Mục lục bài viết
Trả lời:
1. Cở sở pháp lý về bảo vệ người làm chứng
Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm trong thời gian qua cho thấy, nhiều trường hợp người làm chứng không dám khai báo hoặc không khai báo đầy đủ những tình tiết liên quan đến vụ án mà họ đã biết vì sợ bị trả thù; đặc biệt là trong các vụ án có tổ chức, người phạm tội là những tên lưu manh côh đồ nguy hiểm trong các băng nhóm tội phạm có tổ chức hoạt động theo kiểu xã hội đen. Trên thực tế, có trường hợp người làm chứng quan trọng trong các vụ án bị đe doạ và đã được cơ cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp bảo vệ. Như vậy, việc xác định rõ quyền của người làm chứng được yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật là một đòi hỏi khách quan, thể hiện thái độ trách nhiệm của Nhà nước đối với công dan, để nhân dân có thể tin tường và an tâm tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Khoản 3 Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định rõ người làm chứng được yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng.
Đồng thời tại khoản 4 Điều 311 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cũng đã quy định:
“Trường hợp có căn cứ xác định người làm chứng, người thân thích của họ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm thì Hội đồng xét xử phải quyết định biện pháp bảo vệ họ theo quy định của Bộ luật này và pháp luật khác có liên quan".
Từ các quy định của pháp luật tố tụng hình sự nêu trên và dựa trên các văn bản dưới luật hướng dẫn áp dụng một số biện pháp bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại đã thể hiện rõ ngoài người làm chứng thì những người là người thân của họ như: vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ hoặc chồng... cũng thuộc diện được các cơ quan tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và tài sản khi có nguy cơ bị tấn công hoặc xâm hại của tội phạm. Việc áp dụng các biện pháp bảo vệ được tiến hành trong suốt thời gian mà nguy cơ tấn công đó là xác thực và không giới hạn về thời gian (bản án đã cố hiệu lực hay trong quá trình điều tra). Nguy cơ tấn công của bọn tội phạm được hiểu là đã có sự tấn công ttên thực tế hoặc tuy mới là sự đe doạ tấn công nhưng mức độ nguy hiểm là đáng kể cần có biện pháp bảo vệ kịp thời để đảm bảo an toàn cho người được bảo vệ.
2. Các biện pháp bảo vệ người làm chứng
Để bảo vệ người làm chứng, cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
- Bố trí lực lượng, phương tiện nghiệp vụ để canh gác bảo vệ đối với người được bảo vệ tại các phiên toà, nhà ở, nơi làm việc, học tập, trên phương tiện giao thông và những nơi khác.
- Giữ bí mật việc người làm chứng cung cấp những thông tin, tài liệu liên quan đến tội phạm nếu họ yêu cầu hoặc khi cơ quan tiến hành tố tụng hình sự xét thấy họ có thể bị nguy hiểm do cung cấp những thông tin, tài liệu đó.
- Di chuyển và giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, nơi học tập cho người làm chứng; trường hợp đặc biệt có thể được hỗ trợ kinh phí nếu xét thấy cần thiết.
- Răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hoá hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối tượng có hành vi nguy hiểm cho người được bảo vệ, cho người làm chứng.
Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà có thể quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ khác như: miễn truy cứu trách nhiệm hình sự với người chủ động khai báo hành vi phạm tội củạ bản thân, tích cực cộng tác với cơ quan Công an trong đau tranh ngăn chặn tội phạm (đối với những người làm chứng có liên quan đến tội phạm); xem xét hỗ trợ những thiệt hại xảy ra do người làm chứng đã chủ động đấu tranh ngăn chặn tội phạm; thay đổi tung tích, lai lịch, đặc điểm nhân thân, thay đổi nhận dạng và tiến hành các biện pháp bào vệ khác.
