Quy định này không những không phù nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước mà còn nêu cao hơn nữa uy tín lãnh đạo của tổ chức này. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lí hành chính nhà nước biểu hiện cụ thể ở các hình thức và phương pháp hoạt động của tổ chức Đảng:

Trước hết, Đảng lãnh đạo trong quản lí hành chính nhà nước bằng việc đưa ra những đường lối, chủ trương, chính sách của mình về các lĩnh vực hoạt động khác nhau của quản lí hành chính nhà nước. Các vấn đề quan ưọng của hoạt động quản lí nhà nước nói chung và quản lí hành chính nhà nước nói riêng đều cần phải có đường lối, chủ trương của các tổ chức Đảng có trách nhiệm. Nghị quyết của các cẩp ủy Đảng đưa ra phương hướng hoạt động cơ bần tạo cơ sở quan trọng để các chủ thể quàn lí hành chính nhà nước có thẩm quyền thể chế hoá thành các văn bản pháp luật thực hiện trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Điều 22 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 hiện hành đã xác định:

“Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được xây dựng trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội...”.

Khi quyết định những vẩn đề cụ thể khác nhau của hoạt động quản lí hành chính nhà nước như ban hành quyết định quản lí, xây dựng các biện pháp thuộc về tổ chức, các biện pháp kinh tế..., đường lối chủ trương chính sách của Đảng về những vấn đề có liên quan bao giờ cũng được coi là cơ sờ rất quan trọng để các chủ thể quản lí hành chính nhà nước xem xét và đưa ra các quyết định quản lí của mình. Tuy vậy, ở đây cần nhẩn mạnh rằng nghị quyết của Đảng không phải là văn bản mang nước. Việc kiểm tra này nhằm đánh giá tính hiệu quả, tính thực tế của các chính sách mà Đảng đề ra, ttên cơ sở đó khắc phục những khiếm khuyết, phát huy những mặt tích cực trong công tác lãnh đạo. Điều này đảm bảo cho hoạt động của các tổ chức Đảng có tính thông tin hai chiều. Cũng chính thông qua công tác kiểm tra Đảng, các tổ chức Đảng biết được tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách do mình đề ra, ttên cơ sở đó có các biện pháp uốn nắn kịp thời nhằm làm cho hoạt động quản lí hành chính nhà nước đi theo đúng định hướng phù hợp với lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc và lợi ích chung của cả cộng đồng. Ở đây cũng cần phân biệt một cách rõ ràng hoạt động kiểm tra của Đảng với hoạt động kiểm tra mang tính quyền lực nhà nước do các chủ thể có thẩm quyền được pháp luật quy định thực hiện. Việc phân biệt này cho ta cách nhìn đúng đắn về tính chất, nội dung, trình tự, thủ tục thực hiện hoạt động kiểm tra của Đảng và kiểm tra của các cơ quan nhà nước.

Cùng với những hình thức nêu trên, sự lãnh đạo của Đảng trong quản lí hành chính nhà nước còn được thực hiện thông qua uy tín và vai trò gương mẫu của các tổ chức Đảng và các đảng viên. Việc nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật được coi là kỉ luật của tổ chức Đảng. Chính điều đó đã tạo cơ sở quan trọng để nâng cao uy tín của Đảng đối với nhân dân, với cơ quan nhà nước, làm cho các tổ chức Đảng trở thành hạt nhân lãnh đạo của các cơ quan hành chính nhà nước.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)