1.Khái niệm tín chấp là gì ?

Tín chấp là việc bảo lãnh bằng uy tín của tổ chức chính trị - xã hội cho cá nhân hoặc hộ gia đình nghèo không có tài sản để thế chấp được vay một số tiền nhỏ tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh hoặc làm dịch vụ. Việc cho vay có bảo lãnh bằng tín chấp phải lập thành văn bản có ghi rõ số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo lãnh.

Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, tín chấp là việc tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở bảo đảm cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

2.Quy định về chuẩn nghèo

Chuẩn nghèo được áp dụng trong từng thời kỳ theo quy định của pháp luật. Trong giai đoạn 2016 - 2021, chuẩn nghèo đối với hộ nghèo nếu:

Là hộ gia đình ở khu vực nông thôn đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trỏ xuống;

Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Là hộ gia đình ở khu vực thành thị đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

  • Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
  • Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Trong giai đoạn 2021 - 2025, chuẩn nghèo đa chiều đối với hộ nghèo được xác định gồm 2 yếu tố là thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên và:

Hộ gia đình ở nông thôn có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5 triệu đồng trở xuống;

Hộ gia đình ở khu vực thành thị có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống.

Năm 2016, pháp luật quy định 10 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm: tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin. Từ năm 2021, tăng thêm 3 chỉ số đo lường là: “việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng”, đồng thời bỏ chỉ dô “tiếp cận các dịch vụ y tế’.

3. Khái niệm vay tín chấp là gì?

Vay tín chấp không phải là một thuật ngữ pháp lý. Đây là cách nói thông thường của người dân. Vì thế, khái niệm này không được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành.

Theo cách hiểu thông thường, vay tín chấp là hình thức cho vay vốn không cần tài sản đảm bảo. Đơn vị xét duyệt khoản vay dựa vào uy tín và mức thu nhập của người vay; lịch sử tín dụng của họ…

Như vậy, có thể hiểu đơn giản, vay tín chấp là hình thức cho vay không cần tài sản đảm bảo, dựa hoàn toàn vào uy tín của cá nhân về năng lực trả nợ để phục vụ cho các mục đích cá nhân.

Vay tín chấp cũng thường được xét duyệt trong trường hợp khách hàng vay tiêu dùng…

Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-NHNN:

"Cho vay tiêu dùng là việc công ty tài chính cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó"

4. Quy định chung của pháp luật về tín chấp 

Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có xác nhận của tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện, hoàn cảnh của bên vay vốn. Thỏa thuận bảo đảm bằng tín chấp phải cụ thể về số tiền, mục đích, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp.

Từ “tín chấp” được nhắc đến từ năm 1979, nhưng tín chấp được quy định như là một biện pháp bảo lãnh để vay vốn đối với các dự án nhỏ giải quyết việc làm thì xuất hiện đầu tiên vào năm 1993. Theo đó, các “hộ tư nhân, hộ gia đình, thành viên của đoàn thể, tổ chức quần chúng” được vay vôn thì “thực hiện hình thức tín chấp của ửy ban nhân dân, tổ chức đoàn thể quần chúng, hội nghề nghiệp, chủ dự án kinh tế mói”, và “ủy ban nhân dân, tổ chức đoàn thể quần chúng, hội nghề nghiệp, chủ dự án kinh tế mới phải chịu trách nhiệm vật chất trước các đối tượng đã bảo lãnh (tín chấp)”. cả ba Bộ luật Dân sự năm 1995, 2005 và 2015 đều quy định về biện pháp bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội, tuy nhiên nội dung có sự khác nhau.

Trong Bộ luật Dân sự năm 1995, biện pháp bảo đảm bằng tín chấp được coi là biện pháp bảo lãnh. Khi đó biện pháp bảo lãnh được hiểu gồm hai loại là bảo đảm bằng tài sản (cầm cố, thế chấp, cam kết khác) của người thứ ba và bảo đảm không bằng tài sản (tín chấp) của người thứ ba.

Biện pháp tín chấp đã được loại ra khỏi nhóm quy định về bảo lãnh trong Bộ luật Dân sự năm 2005. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 2005 lại dẫn đến một cách khá lắt léo rằng, không có hình thức bảo lãnh bằng cam kết suông như biện pháp tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội, mà bảo lãnh vẫn là bằng tài sản, nhưng đồng thời lại không gắn liền với tài sản cụ thể, không còn kèm theo việc cầm cố, thế chấp tài sản như trước đây. Nội dung này được thể hiện một cách mập mò, chỉ được hiểu gián tiếp thông qua việc bỏ đĩ nghĩa vụ của bên bảo lãnh đã được quy định trước đây tại Bộ luật Dân sự năm 1995 “người bảo lãnh chỉ được bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc bằng việc thực hiện công việc”.

5. Có nên vay tín chấp

Đầu tiên, ưu điểm lớn nhất của vay tín chấp không cần có tài sản thế chấp. Điều này giúp người vay có được khoản tiền để tiêu dùng mà không cần phải thế chấp bất cứ tài sản nào của mình. Vay tín chấp không ảnh hưởng đến cuộc sống của người vay vì Toàn bộ giấy tờ trong hồ sơ vay tín chấp đều là bản sao.