Khi nhận được những thông tin về yêu cầu cần bảo vệ, cơ quan có thẩm quyền cần khẩn trương thu thập các tài liệu cần thiết để kiểm tra về tính xác thực của nguồn tin, mức độ nguy hiểm thực tế để là người làm chứng, phạm vi và đối tượng cần bảo vệ, dự kiến biện pháp bảo vệ, cân nhắc điều kiện và khả năng đáp ứng của cơ quan có trách nhiệm bảo vệ để quyết định biện pháp bảo vệ phù hợp. Nếu xét thấy không cần thiết phải áp dụng các biện pháp bảo vệ, phải giải thích cho người có yêu cầu biết và hướng dẫn cho họ cách khắc phục bằng các biện pháp khác.
3. Hồ sơ bảo vệ người làm chứng
Cơ quan có thẩm quyền bảo vệ người làm chứng phải lập và quản lý hồ sơ bảo vệ người làm chứng, trong hồ sơ phải tập hợp các loại tài liệu sau đây:
- Các tài liệu thể hiện các nguồn tin về nguy cơ tấn công hoặc sự xâm hại của bọn tội phạm đối với những người được bảo vệ.
- Kết quả xác minh về hành vi tấn công của bọn tội phạm, hậu quả thiệt hại xảy ra đối với người được bảo vệ và xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
- Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ, nêu rõ người được bảo vệ, phạm vi bảo vệ, các biện pháp sẽ được áp dụng, cơ quan và người thực hiện từng biện pháp bảo vệ ...
- Các tài liệu thể hiện quá trình thực hiện các biện pháp bảo vệ, các báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên, các ý kiến chỉ đạo của người có ttách nhiệm bảo vệ. Tóm tắt việc truy tìm, truy bắt kẻ phạm tội đã tấn công, xâm hại những người được bảo vệ.
- Văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị, cá nhân hỗ trợ phối hợp thực hiện việc bảo vệ và kết quả phoi hợp thực hiện.
- Báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp bảo vệ.
- Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
- Quyết định chấm dứt các biện pháp bảo vệ và các văn bản thông báo có liên quan.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, thủ trưởng các cơ quan có thẩm quyền quyết định các biện pháp bảo vệ cần phải phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan như: lực lượng quản lý hành chính, công an các địa phương, lực lượng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, lực lượng quản lý xuất nhập cảnh, lực lượng hậu cần ... nhằm thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo vệ. Các cơ quan đơn vị nói trên phải nghiêm chinh thực hiện các yêu cầu của cơ quan có trách nhiệm bảo vệ người làm chứng theo đúng chức năng, thẩm quyền. Nếu không thực hiện hoặc thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện yêu cầu bảo vệ người làm chứng mà để xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Người làm chứng có được thanh toán chi phí đi lại, ăn ở không ?
Khoản 3 Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định:
“Người làm chứng được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật".
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn một cách thong nhất về việc áp dụng quy định nói trên. Trong thực tiễn điều tra, một số cơ quan điều ừa đã thanh toán chi phí cho người làm chứng theo quy định quản lý và sử dụng kinh phí điều tra, theo đó người làm chứng được chi phí tiền tàu xe, thuê nhà trọ (nếu có) theo hoá đơn hoặc giấy biên nhận nếu người làm chứng ở nơi xa đến. Nếu tự túc phương tiện thì được thanh toán tiền tàu xe theo giá cước quy định. Trong trường hợp gia đình, bản thân họ có khó khăn về kinh tế hoặc cơ quan, đơn vị của họ (nếu người làm chứng là cán bộ công nhân viên chức) không trả lương thì được xét cấp tiền ăn trong những ngày cơ quan đỉều tra yêu cầu làm chứng. Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, cơ quan điều tra còn có thể quyết định chi khen thưởng đối với những người làm chứng có công trực tiếp pháp hiện, bắt, dẫn giải bọn tội phạm, phát hiện thu hồi vật chứng quan trọng liên quan đến vụ án.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)