1. Hiến đất là gì?

Thực tế, thuật ngữ "hiến đất" được phổ biến sử dụng trong ngôn ngữ địa phương và thường được người dân sử dụng để chỉ việc ai đó cho, tặng một phần đất thuộc quyền sử dụng đất của mình cho mục đích xây dựng đường hoặc công trình công cộng. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật, không thể gọi hành động này là "hiến đất" với lý do sau đây.

Theo quy định của pháp luật về đất đai hiện hành, không có điều khoản nào quy định về việc người dân "hiến" đất để sử dụng cho mục đích xây dựng đường hoặc công trình công cộng. Thay vào đó, pháp luật đất đai Việt Nam hiện hành quy định về các vấn đề pháp lý đất đai như sau:

- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức.

- Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.

- Đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì được tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước.

- Tặng cho quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng.

- Tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.

Do đó, để sử dụng từ ngữ chính xác nhất thay cho từ “hiến đất” thì có thể xem đây là việc người dân tặng cho quyền sử dụng một phần đất hoặc toàn bộ phần đất mà mình thuộc quyền sử dụng cho cơ quan có thẩm quyền địa phương thực hiện dự án xã hội.

Có hai hình thức hiến đất:

Một là, việc hiến đất không điều kiện là khi người dân tự nguyện chuyển giao đất cho cơ quan nhà nước mà không đặt ra bất kỳ yêu cầu nào. Trong trường hợp này, người hiến đất có thể được hưởng lợi nhiều nhất khi đất của họ trở nên thuận tiện cho kinh doanh hoặc tăng giá trị về sau.

Hai là, việc hiến đất có điều kiện áp dụng khi có sự thỏa thuận cụ thể giữa người hiến đất và cơ quan nhà nước. Trong tình huống này, việc hiến đất không phải là bắt buộc và không có yếu tố cưỡng chế. Do đó, người hiến đất có quyền yêu cầu những người được hưởng lợi trực tiếp từ việc xây dựng đường hoặc công trình này phải bồi thường hoặc hỗ trợ một khoản tiền nhất định một cách hợp tình, hợp lý theo quy định của pháp luật.

 

2. Thủ tục đối với người hiến đất đã có Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất

Người đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi hoàn tất thủ tục hiến đất thì phải đăng ký biến động đất đai theo quy định tại điểm a khoản 4, khoản 6 Điều 95 Luật Đất đai 2013 như sau:

Theo quy định hiện hành, để thực hiện việc hiến đất, người sử dụng đất hoặc chủ sở hữu tài sản kèm theo đất cần tiến hành các thủ tục liên quan. Đầu tiên, họ có thể chuyển đổi hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc tài sản liên quan đến đất cho bên thứ ba theo các quy định của pháp luật. Tiếp theo, người này có thể cho thuê hoặc cho thuê lại phần đất cho cá nhân hoặc tổ chức khác, hoặc thừa kế quyền sử dụng đất và tài sản liên quan theo quy định về di sản.                 

Ngoài ra, họ cũng có thể tặng quyền sử dụng đất cho cá nhân hoặc tổ chức khác, hoặc thế chấp quyền sử dụng đất để đảm bảo cho các khoản vay hoặc nghĩa vụ tài chính khác. Cuối cùng, người sử dụng đất có thể góp vốn vào các tổ chức, doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất mà họ sở hữu. Tất cả các thủ tục này phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật để đảm bảo tính hợp pháp và minh bạch trong việc hiến đất.

Đồng thời, trường hợp người dân đăng ký biến động khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho việc hiến đấy thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động.

Cụ thể, căn cứ Luật Đất đai 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP các bước hiến đất làm lối đi chung thực hiện như sau:

Bước 1: Lập hợp đồng tặng cho bất động sản

Lưu ý: Hợp đồng tặng cho được lập bằng văn bản và công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất để cập nhật biến động đất.

Hồ sơ gồm các giấy tờ:

- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất;

- Hợp đồng tặng cho bất động sản đã có công chứng, chứng thực thỏa thuận rõ về việc các bên hiến đất làm đường đi chung.

- Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Giấy tờ tùy thân: Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân…

- Sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất.

Bước 3: Tiếp nhận và xử lý

Sau khi tiếp nhận hồ sơ và đối chiếu hồ sơ, trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và cập nhật trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Văn phòng đăng ký đất đai trả hồ sơ và yêu cầu chủ sở hữu hoàn thành hồ sơ.

 

3. Thủ tục thực hiện tặng cho quyền sử dụng đất

Căn cứ khoản 3 Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP người hiến đất có thể thực hiện theo trình tự, thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng như sau:

Trường hợp người sử dụng đất tặng cho quyền sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng thì phải lập văn bản tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định.

Sau khi hoàn thành xây dựng công trình công cộng trên đất được tặng cho, Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ vào văn bản tặng cho quyền sử dụng đất đã được UBND cấp xã xác nhận và hiện trạng sử dụng đất để đo đạc, chỉnh lý biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và thông báo cho người sử dụng đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp để xác nhận thay đổi. 

Trường hợp người sử dụng đất tặng cho toàn bộ diện tích đất đã cấp Giấy chứng nhận thì thu hồi Giấy chứng nhận để quản lý.

Như vậy, sau khi tặng cho quyền sử dụng đất để thực hiện dự án người dân cần phải  nộp Giấy chứng nhận đã cấp sau đó thực hiện việc chỉnh lý biến động đất đai. Đây là một nghĩa cử cao đẹp cũng như góp phần phát triển đất nước cần được phát huy của người dân.

4. Quy định về hiến đất làm đường nông thôn như thế nào

Hiến đất là một quyền của người dân, khi nhận thấy việc hiến đất làm đường nông thôn là hợp lý và đảm bảo lợi ích cho cả đôi bên thì người sử dụng đất hoàn toàn có thể thực hiện việc hiến đất đó, bên cạnh đó cũng có thể đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ cho mình những lợi ích liên quan đến phần đất mà mình sẽ hiến ra để làm đường nông thôn.

Căn cứ theo quy định tại điều 66 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền thu hồi đất

-Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây

Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 66 Luật Đất đai 2013;

Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

-Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây

Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 66 Luật Đất đai 2013 thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.

Căn cứ theo Điều 65 Luật Đất đai 2013 quy định về việc thu hồi đất do tự nguyện trả lại đất theo đó khi nhà nước thu hồi đất khi người dân tự nguyện hiến đất thì người dân không còn quyền sử dụng đất nữa. Nói cách khác, lúc này phần đất mà người dân đã hiến sẽ bị cắt khỏi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của họ và phần đất này thay vì là phần đất sử dụng riêng của gia đình đã đưa vào làm phần đất sử dụng chung của cộng đồng và trên danh nghĩa là đất ủy ban chịu sự quản lý của nhà nước.

Vậy hiến đất làm đường giao thông nông thôn là một quyền của công dân, khi nhà nước cần đất để làm đường có thể kêu gọi người dân hiến đất tự nguyện để phát triển các công trình công cộng.

>>> Xem thêm: Mẫu đơn hiến đất làm đường đi chung mới nhất năm 2023

Trên đây là bài viết của Luật Minh Khuê, hy vọng bài viết đã mang đến thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bài viết, hay có nhu cầu được tư vấn pháp luật, xin vui lòng liên hệ hotline 1900.6162 hoặc email lienhe@luatminhkhue.vn.