Mục lục bài viết
1. Điều kiện hàng hóa nhập khẩu
Đối với hàng hóa nhập khẩu phải được công bố tiêu chuẩn và ghi nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
Đối với những Sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (là sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.) thì:
Phải được công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên quan đến quá trình sản xuất, sản phẩm cuối cùng bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc được thừa nhận
Hoặc nếu không thì khi nhập khẩu phải được tổ chức giám định được chỉ định hoặc được thừa nhận giám định tại cửa khẩu xuất hoặc cửa khẩu nhập.
Phải được kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu theo nội dung:
Kiểm tra kết quả để đánh giá sự phù hợp, nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa cần kiểm tra;
Thử nghiệm mẫu theo các tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi cần thiết.
2.Hồ sơ để thực hiện Quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa
Quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa
- Hồ sơ về thực hiện Quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa
- Thủ tục thực hiện Quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa
- Thực hiện quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa ngắn gọn, chính xác
- Kiến thức về Quy trình kiểm định xe nâng hàng
- Dịch vụ chứng nhận hợp quy giấy
- Chứng nhận Iso cho công ty xây dựng
Hồ sơ tiến hành Quy định kiểm tra chất lượng hàng hóa bao gồm:
- Giấy đăng ký kiểm tra cấp Nhà nước về chất lượng của hàng hóa (theo mẫu)
- Bản sao công chứng các chứng chỉ chất lượng hàng hóa, sản phẩm
- Bản sao có xác nhận của đơn vị nhập sản phẩm, hàng hóa
- Hóa đơn. Vận đơn
- Tờ khai của hàng hóa, sản phẩm
- Giấy chứng nhận về xuất xứ của sản phẩm, hàng hóa
- Bản mô tả hoặc hình ảnh sản phẩm, hàng hóa
- Mẫu mã sản phẩm, hàng hóa có dấu hợp quy hoặc nhãn phụ
- Bản sao hợp đồng cũng danh mục hàng hóa theo hợp đồng.
3.Thủ tục thực hiện quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa
Đầu tiên việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký của sản phẩm tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hóa bao gồm bản đăng ký, hợp đồng mua bán, danh mục hàng hóa và các tài liệu liên quan.
Cơ quan thẩm quyền xem xét toàn bộ hồ sơ để xem xét tính hợp lệ của giấy tờ cũng như đơn vị cần kiểm tra hàng hóa.
Cùng với đó tiến hành kiểm tra các sản phẩm hàng hóa theo các tiêu chuẩn về đánh giá sự phù hợp; nhãn hàng; dấu hợp quy, hợp chuẩn và toàn bộ tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa đó. Lấy mẫu thử nghiệm sản phẩm và tiến hành thử nghiệm để đảm bảo sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn đã công bố, áp dụng hoặc tương đương.
Tiến hành thông báo kết quả chính xác cho đơn vị làm thủ tục thực hiện Quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa. Với hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn, cơ quan thẩm quyền sẽ xác nhận để đơn vị làm thủ tục hải quan cho sản phẩm, hàng hóa lưu thông.
Trường hợp sản phẩm, hàng hóa không đáp ứng tiêu chuẩn, sẽ được báo cáo tới cơ quan thẩm quyền nhà nước cấp cao và thông báo cho hải quan cũng như đơn vị là thủ tục để giải quyết.
4. Phối hợp trong hoạt động lấy mẫu và kiểm tra, đánh giá sự phù hợp hàng hóa nhập khẩu
Quy trình lấy mẫu hàng hóa, biên bản lấy mẫu hàng hóa để phục vụ đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo các văn bản hướng dẫn chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy của các Bộ quản lý chuyên ngành về quản lý nhà nước về chất lượng.
Lấy mẫu hàng hóa tại địa điểm làm thủ tục hải quan, địa điểm kiểm tra hải quan:
- Cơ quan kiểm tra, tổ chức đánh giá sự phù hợp và cơ quan hải quan có trách nhiệm thống nhất thời điểm kiểm tra, lấy mẫu hàng hóa; đảm bảo một lô hàng chỉ kiểm tra, lấy mẫu một lần (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) để tạo thuận lợi cho người khai hải quan trong xuất trình hàng hóa;
- Người khai hải quan có trách nhiệm thông báo cho đơn vị hải quan giám sát lô hàng khi cơ quan kiểm tra, tổ chức đánh giá sự phù hợp tiến hành lấy mẫu hàng hóa để thực hiện giám sát hàng hóa theo quy định.