Bên cạnh đó, từ 1-4 năm là khoảng thời gian mà các ngân hàng cho phép người vay trả dần khi vay tín chấp tiêu dùng tại các ngân hàng đó. Người vay sẽ ít rơi vào trạng thái phải căn mình để trả nợ vì số tiền phải trả hàng tháng (bao gồm cả gốc và lãi) thường chiếm phần nhỏ trong thu nhập của người đi vay.

Mội điểm đáng chú ý nữa là với những khoản vay thời gian dài cùng với sự trượt giá của đồng tiền cũng làm cho giá trị của số tiền khoản nợ hiện tại lớn hơn số tiền phải trả trong tương lai khi hết hạn hợp đồng. (bạn vay 100 triệu ở năm 2016, giả sử đến năm 2018 bạn phải trả hết khoản nợ 100 triệu đó. Tuy nhiên, lạm phát sẽ khiến giá trị của 100 triệu ở năm 2016 sẽ lớn hơn so với 100 triệu ở năm 2018).

Ưu điểm của vay tín chấp đó là thủ tục vay rất đơn giản. Hình thức này có thủ tục đơn giản hơn so với vay thế chấp. Chính vì vậy, về mặt thời gian cũng như hồ sơ sẽ rất nhanh gọn, đơn giản rất nhiều. Với những khách hàng cần những khoản tiền gấp thì vay tín chấp là lựa chọn số một vì độ giải ngân của loại hình này rất nhanh. Có những tổ chức cho vay tín chấp có thể giải ngân ngay trong ngày cho người vay rất thuận tiện.

Thủ tục vay tín chấp

Vậy thủ tục vay tín chấp ngân hàng là như thế nào?

Với những người có nhu cầu vay tín chấp ngân hàng theo lương cần có:

+ Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của mỗi ngân hàng

+ Bản sao CMTND/Hộ chiếu, giấy tờ tùy thân khác

+ Bản sao hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú KT3

+ Hợp đồng lao động hoặc quyết định biên chế, bổ nhiệm

+ Sao kê lương 3 tháng gần nhất (nếu nhận lương chuyển khoản)  hoặc  xác nhận lương (nếu nhận lương tiền mặt)

+ Thẻ Bảo hiểm y tế do công ty cấp (Nếu có)

+ Ảnh 3X4

Thủ tục vay tín chấp Ngân hàng theo diện sử dụng bảo hiểm nhân thọ:

+ 01 tấm ảnh 3x4.

+ CMND photo .

+ Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú/thẻ tạm trú.

+ Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

+ Biên lai BHNT.Thủ tục vay tín chấp Theo hoá đơn tiền điện+ Chứng Minh Nhân Dân (Photo).

+ Hộ khẩu (Photo nguyên cuốn, kể cả các trang chưa ghi chữ).

+ 01 tấm ảnh thẻ cỡ 3×4.

+ Hóa đơn tiền điện 03 tháng gần nhất (Photo). Trường hợp mất hoặc thiếu hóa đơn tiền điện thì phải cung cấp ít nhất 01 hóa đơn điện của tháng bất kỳ để nhân viên kiểm tra trên hệ thống của điện lực.

Lợi ích khi vay tín chấp

Hình thức vay tín chấp có những ưu điểm mang lại nhiều lợi ích cho người vay. Bao gồm:

  • Giải quyết nhanh khó khăn: Do không phải trải qua khâu thẩm định tài sản nên thủ tục và giấy tờ khá đơn giản, quy trình vay tín chấp không mất nhiều thời gian như các hình thức vay khác. Thời gian duyệt vay chỉ từ 3-5 ngày.
  • Bạn sẽ nhanh chóng có tài chính để giải quyết các việc cấp bách, hạn chế rủi ro không đáng có.
  • Không cần chờ đợi cho đến khi đủ tiền: Thay vì phải mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm để tích cóp được 1 khoản tiền lớn, lỡ mất cơ hội, thì đi vay tín chấp sẽ giúp bạn có tiền nhanh chóng. Tiền vay được trả dần phù hợp với thu nhập thực tế.
  • Vay theo nhiều hình thức, tùy vào hoàn cảnh: Bạn có thể lựa chọn tùy theo nhiều hình thức như vay tiền mặt (vay bằng bảng lương, hợp đồng bảo hiểm, cà vẹt xe…).
  • Thêm nữa, vay tín chấp cũng không giới hạn mục đích vay, bạn có thể vay để đầu tư cho bản thân.

Ví dụ như:

  • Tham gia khóa học nâng cao chuyên môn, xây dựng nhà cửa, sắm phương tiện đi lại…
  • Đầu tư cho con các khóa học tiếng Anh tại trung tâm, học năng khiếu, … tạo cho con cơ hội học tập và phát triển tốt nhất trong tương lai.
(MKLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)