Mục lục bài viết
- 1.Sau khi sửa bản án sơ thẩm có phải chịu TNHS không ?
- 2. Có được sửa bản án khi VKS kháng nghị
- 3. Sửa bản án sơ thẩm đã tuyên trong vụ án hình sự được quy định như thế nào?
- 4. Tòa án cấp phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo
- 5. Tòa án cấp phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng tăng nặng đối với bị cáo
1.Sau khi sửa bản án sơ thẩm có phải chịu TNHS không ?
>> Xem thêm: Truy cứu trách nhiệm hình sự là gì ? Quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự?
Thưa luật sư, chị Trần Thi N có bị xử nhầm tội giết người( giết chồng chị ) . Thực tế là anh chồng chị đã bị bọn xã hội đen giết vì đã đi ngoại tình với vợ của đại ca có tiếng ở tỉnh . Vậy trong trường hợp này chị N có được kháng cáo không ? Thủ tục khág cáo như thế nào ? Nếu chị N không có tội thì có sửa bản án không ?
Luật sư trả lời :
Căn cứ vào điều 331 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định :
Điều 331. Người có quyền kháng cáo
1. Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
2. Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
3. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
5. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
6. Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.
Thủ tục kháng cáo quy định như sau :
Thủ tục kháng cáo
1. Người kháng cáo phải gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm.
Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo, nhận đơn kháng cáo và chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo.
Người kháng cáo có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
Tòa án cấp phúc thẩm đã lập biên bản về việc kháng cáo hoặc nhận được đơn kháng cáo thì phải gửi biên bản hoặc đơn kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm để thực hiện theo quy định chung.
2. Đơn kháng cáo có các nội dung chính:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
b) Họ tên, địa chỉ của người kháng cáo;
c) Lý do và yêu cầu của người kháng cáo;
d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
3. Kèm theo đơn kháng cáo hoặc cùng với việc trình bày trực tiếp là chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) để chứng minh tính có căn cứ của kháng cáo.
Chỉ sửa bản án đã tuyên khi có các căn cứ sau :
Điều 357. Sửa bản án sơ thẩm
1. Khi có căn cứ xác định bản án sơ thẩm đã tuyên không đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết mới thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm như sau:
a) Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo; không áp dụng hình phạt bổ sung; không áp dụng biện pháp tư pháp;
b) Áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn;
c) Giảm hình phạt cho bị cáo;
d) Giảm mức bồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lý vật chứng;
đ) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn;
e) Giữ nguyên hoặc giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án treo.
2. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể:
a) Tăng hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; áp dụng hình phạt bổ sung; áp dụng biện pháp tư pháp;
b) Tăng mức bồi thường thiệt hại;
c) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn;
d) Không cho bị cáo hưởng án treo.
Nếu có căn cứ thì Hội đồng xét xử vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp có căn cứ, Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm theo quy định tại khoản 1 Điều này cho những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị.
2. Có được sửa bản án khi VKS kháng nghị
.>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
Căn cứ vào điều 336 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về kháng nghị của Viện kiểm sát :
Điều 336. Kháng nghị của Viện kiểm sát
1. Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
2. Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát có các nội dung chính:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị;
b) Tên của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị;
c) Kháng nghị đối với toàn bộ hay một phần bản án, quyết định sơ thẩm;
d) Lý do, căn cứ kháng nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát;
đ) Họ tên, chức vụ của người ký quyết định kháng nghị.
Điều 357. Sửa bản án sơ thẩm
1. Khi có căn cứ xác định bản án sơ thẩm đã tuyên không đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết mới thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm như sau:
a) Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo; không áp dụng hình phạt bổ sung; không áp dụng biện pháp tư pháp;
b) Áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn;
c) Giảm hình phạt cho bị cáo;
d) Giảm mức bồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lý vật chứng;
đ) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn;
e) Giữ nguyên hoặc giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án treo.
2. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể:
a) Tăng hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; áp dụng hình phạt bổ sung; áp dụng biện pháp tư pháp;
b) Tăng mức bồi thường thiệt hại;
c) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn;
d) Không cho bị cáo hưởng án treo.
Nếu có căn cứ thì Hội đồng xét xử vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp có căn cứ, Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm theo quy định tại khoản 1 Điều này cho những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị.
