1. Vài nét về Pierre-Joseph Proudhon

Proudhon, người sinh ra ở Besançon, là một thợ in đã tự học tiếng Latinh để in sách bằng ngôn ngữ này tốt hơn. Khẳng định nổi tiếng nhất của ông là " tài sản là trộm cắp! ", Có trong tác phẩm lớn đầu tiên của ông, Tài sản là gì? Hoặc, một cuộc Điều tra về Nguyên tắc Quyền và Chính phủ (Qu'est-ce que la propriété? Recherche sur le Princecipe du droit et du gouvernement), xuất bản năm 1840. Cuốn sách được xuất bản đã thu hút sự chú ý của các nhà chức trách Pháp. Nó cũng thu hút sự giám sát của Karl Marx, người đã bắt đầu một thư từ với tác giả của nó. Hai người ảnh hưởng lẫn nhau và họ gặp nhau ở Paris trong khi Marx bị lưu đày ở đó. Tình bạn của họ cuối cùng đã kết thúc khi Marx trả lời cuốn Hệ thống các mâu thuẫn kinh tế, hay Triết học về sự nghèo khổ của Proudhon với tựa đề đầy khiêu khích là Sự nghèo nàn của triết học.

Pierre-Joseph Proudhon là một nhà xã hội chủ nghĩa người Pháp, chính trị gia, nhà triết học, nhà kinh tế học và là người sáng lập ra triết học tương hỗ. Ông là người đầu tiên tuyên bố mình là một người theo chủ nghĩa vô chính phủ, sử dụng thuật ngữ đó và được nhiều người coi là một trong những nhà lý thuyết có ảnh hưởng nhất của chủ nghĩa vô chính phủ. Proudhon được nhiều người coi là "cha đẻ của chủ nghĩa vô chính phủ". Proudhon trở thành thành viên của Quốc hội Pháp sau Cách mạng năm 1848 , sau đó ông tự gọi mình là một người theo chủ nghĩa liên bang. Proudhon mô tả sự tự do mà ông theo đuổi là "sự tổng hòa của chủ nghĩa cộng sản và tài sản ". Một số người coi chủ nghĩa tương hỗ của ông là một phần của chủ nghĩa vô chính phủ theo chủ nghĩa cá nhân trong khi những người khác coi đó là một phần của chủ nghĩa vô chính phủ xã hội .

Pierre Joseph Proudhon thường được xem là một người ủng hộ chủ nghĩa xã hội của Pháp, mặc dù ông kịch liệt chỉ trích chủ nghĩa xã hội cũng như chủ nghĩa Tư bản. Hai đặc điểm nổi bật nhất trong tư tưởng của ông bao gồm mong muốn dẹp bỏ mọi chính quyền và quan tâm giống như thời Trung cổ trong việc trao đổi công bằng kinh tế. Hai đặc điểm này được kết hợp trong sự đặt tên ông là “Người theo chủ nghĩa vô chính phủ, triết học Kinh viện”.

2. Chỉ trích chính quyền của Proudhon

Proudhon trên hết là người theo chủ nghĩa Tự do. Năm 1840 ông xuất bản tác phẩm công kích quyền sở hữu tài sản cá nhân đã đem lại cho tác giả của nó vừa nổi danh và vừa bị buộc tội mưu đồ chống lại nhà nước. Tác phẩm của Proudhon nhan đề What Is Property1? Và câu trả lời của ông là: Tài sản là kẻ cướp! Ông bảo vệ lập trường của mình như sau:

“Nếu có người hỏi tôi những câu sau: Tình trạng nô lệ là gì? Và tôi phải trả lời bằng một từ thì từ đó là: Đó là kẻ giết người, ý tôi muốn nói được người ta hiểu ngay lập tức. Không có lập luận mở rộng cần phải có để chứng minh rằng quyền hạn có thể tước đi suy nghĩ, nguyện vọng, nhân cách của một người đó là quyền hạn của sống và chết, và để nô dịch hóa một người là phải giết chết anh ta. Thế thì tại sao có câu hỏi này: Tài sản là gì? Tôi có thể trả lời tương tự, Đó là sự ăn cướp mà không chắc rằng ý nghĩa này bị hiểu lầm, vấn đề thứ hai không gì khác hơn là sự biến hình của vấn đề thứ nhất”, (trích dẫn Manuel và Manuel, trang 363).

