1 Quy định chung về quyết định tái thẩm vụ án hình sự

Trong quá trình xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm, thì quyết định tái thẩm có vị trí quyết định toàn bộ quá trình này. Nếu kháng nghị tái thẩm làm phát sinh một trình tự mới (thủ tục tái thẩm) thì quyết định tái thẩm sẽ chấm dứt trình tự này.

Quyết định tái thẩm là một văn bản pháp lý do Hội đồng tái thẩm ban hành theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự nhằm xác định tính hợp pháp hay không hợp pháp của bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị tái thẩm.

Về hình thức, cũng như quyết định giám đốc thẩm, cho đến nay chưa có một quy định nào đề cập đến loại văn bản này và thực tiễn xét xử các bản án hoặc quyết định bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm cũng rất ít, nên quyết định tái thẩm cũng tương tự như quyết định giám đốc thẩm, chỉ có thay đổi tên gọi

2 Quy định về Hội đồng tái thẩm

2.1 Hội đồng xét xử tái thẩm trong vụ án hình sự

Hội đồng tái thẩm cũng giống như Hội đồng giám đốc thẩm, bao gồm: Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao, Toà án quân sự trung ương, Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh, ủy ban thẩm phán Toà án quân sự cấp quân khu.

Về thành phần Hội đồng tái thẩm Theo quy định tại Điều 403 BLTTHS 2015 thì "Các thủ tục khác về tái thẩm được thực hiện theo các quy định về thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Bộ luật này". Theo đó, các quy định về nội dung, hiệu lực của quyết định tái thẩm, thời hạn gửi, cơ quan, tổ chức cá nhận được gửi (nhận) quyết định tái thẩm vụ án hình sự, thời hạn chuyển hổ sơ vụ án để điều tra lại, xét xử lại vụ án sau khi HĐXX tái thẩm hủy bản án hoặc quyết định được thực hiện theo các quy định tương ứng của BLTTHS 2015 về thủ tục giám đốc thẩm.

Thành phần Hội đồng tái thẩm cũng giống thành phần Hội đồng giám đốc thẩm, nếu Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao hoặc Toà án quâ sự trung ương thì gồm 3 Thẩm phán; nếu ở Uỷ ban thẩm phán hoặc Hội đồng thẩm phán thì phải có 2/3 tổng số các thành viên tham gia mới hợp pháp.

Điều 402 BLTTHS năm 2015 Thẩm quy định về quyền của Hội đồng tái thẩm

- Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.

- Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.

- Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.

- Đình chỉ việc xét xử tái thẩm.

Điều 298 BLTTHS cũ quy định về Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm như sau

Hội đồng tái thẩm có quyền ra quyết định:

1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật;

2. Hủy bản án hoặc quyết định bị kháng nghị để điều tra lại hoặc xét xử lại;

3. Huỷ bản án hoặc quyết định bị kháng nghị và đình chỉ vụ án.

2.2 Hội đồng xét xử tái thẩm trong vụ án dân sự

Tái thẩm là thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị nên cũng giống như thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm các thành viên của hội đồng giám đốc thẩm phải là những thẩm phán xét xử chuyên nghiệp. Trong hội đồng xét xử tái thẩm, không có sự tham gia của hội thẩm nhân dân. Thành phần hội đồng xét xử tái thẩm được quy định tại các điều 66, 337 và 357 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 như sau

- Ủy ban thẩm phán tòa án nhân dân cấp cao xét xử tái thẩm bằng hội đồng xét xử gồm ba thẩm phán đối với bản án, quyết định của tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án nhân dân cấp huyện có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Đối với bản án, quyết định của tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án nhân dân cấp huyện đã có hiệu lực pháp luật có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được uỷ ban thẩm phán tòa án nhân dân cấp cao xét xử tái thẩm bằng hội đồng xét xử gồm ba thẩm phán nhưng không đạt được sự thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án thì uỷ ban thẩm phán tòa án nhân dân cấp cao xét xử tái thẩm gồm toàn thể uỷ ban thẩm phán tòa án nhân dân cấp cao.

- Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử tái thẩm bằng hội đồng xét xử gồm năm thẩm phán đối với bản án, quyết định của tòa án nhân dân cấp cao bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án nhân dân cấp cao có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử tái thẩm bằng hội đồng xét xử gồm năm thẩm phán nhưng không đạt được sự thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án thì Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử tái thẩm gồm toàn thể Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

 

3 Thẩm quyền tái thẩm

Thẩm quyền tái thẩm được quy định tại điều 296 BLTTHS cũ như sau :

- Uỷ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện. ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu tái thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự khu vực.

- Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Tòa án quân sự trung ương tái thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu.

- Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tái thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự trung ương, Toà hình sự, các Toà phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao.

Thẩm quyền tái thẩm cũng giống như thẩm quyền giám đốc thẩm, có sự phân cấp rõ rệt, Toà án cấp trên chỉ tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới trực tiếp. Ví du: Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh chỉ tái thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao chỉ tái thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà thuộc Toà án nhân dân tối cao, chứ không được tái thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc cấp huyện.

Thẩm quyền tái thẩm được phân cấp như sau:

- Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện;

- Uỷ ban thẩm phán Toà án quân sự cấp quân khu tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hỉệu lực pháp luật của Toà án quân sự khu vực.

- Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp tỉnh;

- Toà án quân sự trung ương tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự cấp quân khu;

- Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao tái thẩm .các quyết định của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

Riêng đôi với Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao theo Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002 thì không còn nữa nên chức năng nhiệm vụ cũng không còn.

4 Các quyết định tái thẩm

Do tính chất của tái thẩm, nên các quyết định tái thẩm không hoàn toàn giống với các quyết định giám đốc thẩm. Nếu ở giám đốc thẩm, Hội đồng giám đốc thẩm có thể sửa bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo hướng nhẹ hơn hoặc huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu pháp luật của Toà án cấp phúc thẩm và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp sơ thẩm, thì ở trình tự tái thẩm Hội đồng tái thẩm không có quyền ra các quyết định đó

Theo quy định của BLTTHS năm 2015 điều 402 thì Hội đồng tái thẩm có quyền ra các quyết định sau:

- Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.

Mặc dù trước khi kháng nghị tái thẩm, Viện trưởng Viện kiểm sát đã cho xác minh những tính tiết mới được phát hiện thấy có căn cứ mới kháng nghị, nhưng không phải bao giờ việc xác minh cũng đem lại kết quả như ý muốn, có trường hợp đã xác minh rồi nhưng khi đem ra thảo luận tại Hội đồng tái thẩm thì thấy tình tiết mới đó không làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án, nên khổng thể chấp nhận kháng nghị tái thẩm; có trường hợp lúc nhận được phát hiện, tưởng đó là tình tiết mới, nhưng khi đem ra thảo luận tại phiên toà tái thẩm, kiểm tra kỹ hồ sơ vụ án thì thấy tình tiết mới được phát hiện đã có trong hồ sơ vụ án mà khi kháng nghị tái thẩm không phát hiện được; có trường hợp kháng nghị tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án, nhưng thời hạn kháng nghị đã hết mà khi kháng nghị tái thẩm không phát hiện được; có trường hợp lẽ ra phải kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nhưng do đánh giá không chính xác thế nào là tình tiết mới nên lại kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, v.v... Tóm lại, việc bác kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật là những trường hợp kháng nghị tái thẩm không có căn cứ.

- Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.

Khi xét kháng nghị tái thẩm có căn cứ, Hội đồng tái thẩm có thể huỷ bản án hoặc quyết định bị kháng nghị để điều tra lại hoặc xét xử lại tuỳ thuộc vào tình tiết mới được phát hiện cần phải khắc phục sai lầm ở giai đoạn tố tụng nào, nếu cần phẳi điều tra lại thì huỷ để điều tra lại, nhưng nếu chỉ cần xét xử lại thì chỉ huỷ để xét xử lại.

- Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.

Đó là khi các tình tiết mới được phát hiện làm thay đổi vụ án tới mức chứng minh rằng người bị kết án là oan hoặc thuộc một trong các trường hợp quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự

- Đình chỉ việc xét xử tái thẩm.

Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự, tố tụng dân sự về xét xử tái thẩm vụ án dân sự cũng như các vấn đề khác liên quan. Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật Minh Khuê