Năm 1972, cha tôi mất và năm 1980 mẹ tôi cùng mấy anh em tôi xuất ngoại, giao nhà và đất lại cho anh lớn tôi quản lý. Từ năm 1987 khi có chính sách mở cửa mẹ tôi liên tục về Việt Nam. Năm 1990 mẹ tôi đưa tiền cho anh tôi xây nhà trên khu đất còn lại để tiện đi về có chỗ ở.

Hiện anh tôi và gia đình đang sống trong căn nhà này. Trong giấy phép xây dựng có đề cập đất thuộc hội Hoa Liên nay thuộc quyền quản lý của nhà nước. Từ đó đến nay anh tôi cũng chưa làm chủ quyền. Căn nhà cũ ba mẹ tôi ở trước khi xuất ngoại nay đã xập xệ và anh tôi không sử dụng mà cho thuê làm kho.

Nay mẹ tôi muốn về hồi hương và xây lại căn nhà này làm chỗ thờ cúng dòng họ và cũng lấy chỗ cho chúng tôi hướng về quê hương. Tuy nhiên anh lớn tôi không đồng ý và cho rằng bây giờ anh mới là người có quyền hợp thức hóa khu nhà đất đó.

Xin hỏi mẹ tôi có quyền lấy lại căn nhà trên không? Nếu được thì mẹ tôi phải làm gì? (mẹ tôi không còn giữ giấy tờ hội Hoa Liên cấp đất cho ba tôi).

Xin chân thành cảm ơn!

Người hỏi: baction

Trả lời:

Thứ nhất: Điều kiện người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Theo Khoản 3, Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (có quốc tịch Việt Nam) và người gốc Việt Nam (đã từng có quốc tịch Việt Nam) cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 7 và Khoản 1; Điểm b, Khoản 2, Điều 8 Luật Nhà ở năm 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở Việt Nam.Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài là phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và phải có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.

Theo Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì phải có giấy tờ sau đây:

- Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu.

- Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Khoản 1, Điều 6 của Nghị định này quy định, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu không được nhập cảnh vào Việt Nam mà được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở tại Việt Nam thì không được công nhận quyền sở hữu nhà ở mà phải thực hiện quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 78 của Nghị định này.

Theo Điểm b, Khoản 2, Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở (trong đó có giao dịch tặng cho nhà ở) theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.

Về quyền sử dụng đất, Khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Như vậy, nếu cháu bạn đủ điều kiện sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật thì bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Nếu cháu bạn không thuộc đối tượng được cấp Giấy chứng nhận nhà đất thì cháu bạn vẫn được định đoạt ngôi nhà như chuyển nhượng, tặng cho hoặc ủy quyền cho người trông nom.

Thứ hai: Thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

Căn cứ Khoản 2 Điều 97 Luật đất đai năm 2013 quy định:

“2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này.”

Căn cứ Khoản 2 Điều 55 Luật Công chứng năm 2014 quy định: 

“Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền”.

Do đó, hợp đồng ủy quyền này cháu bạn có thể chứng thực giấy ủy quyền giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai tại  Đại sứ quán; sau đó gửi về Việt Nam và bạn có thể tiếp tục yêu cầu tổ chức công chứng tại Việt Nam công chứng hợp đồng ủy quyền này. Hợp đồng ủy quyền có hiệu lực kể từ ngày bạn hoàn tất thủ tục công chứng tại Việt Nam và bạn sẽ thực hiện các thủ tục theo như phạm vi được ủy quyền.

Vì chúng tôi không có điều kiện để tiếp cận các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc mẹ bạn đã giao nhà cho anh bạn như thế nào, do đó chúng tôi chỉ có thể trả lời chung về mặt nguyên tắc xử lý để bạn có thể hiểu rõ hơn về nội dung sự việc.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai - Công ty luật Minh Khuê