Bất kể sáng kiến của ông về tài sản, Proudhon không muốn loại bỏ quyền sở hữu tài sản cá nhân vì ông không phản đối tự thân quyền sở hữu. Đúng ra ông phản đối thuộc tính của tài sản: thu nhập không kiếm mà có từ hình thức tiền thuê đất, tiền lãi hay lợi nhuận. Proudhon, như Saint- Simon, đều khẳng định mọi người phải làm việc. Bản thân ông không có sự lựa chọn. Cả cuộc đời ông sông trong cảnh nghèo rớt mồng tơi.

Trong tác phẩm quan trọng khác, Proudhon cho rằng Cách mạng Pháp năm 1879 mất đi phương hướng và sự tập trung đơn. thuần vào cải cách thứ bậc chính trị, lẽ ra là không nên. Các thế lực chính trị luôn hướng về tập trung hóa, do đó sẽ dẫn đến sự chuyên chế. Proudhon dam mê tự do - ông muốn tự do phải là hoàn toàn, ở mọi nơi, và mãi mãi. Dù sao dam mê này bắt nguồn từ nguyện vọng mong muốn trật tự xã hội.

Có những điểm Proudhon có vẻ giống như Saint-Simon, mặc dù ông thường phản đối quan điểm của Saint-Simon. Ví dụ về tình trạng vô chính phủ, Proudhon viết:

“Muốn sống không chính phủ, muốn bãi bỏ mọi chính quyền, một cách hoàn toàn và không hạn chế, muốn thành lập tình trạng vô chính phủ thuần túy có vẻ [đối với một số người] là kỳ khôi và không thể hiểu nổi, một âm mưu chống lại nền Cộng hòa và chống lại quốc gia. Những người này đang nói về việc bãi bỏ chính phủ và thay thế bằng hình thức gì? Họ hỏi.

Chúng ta không hề bối rối trong việc trả lời. Đây là tổ chức công nghiệp mà chúng ta đưa vào vị trí của chính quyền... Thay cho luật pháp, chúng ta sẽ đặt những đối lập. Thay cho lực lượng chính trị chúng ta sẽ đặt những lực lượng kinh tế. Thay cho những giai cấp quý tộc cổ xưa, người dân thị trấn và nông dân, hay của giới thương gia và người lao động, chúng ta sẽ đặt tên gọi chung và những ban ngành công nghiệp đặc biệt: Nông nghiệp, Sản xuất, Thương mại, v.v... Thay cho lực lượng công cộng, chúng ta sẽ đặt lực lượng tập thể. Thay cho quân đội thường trực, chúng ta sẽ đặt những hiệp hội công nghiệp. Thay cho cảnh sát, chúng ta sẽ đặc tính đồng nhất của quyền lợi. Thay cho sự tập trung chính trị, chúng ta sẽ đặt tập trung kinh tế.

Lúc này bạn có thấy có trật tự nào mà không có chức năng hoạt động hay không, một sự thống nhất sâu sắc và hoàn toàn tri thức hay không?”. (Gen­eral Idea of the Revolution in the Nineteenth Century, dẫn trong Manuel và Manuel, trang 371).

3. Chính phủ can thiệp quá mức vào kinh tế

Cũng như Saint-Simon, Proudhon đặt niềm tin của ông vào một trật tự thống nhất xã hội cao hơn trật tự do cơ cấu xã hội hiện tại cung cấp. Ông tuyên bố chân lý và thực tế về bản chất mang tính lịch sử và tiến bộ là điều không thể tránh, khoa học, chứ không phải là chính quyền, nắm giữ chìa khóa của tương lai, chứ không phải là tư lợi, có khả năng hình thành sự hài hòa xã hội. Trong General Idea of the Revolution in the Nineteenth Century, Proudhon viết:

“Không có chế độ quân chủ nào, thậm chí không có hoàng đế La Mã nào có khả năng thực hiện, Giáo lý Cơ Đốc là bản tóm tắt của các niềm tin cổ xưa, không có khả năng tạo ra nền Cộng hòa thế giới, Cách mạng kinh tế, sẽ thực hiện được, không thể không thực hiện được. Thật ra, với kinh tế chính trị học cũng như các ngành khoa học khác: chắc chắn xảy ra tương tự trong khắp thế giới: không tùy thuộc vào khả năng tưởng tượng của con người hay quốc gia: không tạo ra bất cứ sự thất thường nào... Chỉ riêng chân lý là bình đẳng ở mọi nơi, khoa học là sự thống nhất của nhân loại. Nếu lúc ấy là khoa học, mà không còn là tôn giáo hay chính quyền nữa, được chọn ở mỗi vùng đất như quy luật xã hội, thì người nắm toàn quyền quyền lợi, chính phủ sẽ trở nên vô nghĩa, tất cả quyền lập pháp trên thế giới sẽ nằm trong sự hài hòa”, (trích dẫn Manuel và Manuel, trang 374-375).

Các nhà kinh tế học cổ điển cũng thế, tán thành bản chất thế giới của kinh tế chính trị học và phản đối sự can thiệp quá mức của chính phủ trong thế giới kinh tế. Proudhon rất thích thú với học thuyết này vì cung cấp một loại bảo vệ quyền tự do cá nhân, điều mà ông đang tìm kiếm. Không như những người chủ nghĩa xã hội ông biết, Proudhon mong muốn duy trì các lực lượng kinh tế và định chế kinh tế. Thế nhưng, đồng thời, ông muốn ngăn chặn mâu thuẫn giữa các lực lượng này.

Vì thế tài sản không nên bị loại trừ, theo Proudhon, nhưng được phổ biến hóa - mỗi người nên có tài sản, và điều này là đảm bảo tự do nhiều nhất. Ông không nhìn thấy vai trò nào đối với nhà nước trong việc phân chia tài sản. Thay vào đó, Proudhon nghĩ rằng điều này sẽ được thực hiện qua tiến trình duy lý hóa, hay khai sáng. Tư tưởng của ông luôn tiến hóa hơn là cách mạng.

4. Proudhon bàn về công bằng và trao đổi

Bất kể môi quan hệ với tín điều cổ điển, Proudhon bác bẻ lập luận của các nhà kinh tế cổ điển học sao cho lập trường của họ không làm nhầm lẫn lập trường của ông. Ông tìm thấy sự cam kết ngụy tạo trong chủ nghĩa Tự do cổ điển bỏ dở kết luận. Chủ nghĩa Tự do kinh tế cổ điển dựa vào cơ cấu giá để thực hiện những mục đích xã hội và Proudhon tin rằng cơ cấu giá công bằng khi luật pháp và chính phủ trấn áp.

Về bản chất, sự phủ nhận chủ nghĩa Tự do cổ điển của Proudhon hướng sang một trong những giả định của hệ thống cổ điển. Các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng sự phân phối quyền lực kinh tế nhiều hay ít hơn, trong khi Proudhon xem cơ cấu giá mang tính trấn áp vì sự phân phối quyền lực thị trường không đều. Luật cung cầu là:

“Luật lừa gạt... chỉ thích hợp cho việc đảm bảo chiến thắng của kẻ mạnh so với kẻ yếu, của những người sở hữu tài sản so với những người vô sản” (On the Political Capacity of the Working Classes, trích dẫn Ritter, trang 121).

Có lẽ, Proudhon thừa nhận thị trường như một phương pháp tổ chức xã hội nếu mọi người đều có cơ hội bình đẳng để hưởng lợi từ sự thất thường giữa cung cầu. Nhưng ông không tin rằng mọi thương nhân đều là đối tượng như nhau đối với thị trường, do đó thị trường không thể thực hiện cam kết bảo vệ sự tự do của mỗi cá nhân để theo đuổi mục tiêu của riêng họ.

