1. Phí thi hành án dân sự

1.1 Khái niệm và ý nghĩa của phi thi hành án dân sự

Việc tổ chức thi hành án trước hết là vì quyền và lợi ích của đương sự có đơn yêu cầu thi hành án (thông thường là nước. Ở Việt Nam, việc quy định người được thi hành án có yêu cầu thi hành án thì phải nộp phí thi hành án mới chỉ được thực hiện ở mức độ bù đắp được một phần cho kinh phí của Nhà nước chi cho hoạt động thi hành án. Với khoản phí thu tính trên giá trị tài sản thi hành án như hiện nay thì khoản phí do đương sự nộp chưa thể đủ để trả cho ngân sách nhà nước đã chi cho hoạt động của hệ thống cơ quan thi hành án dân sự. Điều này cũng có nghĩa là ngân sách nhà nước vẫn phải hỗ trợ một phần không nhỏ cho các hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự.

Hiện nay, việc thu phí thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định tại Điều 60 Luật thi hành án dân sự, Điều 46 Nghị định của Chính phủ số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 và Thông tư của Bộ tài chính số 216/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lí và sử dụng phí thi hành án dân sự.

 

1.2 Mức phí thi hành án dân sự

Cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án dân sự trước hết là nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án. Qua việc tổ chức thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự sẽ khôi phục được quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án đã bị xâm phạm. Do đó, về nguyên tắc, cơ sở để tính số phí Thi hành án dân sự sẽ thu được dựa trên giá trị tài sàn hoặc số tiền mà người được thi hành án thực nhận.

Theo hướng dẫn tại Điều 46 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 và Điều 4 Thông tư số 216/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016, mức phí thi hành án phải nộp khi được nhận tiền, tài sản như sau:

nhận chung một số tiền theo bản án, quyết định nhưng chỉ có một hoặc một số yêu cầu thi hành án mà chấp hành viên đã tổ chức giao tài sản, khoản tiền đó cho người đã yêu cầu hoặc người đại diện của người đã có yêu cầu để quản lí thì người yêu cầu hoặc người đại diện đó phải nộp phí thi hành án dân sự tính trên toàn bộ giá trị tiền, tài sản thực nhận theo mức quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 216/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016.

Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án nhưng chưa ra quyết định cưỡng chế thi hành án hoặc đã ra quyết định cưỡng chế thi hành án nhưng chưa thực hiện việc cưỡng chế thi hành án mà đương sự tự giao, nhận tiền, tài sản cho nhau thì người được thi hành án phải nộp 1/3 mức phí thi hành án dân sự quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 216/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 tính trên số tiền, tài sản thực nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 6 Thông tư số 216/2016/TT-BTC ngay 10/11/2016.

Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã thu được tiền hoặc đã thực hiện việc cưỡng chế thi hành án thì người được thi hành án phải nộp 100% mức phí thi hành án dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều này tính trên số tiền, tài sản thực nhận. Cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc thu phí thi hành án khi chi trả tiền hoặc giao tài sản cho người được thi hành án và cấp biên lai thu phí thi hành án.Người được thi hành án không nộp phí thi hành án thì cơ quan thu phí có quyền áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưõng chế để thu phí thi hành án, kể cả việc bán đấu giá tài sản đã giao cho người được thi hành án để bảo đảm thu hồi tiền phí thi hành án. Chi phí định giá, bán đấu giá tài sản để thu phí do người được thi hành án chịu.

Ở nước ta đã quy định về một số trường hợp người được thi hành án nhận được tài sản nhưng không thu phí thi hành án đối với các khoản tiền đó. Điều 47 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 và Điều 6 Thông tư số 216/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 quy định những trường hợp không phải chịu phí thi hành án khi được nhận các khoản tiền, tài sản như sau:

- Người được thi hành án không phải chịu phí thi hành án khi nhận được các khoản tiền, tài sản thuộc các trường hợp sau đây:

  • Tiền cấp dưỡng; tiền bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm; tiền lương, tiền công lao động; tiền trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc; tiền bảo hiểm xã hội; tiền bồi thường thiệt hại vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Khoản kinh phí thực hiện chương trình chính sách xã hội của Nhà nước như xoá đói, giảm nghèo, hỗ trợ vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn, các khoản kinh phí trực tiếp phục vụ việc chăm sóc sức khoẻ, giáo dục của nhân dân mà không vì mục đích kinh doanh, các chương trình kỉnh tế xã hội trọng điểm của Nhà nước.
  • Tài sản nhận được của người được thi hành án chỉ là những hiện vật có ý nghĩa tinh thần, gắn với nhân thân của người nhận, không có khả năng trao đổi.
  • Số tiền hoặc giá trị tài sản thẹo các đơn yêu cầu thi hành án không vượt quá hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định.
  • Khoản thu hồi nợ vay cho ngân hàng chính sách xã hội.