Lấy mẫu hàng hóa tại địa điểm bảo quản của người khai hải quan:
- Cơ quan hải quan khi giải quyết đưa hàng về bảo quản có trách nhiệm ghi rõ trên văn bản đề nghị của người khai hải quan ngày, giờ lô hàng được vận chuyển về địa điểm bảo quản trong nội địa; người khai hải quan có trách nhiệm thông báo cho cơ quan kiểm tra, tổ chức đánh giá sự phù hợp khi lô hàng về đến địa điểm bảo quản để tổ chức kiểm tra, lấy mẫu hàng hóa;
- Trường hợp trong quá trình lấy mẫu, nếu tổ chức đánh giá sự phù hợp phát hiện hàng hóa nhập khẩu có số lượng, chủng loại không phù hợp với hồ sơ đăng ký; tình trạng hàng hóa không được bảo quản đúng quy định như: bao bì, niêm phong không còn nguyên vẹn (đối với hàng hóa có bao bì, niêm phong của nhà sản xuất) thì lập biên bản lấy mẫu, ghi đầy đủ những đặc điểm bất thường trong quá trình lấy mẫu đồng thời báo cáo bằng văn bản trong thời hạn tối đa 24 giờ làm việc cho Cơ quan quản lý chất lượng có thẩm quyền và cơ quan hải quan để xử lý theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch này;
- Trường hợp Tổ chức đánh giá sự phù hợp phát hiện sai phạm nhưng không báo cáo thì phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện đánh giá sự phù hợp và gửi kết quả cho người khai hải quan trong thời hạn tối đa 07 ngày, kể từ ngày kiểm tra hoặc lấy mẫu hàng hóa. Trường hợp vì lý do kỹ thuật hoặc lý do khách quan phải kéo dài thời gian đánh giá sự phù hợp, tổ chức đánh giá sự phù hợp thông báo ngay lý do và thời hạn trả kết quả đánh giá sự phù hợp cho người nhập khẩu báo cáo cơ quan kiểm tra, cơ quan hải quan để cho phép kéo dài thời gian và theo dõi.
Tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện đánh giá sự phù hợp và gửi kết quả (bản fax hoặc file ảnh) cho cơ quan kiểm tra không quá 04 giờ làm việc, kể từ khi kết quả được phát hành.
5. Trách nhiệm của các cơ quan tổ chức
- Trách nhiệm của người khai hải quan
Thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục kiểm tra chất lượng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp được các Bộ quản lý chuyên ngành chỉ định để đánh giá, giám định chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
Nộp kết quả đánh giá sự phù hợp lô hàng cho cơ quan kiểm tra, nộp kết quả kiểm tra chất lượng cho cơ quan hải quan để hoàn thành thủ tục thông quan theo quy định pháp luật
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu có kết quả kiểm tra không đáp ứng đủ yêu cầu chất lượng thì có quyền đề nghị với cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng (bằng văn bản) trong việc lựa chọn biện pháp khắc phục: tái chế, tiêu hủy, tái xuất, chuyển mục đích sử dụng để cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết phù hợp với quy định của pháp luật.
Trường hợp người khai hải quan lựa chọn biện pháp tái chế hàng hóa, tại văn bản đề nghị cần nêu rõ phương án tái chế hàng hóa, địa chỉ tái chế, người chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện tái chế hàng hóa.
Thực hiện quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chịu mọi chi phí liên quan đến việc khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
-Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra chất lượng
Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng của người khai hải quan, tiếp nhận bản fax hoặc file ảnh thông báo kết quả đánh giá chất lượng từ tổ chức đánh giá sự phù hợp, thực hiện kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa (trong trường hợp cần thiết), ra thông báo kết quả kiểm tra chất lượng trong thời hạn quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư liên tịch này.
Phối hợp với cơ quan hải quan cung cấp thông tin có liên quan quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch này và theo dõi, giám sát người khai hải quan thực hiện biện pháp khắc phục hàng hóa không đáp ứng yêu cầu chất lượng.
Trường hợp phát hiện vi phạm trong quá trình kiểm tra thực tế lô hàng, lập biên bản và báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp chuyển hồ sơ cho cơ quan thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan có thẩm quyền thực hiện xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính và hướng dẫn tại Điều 7 của Thông tư liên tịch này.
-Trách nhiệm của cơ quan Hải quan
Thực hiện thủ tục hải quan, thủ tục đưa hàng về bảo quản và thông quan hàng hóa phải kiểm tra chất lượng theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định tại Thông tư liên tịch này.
Phối hợp với cơ quan kiểm tra chất lượng, tổ chức đánh giá sự phù hợp trong việc kiểm tra, lấy mẫu hàng hóa theo quy định của pháp luật hải quan và pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá; theo dõi giám sát hàng hóa phải áp dụng biện pháp khắc phục (tái chế, tiêu hủy, tái xuất, chuyển mục đích sử dụng); cung cấp thông tin có liên quan quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch này.
Phối hợp với cơ quan kiểm tra trong việc áp dụng biện pháp tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Tổ chức tiếp nhận thông báo kết quả kiểm tra chất lượng: bản điện tử (qua Cổng thông tin một cửa quốc gia), hoặc bản fax/file ảnh (từ cơ quan kiểm tra), hoặc bản chính (từ người khai hải quan) để thông quan hàng hóa.
Phát hiện vi phạm pháp luật, lập biên bản vi phạm, ra quyết định xử lý vi phạm hành chính theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch.
-Trách nhiệm của tổ chức đánh giá sự phù hợp
Thực hiện đánh giá chất lượng hàng hóa nhập khẩu trong phạm vi được các Bộ quản lý chuyên ngành chỉ định; cấp chứng chỉ chất lượng hàng hóa nhập khẩu cho người khai hải quan theo quy định của pháp luật.
Phối hợp với cơ quan hải quan, cung cấp thông tin có liên quan quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch và theo dõi, giám sát người khai hải quan thực hiện biện pháp khắc phục hàng hóa không đáp ứng các yêu cầu về chất lượng.
Thu phí đánh giá chất lượng hàng hóa theo quy định hiện hành.