Trong hồi tưởng quá khứ, sự chỉ trích của Proudhon về chủ nghĩa Tự do kinh tế có vẻ bất công, vì những gì ông phản đối là độc quyền chứ không phải là cạnh tranh. Thật ra, ông ca ngợi cạnh tranh. Trong khi tự thân thị trường mang tính trấn áp, thì Proudhon tuyên bố sự cạnh tranh là:

“Gia vị của sự trao đổi, muối của công việc. Muốn ngăn chặn cạnh tranh là phải ngăn chặn chính tự do” (General Idea of the Revolution, dẫn trong Ritter, trang 123).

Cạnh tranh khuyến khích tính sáng tạo và nên duy trì lưu ý này. Nhiệm vụ của nhà kinh tế học, như Proudhon nhận thấy là phải tạo ra môi trường cạnh tranh thuận lợi hơn sao cho tác dụng tốt của cạnh tranh được công nhận.

Thế giới quan của Proudhon là một thế giới trong đó cá nhân hoàn toàn tự do mặc cả với nhau đối với tất cả những gì mà họ muốn. Đây là xã hội tương hỗ nơi sự tôn trọng chứ không phải là chính quyền, tạo ra chất kết dính giữ chặt những sợi vải xã hội với nhau. Mối quan hệ mặc cả:

“Không áp đặt nghĩa vụ lên các đối tác mà chỉ là kết quả từ những cam kết cá nhân... đây là chủ đề không có sự tham gia của chính quyền bên ngoài... Khi tôi mặc cả một số điều tốt với một hay nhiều công dân của mình, thì lúc ấy điều rõ ràng khi ấy chỉ riêng nguyện vọng của tôi chính là luật pháp của tôi”. (General Idea of the Revolution, dẫn trong Ritter, trang 124).

5. Cân bằng quyền lực

Để bảo vệ những người mặc cả không bị các đối thủ lợi dụng, Proudhon tìm cách cân bằng quyền lực của họ. Chính trong suy nghĩ này mà ông đề xuất sự phổ biến hóa tài sản và hình thành khoản vay không lãi cho mọi khách hàng. Muốn bảo vệ tránh khỏi những bế tắc trong kinh doanh tạo ra từ việc làm ngang bằng các mối quan hệ quyền lực, Proudhon khuyến khích tính đa dạng xã hội, đến lượt tính đa dạng được khuyến khích bằng sự cạnh tranh và nhất quán với tự do cá nhân. Tính đa dạng xã hội có khuynh hướng tránh những bế tắc thương mại bằng cách gia tăng khuyến khích các thương gia cam kết. Những tranh chấp không mang tính thị trường (nghĩa là về hệ tư tưởng), không thể phát sinh trong thuyết tương hỗ.

Thuyết tương hỗ này của Proudhon là khuynh hướng khác mà ông chia sẻ với Saint-Simon. Hoài nghi thông lệ tư lợi vị kỷ để hình thành tự phát sự hài hòa xã hội. Thế nhưng, Saint-Simon đề xuất thay thế chính phủ truyền thống bằng thứ bậc các chuyên gia có khả năng giỏi nhất để nhận thức và cung cấp công ích. Proudhon tránh tất cả các hình thức luật pháp, chính phủ và thứ bậc để ủng hộ định thức tương hỗ công bằng thay thế. Nhiệm vụ của những người mặc cả trong sự trao đổi Proudhon là phải cung cấp hàng hóa cho nhau với giá trị thật bằng nhau. Vì thế Proudhon muốn áp đặt cùng nguyên tắc thương mại giống như Aristotle hay Aquinas. Vấn đề với những châm ngôn thương mại như thế (như chúng ta đang chứng kiến) là tính chất chủ quan thuần túy không đảm bảo cho khả năng tồn tại của sự trao đổi lẫn nhau. Công bằng mà nói đối với Proudhon, ông thừa nhận sự thiếu sót này trong thuyết trao đổi của mình, nhưng ông không hề giải quyết thích hợp theo cách nhất quán với các nguyên tắc tự do khác.


LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm)