Mục lục bài viết
- 1. Công ty TNHH là gì?
- 1.1 Khái niệm
- 1.2 Đặc điểm
- 2. Quy chế góp vốn thành lập công ty TNHH?
- 2.1 Khái niệm góp vốn
- 2.2 Nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu vốn góp của thành viên công ty TNHH
- 2.3 Định giá tài sản vốn góp
- 3. Quy định góp vốn thành lập công ty TNHH một thành viên
- 4. Thỏa thuận góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên
1. Cơ sở pháp lý:
1. Công ty TNHH là gì?
1.1 Khái niệm
Công ty TNHH là một hình thức doanh nghiệp phổ biến, bao gồm hai loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Trong đó:
- Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Trong trường hợp Thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.
1.2 Đặc điểm
Thứ nhất, về tư cách pháp nhân: Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Do đó công ty có tài sản độc lập, có con dấu riêng, trụ sở riêng và có thể tự nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập mà không bị lệ thuộc vào tư cách của chủ sở hữu.
Thứ hai, về cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức của công ty khá gọn nhẹ so với công ty cổ phần. Tuy nhiên giữa cơ cấu TNHH 1 thành viên và 2 thành viên là có sự khác nhau rõ rệt, cụ thể:
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên xây dựng với cơ cấu bao gồm:
- Hội đồng thành viên;
- Chủ tịch Hội đồng thành viên;
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Đối với công ty TNHH 1 thành viên
- Do cá nhân làm chủ sở hữu thì được tổ chức mô hình hoạt động gồm:
+ Chủ sở hữu công ty;
+ Chủ tịch công ty do chủ sở hữu bổ nhiệm (có thể kiêm nhiệm Giám đốc);
+ Giám đốc (có thể được thuê hoặc do Chủ tịch công ty kiêm nhiệm).
- Do tổ chức làm chủ sở hữu thì được tổ chức mô hình hoạt động gồm:
+ Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
+ Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Dù khác nhau nhưng cơ cấu của công ty TNHH không bắt buộc phải thành lập Ban kiểm soát như công ty cổ phần.
Thứ ba, về huy động vốn:
Công ty TNHH được huy động vốn thông qua hoạt động vay vốn, tín dụng từ các cá nhân, tổ chức. Công ty TNHH cũng có quyền phát hành trái phiếu. Bên cạnh đó, công ty cũng có thể huy động vốn các hình thức tăng vốn của chủ sở hữu, thành viên công ty. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể tiếp nhận thêm thành viên góp vốn để tăng vốn điều lệ.
Cả công ty TNHH một thành viên lẫn công ty TNHH hai thành viên trở lên không được phép phát hành cổ phiếu. Theo đó, công ty TNHH không được phép phát hành nhiều loại chứng khoán dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử phát hành như công ty cổ phần.
2. Quy chế góp vốn thành lập công ty TNHH?
2.1 Khái niệm góp vốn
Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
2.2 Nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu vốn góp của thành viên công ty TNHH
Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có nghĩa vụ phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty. Cụ thể:
2.3 Định giá tài sản vốn góp
Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
3. Quy định góp vốn thành lập công ty TNHH một thành viên
Theo quy định tại Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020:
Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
4. Thỏa thuận góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên
Căn cứ theo Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900 6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê