Theo cá nhân tôi hiểu thì số hành hóa này chỉ được lập thành một hợp đồng duy nhất, và cho dù là hai thành viên liên danh có thể không thỏa thuận được tài khoản chung thì vẫn có thể hàng hóa của bên nào cung cấp thì chuyển tiền về tài khoản của bên đó. Nhưng bộ phận kế hoạch cơ quan tôi lại làm thành hai hợp đồng riêng biệt cho mỗi phần hàng của từng công ty cung cấp (những vẫn có hai chữ ký của các thành viên liên danh) . Tôi thiết nghĩ nếu chia thành hai hợp đồng như vậy thì ai còn gọi là hợp đồng liên danh nữa, Tôi đang không đồng ý với cách làm này và yêu cầu phải lập thành một hợp đồng và chia phụ lục giá trị số lượng cụ thể cho từng thành viên. Vậy tôi muốn hỏi nội dung của hợp đồng liên danh đấu thầu là như thế nào ?
Tôi xin trân thành cảm ơn!.
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật doanh nghiệp của Công ty Luật Minh Khuê.
>> Luật sư tư vấn Luật doanh nghiệp trực tuyến gọi: 1900.6162
Trả lời
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. cơ sở pháp lý:
Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
2. Nội dung tư vấn:
Khi các nhà thầu liên danh với nhau thì các bên sẽ ký hợp đồng liên danh với mục đích cùng tham gia nhận thầu và thi công công trình. Trong hợp đồng liên danh giữa hai nhà thuầu có thoả thuận về việc một bên nhà thầu sẽ uỷ quyền cho bên nhà thầu còn lại làm đại diện cho liên danh để trực tiếp giao dịch, ký kết, giải quyết mọi thủ tục liên quan đến công tác tham dự thầu, chịu trách nhiệm chính trước chủ đầu tư về công tác thực hiện dự án.
Bên mời thầu với bên liên danh đấu thầu sẽ ký một hợp đồng để thoản thuận công việc, ràng buộc trách nhiệm của các bên. Nguyên tắc của hợp đồng được quy định tại Điều 89 Nghị định 63/2014/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu như sau:
"Điều 89. Nguyên tắc chung của hợp đồng
1. Hợp đồng được ký kết giữa các bên là hợp đồng dân sự; được thỏa thuận bằng văn bản để xác lập trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện toàn bộ phạm vi công việc thuộc hợp đồng. Hợp đồng đã được các bên ký kết, có hiệu lực và phù hợp với quy định của pháp luật là văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.
2. Nội dung của hợp đồng phải được lập theo mẫu quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, đồng thời phù hợp với kết quả thương thảo hợp đồng, kết quả lựa chọn nhà thầu trên cơ sở yêu cầu của gói thầu và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.
3. Trước khi ký kết hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận việc sử dụng trọng tài để giải quyết các tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. Nội dung liên quan đến việc sử dụng trọng tài phải được quy định cụ thể trong hợp đồng."
Vây, khi giao kết hợp đồng buộc bên đại diện theo uỷ quyền của liên danh nhà thầu với bên mời thầu phải tuân thủ các nguyên tắc trên.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn pháp luật Đấu thầu - Công ty luật Minh Khuê