- Giảm đến 80% đối với người có khó khăn về kinh tế thuộc chuẩn hộ nghèo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 và được uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận;

- Giảm 30% phí thi hành án tương ứng với số tiền thực nhận từ việc xử lí tài sản của người phải thi hành án mà người được thi hành án xác minh chính xác khi yêu cầu thi hành án và cơ quan thi hành án dân sự xử lí được tài sản để thi hành án mà không phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cần huy động lực lượng, trừ trường hợp tài sản đã được xác định trong bản án, quyết định của toà án, trọng tài thương mại;

- Giảm đến 20% phí thi hành án trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 48 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ nếu phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cần huy động lực lượng trừ trường hợp tài sản đã được xác định trong bản án, quyết định của toà án, trọng tài thương mại.

Thủ tục xin, xét miễn, giảm phí thi hành án được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 7 Thông tư số 216/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016. Cụ thể là để được miễn, giảm phí thi hành án, đương sự phải làm đơn đề nghị được miễn hoặc giảm phí thi hành án, kèm theo đơn là các tài liệu có liên quan chứng minh điều kiện miễn, giảm theo quy định của pháp luật. Đơn đề nghị miễn, giảm phí thi hành án dân sự kèm theo tài liệu liên quan được nộp cho tổ chức thu phí. Nếu đơn, tài liệu chưa đầy đủ thì tổ chức thu phí hưởng dẫn người yêu cầu bổ sung theo quy định. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, thủ trưởng tổ chức thu phí có trách nhiệm xem

Trường hợp cơ quan Thi hành án dân sự chi trả bằng tiền mặt, chuyên khoản hoặc gửi qua bưu điện cho người được thi hành án thì thực hiện việc khấu trừ số tiền phí thi hành án dân sự mà người được thi hành án phải nộp trước khi chi trả cho họ. Trường hợp toà án không tuyên giá trị tài sản hoặc có tuyên nhưng tại thời điểm thu phí không còn phù hợp (thay đổi quá 20%) so với thời giá thị trường thì tổ chức thu phí tổ chức định giá tài sản để xác định phí thi hành án dân sự mà người được thi hành án phải nộp. Chỉ phí định giá do cơ quan Thi hành án dân sự chỉ trả từ nguồn phí thi hành án dân sự được để lại. Trước khi giao tài sản ít nhất 15 ngày, tổ chức thu phí thông báo số tiền phí thi hành án dân sự mà người được thi hành án phải nộp theo quy định của Thông tư này. Trường hợp có sự nhầm lẫn về số phí thi hành án dân sự phải nộp thì tổ chức thu phí có trách nhiệm tính toán lại theo quy định. Tổ chức thu phí có trách nhiệm làm thủ tục hoàn trả số tiền thu thừa hoặc thực hiện việc thu bổ sung khoản phí thi hành án dân sự còn thiếu. Trường hợp uỷ thác Thi hành án, cơ quan uỷ thác thi hành án phải ghi rõ số phí Thi hành án dân sự đã thu, số phí Thi hành án dân sự còn phải thu. Cơ quan nhận uỷ thác phải căn cứ vào quyết định uỷ thác để tiếp tục thu phí thi hành án dân sự và được quản lí, sử dụng tiền phí thi hành án dân sự thu được theo quy định của Thông tư số 216/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016.