3. Sửa bản án sơ thẩm đã tuyên trong vụ án hình sự được quy định như thế nào?
>> Xem thêm: Nguyên tắc có đi có lại là gì ? Phân tích nguyên tắc có đi có lại trong quan hệ quốc tế
Căn cứ theo quy định tại Điều 357 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015, sửa bản án sơ thẩm được quy định như sau:
1. Khi có căn cứ xác định bản án sơ thẩm đã tuyên không đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết mới thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm như sau:
a) Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo; không áp dụng hình phạt bổ sung; không áp dụng biện pháp tư pháp;
b) Áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn;
c) Giảm hình phạt cho bị cáo;
d) Giảm mức bồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lý vật chứng;
đ) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn;
e) Giữ nguyên hoặc giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án treo.
2. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể:
a) Tăng hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; áp dụng hình phạt bổ sung; áp dụng biện pháp tư pháp;
b) Tăng mức bồi thường thiệt hại;
c) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn;
d) Không cho bị cáo hưởng án treo.
Nếu có căn cứ thì Hội đồng xét xử vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp có căn cứ, Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm theo quy định tại khoản 1 Điều này cho những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị.
4. Tòa án cấp phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo
>>Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
Khoản 1 điểu 357 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:
“Khi có căn cứ xác định bản án sơ thẩm đã tuyên không đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết mới thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm như sau:
a) Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo; không áp dụng hình phạt bổ sung; không áp dụng biện pháp tư pháp;
b) Áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn;
c) Giảm hình phạt cho bị cáo;
d) Giảm mức bồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lý vật chứng;
đ) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn;
e) Giữ nguyên hoặc giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án treo.”
Như vậy, khi có căn cứ xác định bản án sơ thẩm đã tuyên không đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết mới thì Hội đồng xét xử phúc thẩm mới có quyền được sửa bản án sơ thẩm. Việc sửa bản án sơ thẩm trong trường hợp này thường theo hướng có lợi cho bị cáo. Cụ thể:
- Miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo đã bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố là có tội và áp dụng hình phạt hoặc miễn hình phạt, nếu có căn cứ “do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiêm cho xã hội nữa”;
- Miễn hình phạt cho bị cáo, nếu có căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự: “phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Bộ luật này, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự”;
- Áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn hoặc khung hình phạt nhẹ hơn đối với bị cáo. Trong trường hợp áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự vê tội nhẹ hơn, Tòa án cấp phúc thẩm có thể giảm nhẹ hình phạt hoặc không giảm hình phạt cho bị cáo;
- Giảm hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung, hủy một trong các loại hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng đối với bị cáo;
- Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn (từ hình phạt tù sang cải tạo không giam giữ hoặc phạt tiền, cảnh cáo); giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo;
- Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét phần dân sự của bản án sơ thẩm khi có kháng cáo hoặc kháng nghị đối với phần đó. Nếu thấy mức bồi thường thiệt hại mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định cao hơn mức thiệt hại thực tế do tội phạm gây ra, thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể giảm mức bồi thường đối với bị cáo hoặc bị đơn dân sự.
Trong trường hợp vụ án có nhiều bị cáo, qua việc xét xử phúc thẩm vụ án, nếu có căn cứ, thì Tòa án cấp phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm: áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn; giảm mức hình phạt hoặc chuyển sang loại hình phạt khác nhẹ hơn; giảm mức bồi thường thiệt hại, cho hưởng án treo hoặc giảm thời gian thử thách của án treo... đối với cả những người không có kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị. Trường hợp này được quy định tại khoản 3 điều 357 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 “Trường hợp có căn cứ, Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm theo quy định tại khoản 1 Điều này cho những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị.”
5. Tòa án cấp phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng tăng nặng đối với bị cáo
>> Xem thêm: Những quyết định thuộc thẩm quyền toà án trong khi chuẩn bị xét xử ?
Khoản 2 điều 357 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:
“Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể:
a) Tăng hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; áp dụng hình phạt bổ sung; áp dụng biện pháp tư pháp;
b) Tăng mức bồi thường thiệt hại;
c) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn;
d) Không cho bị cáo hưởng án treo.”
Tòa án cấp phúc thẩm chỉ có quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng tăng nặng đối với bị cáo trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc người bị hại kháng cáo theo hướng đó. Nếu Viện kiểm sát kháng nghị hoặc người bị hại kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt mà không yêu cầu áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nặng hơn đối với bị cáo, thì Tòa án cấp phúc thẩm chỉ có quyền tăng mức hình phạt trong khung hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng đối với bị cáo mà không có quyền áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nặng hơn và chuyển sang khung hình phạt khác nặng hơn.
Tuy nhiên, nếu có căn cứ thì Hội đồng xét xử vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại.
Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật hình sự, Hãy gọi ngay: 1900.6162, để được luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật MInh Khuê (biên tập)
>> Xem thêm: Lính đánh thuê là gì ? Quy định pháp luật về lính đánh thuê