn... dễ gây ra cháy nổ.[1] Chất cháy có đặc tính tự bốc cháy khi tiếp xúc với ôxy ưong không khí, nước hoặc dưới tác động của các yếu tố khác ở nhiệt độ cao hoặc không cao (diêm, phốt pho, xăng dầu...). Chất nổ với khả năng gây nổ mạnh, nhanh toả nhiệt và ánh sáng (thuốc nổ, thuốc pháo, thuốc súng...).

- “Chất độc” là những chất có độc tính cao, rất nguy hiểm cho sức khoẻ, tính mạng của con người, động vật, cũng như đối với môi trường xung quanh (ví dụ: các chất độc bảng A như A- cô-ni-tin và các loại muối của nó, kẽm phốt pho, ni-cô-tin...).

- “Chất phóng xạ” là “chất ở thể rắn, lỏng hoặc khí có hoạt động phóng xạ riêng lớn hơn 70 kilo Beccơren trên kilôgam (70KBO/KG)”.[2] Chất phóng xạ là nhân tố sát thương của vũ khí hạt nhân gồm những đồng vị không bền của các nguyên tố hoá học (urani, radi...), có khả năng phát ra những chùm tia phóng xạ không nhìn thấy gây bệnh hoặc gây nhiễm xạ đối với người, động vật và môi trường sống.

- “Thú dữ” là động vật bậc cao, có lông mao, có tuyến vú, nuôi con bằng sữa, lớn, rất dữ, có thể làm hại người.[3] Ví dụ: hổ, báo, sư tử, gấu...

Điều 601 Bộ luật dân sự không đưa ra khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ mà chỉ liệt kê nguồn nguy hiểm cao độ, do đó điều luật này cũng đề cập “nguồn nguy hiểm cao độ khác” do pháp luật quy định. Trong tương lai, có thể có những loại vật mà được pháp luật quy định là “nguồn nguy hiểm cao độ”.

Xuất phát từ đặc điểm của nguồn nguy hiểm cao độ là luôn tiềm ẩn trong nó khả năng gây thiệt hại nên Bộ luật dân sự quy định:

“Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trồng giữ, vận chuyển nguồn nguy hiếm cao độ theo đúng quy định của pháp luật”.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được xác định cụ thể như sau:

* Thiệt hại phải do chính nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Ví dụ-. Xe ô tô đang vận hành bị mất phanh, nổ lốp... thú đang biểu diễn xiếc thì nhảy ra gây thiệt hại cho khán giả...

- Chủ thể phải bồi thường thiệt hại: chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng( mượn, thuê..) thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Trên nguyên tắc chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ (cho thuê, cho mượn...) phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra kể cả khi không có lỗi (trách nhiệm nâng cao). Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ được loại trừ nếu xụất hiện một trong lí do sau:

- Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại: lao vào ô tô tự tử; bị thiệt hại ttong hành lang an toàn đường sắt như thiệt hại đối với súc vật thả rông, người qua lại...

- Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nguồn nguy hiểm cao độ là loại tài sản đặc biệt luôn tiềm ẩn khả năng gây ra thiệt hại cho những người xung quanh, cho nên việc bảo quản, vận hành, sản xuất phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt về an toàn kĩ thuật, trình tự, quy trình vận hành khai thác chúng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định đối với chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ khi nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại kể cả trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu trái pháp luật. Do đó, khoản 4 Điều 601 Bộ luật dân sự quy định:

“Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khỉ chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiếm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiếm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại”.

5. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể

Bộ luật dân sự năm 1995 không quy định bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể, bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể được đề cập lần đầu tiên trong Bộ luật dân sự năm 2005. Đây là trường hợp đặc biệt của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bởi đối tượng bị thiệt hại không phải là người còn sống mà là người đã chết hay nói cách khác đó chính là thi thể. Người gây thiệt hại chiếm đoạt một bộ phận trong thi thể của người chết với các mục đích khác nhau mà không được sự đồng ý của chính người đó khi còn sống hoặc đại diện gia đình người chết.

Theo quy định tại Điều 606 Bộ luật dân sự năm 2015 thì cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác xâm phạm thi thể phải bồi thường thiệt hại.

Thiệt hại do xâm phạm thi thể bao gồm:

- Chi phí hợp lí để hạn chế, khắc phục thiệt hại.

Đây chính là những chi phí thực tế mà gia đình người bị thiệt hại đã bỏ ra để hạn chế, khắc phục thiệt hại như các chi phí cho việc tìm kiếm thi thể (các bộ phận của thi thể), chi phí giám định, xét nghiệm, chi phí trong việc bảo quản, vận chuyển...

- Ngoài những chi phí cho việc hạn chế, khắc phục thiệt hại thì người gây thiệt hại do hành vi xâm phạm thi thể phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết như cha, mẹ, vợ, chồng, con của người chết. Nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết sẽ được hưởng khoản tiền tổn thất tinh thần này. Việc xác định mức tổn thất tinh thần của những người thân thích của người chết là vấn đề hết sức khó khăn. Để có cơ sở làm căn cứ cho việc buộc người gây thiệt hại về thi thể phải bù đắp tổn thất tinh thần thì cần căn cứ vào mối quan hệ giữa người đã chết với những người thân thích này. Pháp luật luôn tôn trọng sự thoả thuận của các bên nên mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận, nếu không thoả thuận được thì mức tối đa đối với mỗi thi thể bị xâm phạm không quá 30 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng

Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác sản xuất, kinh doanh không bảo đảm chất lượng hàng hoá mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường.

Khi người tiêu dùng mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc mua phải thực phẩm nhiễm độc thì có quyền yêu cầu Hội bảo vệ người tiêu dùng bảo vệ quyền lợi cho người mua hàng hoá kém chất lượng. Hội bảo vệ người tiêu dùng sẽ làm việc trực tiếp với người bán hàng, nhà sản xuất yêu cầu họ phải khắc phục hậu quả.

Trường hợp người tiêu dùng đã sử dụng hàng hoá kém chất lượng mà bị thiệt hại có quyền yêu cầu người trực tiếp bán sản phẩm cho mình bồi thường thiệt hại. Trường hợp này, nhà sản xuất là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nếu người tiêu dùng mua hàng thông quạ đại lí thì có quyền yêu cầu nhà sản xuất bồi thường thiệt hại và đại lí là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan./.

Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng như các vấn đề khác liên quan. Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật Minh Khuê