 

2. Chi phí thi hành án dân sự

Để có thể tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự cần phải tiến hành một số hoạt động nhằm chuẩn bị và thực hiện việc cưỡng chế thi hành án. Những hoạt động này cần phải có kinh phí để thực hiện. Vì thế bên cạnh việc quy

Xác định một cách cụ thể hơn, theo Thông tư số 200/2016/TT-BTC ngày 9/11/2016, chi phí cưỡng chế thi hành án được quy định với từng chủ thể như sau:

 

2.1 Với người phải thi hành án

Người phải thi hành án phải nộp các chi phí cưỡng chế thi hành án gồm:

  • Chi phí thông báo về cưỡng chế trên các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, đài phát thanh, báo chí), chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp thực hiện thông báo cưỡng chế Thi hành án (cán bộ thi hành án, đại diện chính quyền địa phương, đại diện tổ chức xã hội và các thành phần khác).
  • Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu; thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án.
  • Chi phí cho việc định giá, định giá lại tài sản, giám định tài sản, bán đấu giá tài sản như chi phí thẩm định giá, thẩm định giá lại tài sản, chi phí liên quan đến việc định giá trong trường hợp chấp hành viên thực hiện việc xác định giá tài sản theo quy định tại khoản 3 Điêu 98 Luật thi hành án dân sự; chi bồi dưỡng cho các thành viên họp xác định giá, xác định giá ỉại tài sản; chi giám định tài sản; chi phí bán đấu giá tài sản (Phí đấu giá tài sản, phí tham gia đấu giá tài sản được quy định tại Thông tư của Bộ tài chính số 335/2016/TT-BTC ngày 27/12/2016).
  • Chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án.
  • Chi phí kê biên, xử lí tài sản quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 tương ứng với tỉ lệ số tiền, tài sản mà họ thực nhận.
  • Trường hợp người được thi hành án yêu cầu cơ quan thi hành án áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án không đúng thì người đó phải thanh toán các khoản chi phí thực tế do việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án đó.

 

2.2 Với người thứ ba trong thi hành án

Người thứ ba trong thi hành án phải nộp các chi phí cưỡng chế thi hành án trong các trường hợp sau đây:

  • Người thứ ba đang quản lí tài sản không tự nguyện giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá mà bị cưỡng chế thi hành án thì phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án trong trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 17 Nghị định số 62/2015/ND-CPngay 18/7/2015;
  • Người thứ ba là tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định số 62/2015/NĐ-CPngày 18/7/2015.

 

2.3 Chi phí cưỡng chế thi hành án dần sự do ngần sách nhà nước bảo đảm:

Ngoài người được thi hành án, người phải thi hành án và người thứ ba phải chịu các chi phí cưỡng chế thi hành án thì ngân sách nhà nước sẽ bảo đảm một số chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự theo quy định (Điều 7 Thông tư sổ 200/2016/ TT-BTC ngày 09/11/2016) tiền chi phí cưỡng chế thi hành án phải nộp.

- Thuộc diện gia đình chính sách, có công với cách mạng.

Đối với trường hợp này, đương sự được xét miễn chi phí cưỡng chế thi hành án còn lại nếu đã thi hành được ít nhất 1/2 chi phí cưỡng chế thi hành án phải nộp.

- Thuộc diện neo đơn, tàn tật, ốm đau kéo dài.

Đối với trường hợp này, mức được xét giảm là 50% số tiền chi phí cưỡng chế thi hành án phải nộp.

Để được miễn, giảm chi phí thi hành án, đương sự phải làm đơn đề nghị xét miễn, giảm phí thi hành án nêu rõ lí do đề nghị xét miễn, giảm chi phí thi hành án dân sự. Đương sự có khó khăn về kinh tế phải có xác nhận của uỷ ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú, làm việc hoặc xác nhận của thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi người đó nhận thu nhập. Đương sự là gia đình chính sách, có công với cách mạng phải có giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để chứng minh. Đối với trường hợp bị tàn tật, ốm đau kéo dài thì phải có tóm tắt hồ sơ bệnh án được cơ sờ khám chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị và tài liệu kèm theo của đương sự, cơ quan thi hành án dân sự xem xét, quyết định về việc miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án.

Trường hợp người làm đơn không được miễn hoặc giảm phí thi hành án thì cơ quan thu phí thi hành án phải có thông báo cho đương sự biết và nêu rõ lí do của việc không được miễn hoặc giảm phí thi hành án. Xem thêm: Mức phí thi hành án dân sự mới nhất là bao nhiêu?

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật dân sự, luật thi hành án dân sự về chi phí, phí thi hành án dân sự. Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến. Đội ngũ luật sư luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của Bạn. Trân trọng./.