Mục lục bài viết
1. Điều tra viên là gì ? Giấy triêuh tập là gì ?
>> Xem thêm: Cải tạo không giam giữ là gì ? Khái niệm về cải tạo không giam giữ ?
Điều tra viên là người được thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự. Do vậy nếu là chiến sỹ công an nhưng không được người có thẩm quyền phân công giải quyết vụ án thì họ cũng không có quyền điều tra vụ án hình sự. Vậy không phải ai tự xưng là công an là có quyền hỏi người dân về vụ án hình sự.
Giấy triệu tập là biểu mẫu tố tụng hình sự được sử dụng trong hoạt động tố tụng hình sự, nên chỉ Cơ quan điều tra hoặc Cơ quan khác trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mới được sử dụng. Thông tư 01/2006/TT-BCA(C11).
2.Điều tra viên có được triệu tập người dân đến làm việc ?
>> Xem thêm: Khái niệm án treo và điều kiện được hưởng án treo?
Theo Thông tư 01/2006/TT-BCA(C11) cũng quy định như sau: Nghiêm cấm điều tra viên gọi điện thoại hoặc thông qua người khác để yêu cầu người được triệu tập đến làm việc mà không có giấy triệu tập hoặc giấy mời.
Trên thực tế vẫn có những cuộc điện thoại của cán bộ điều tra gọi để thông báo cho đương sự, người dân lịch làm việc với lý do địa bàn xa, công việc bận rộn. Nếu người dân chấp thuận lối làm việc đó thì khi đến làm việc người dân vẫn có quyền yêu cầu điều tra viên cung cấp giấy triệu tập. Tuy nhiên, việc chấp thuận làm việc như vậy vừa không đúng luật mà còn tạo ra nhiều rủi ro cho người bị triệu tập.
Cán bộ điều tra có được quyền dọa nạp, uy hiếp người dân hay không?
Không được phép! khi tiếp xúc, giải quyết công việc với nhân dân, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải thể hiện thái độ ứng xử có văn hóa, tôn trọng, khiêm tốn, bình tĩnh, tận tình, chu đáo; thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước, của Ngành; Nêu cao tinh thần trách nhiệm, không gây khó khăn, phiền hà với nhân dân. Khi tiếp xúc với các đối tượng vi phạm pháp luật, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong; có thái độ ứng xử đúng mực; không có lời nói, hành vi xúc phạm, phân biệt đối xử với người vi phạm. (Điều 40, 41 Thông tư số 17/2012/TT-BCA quy định về Điều lệnh nội vụ Công an nhân dân)
Việc triệu tập, gửi giấy triệu tập được thực hiện thế nào là đúng pháp luật?
Khi triệu tập bị can, điều tra viên phải gửi giấy triệu tập. Giấy triệu tập bị can ghi rõ họ tên, chỗ ở của bị can; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm có mặt, thời gian làm việc, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
Giấy triệu tập bị can được gửi cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị can làm việc, học tập. Cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho bị can. (Điều 182 Bộ luật tố tụng hình sự).
Trường hợp thực hiện việc bắt, giữ người, người có thẩm quyền đều phải lập biên bản, có người chứng kiến là cán bộ xã, phường tổ dân phố nơi người đó cư trú.
Các đối tượng lừa đảo hoạt động hết sức tinh vi, xảo quyệt. Nhóm phạm tội thường theo dõi thời gian dài để tìm hiểu nạn nhân, nguồn tài sản. Chúng dùng các phương thức như hack tài khoản mạng xã hội, giám sát tài khoản ngân hàng, theo dõi đời tư....
Từ những thông tin thu thập được bọn chúng nắm được điểm yếu của nạn nhân sau đó sử dụng phần mềm truyền tải giọng nói qua mạng internet, giả danh số điện thoại cơ quan chức năng để gọi cho nạn nhân.
Các nạn nhân thường là từng bị triệu tập trong một vụ án nào đó hoặc có những hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, nhiều bị hại không có điểm yếu nhưng trước lời đe dọa, thúc giục của kẻ xấu đã lo lắng và không đủ tỉnh táo để nhận biết hành vi lừa đảo.
3.Quy định của pháp luật về triệu tập bị can
>> Xem thêm: Trường hợp nào được hoãn thi hành án hình sự ?
Triệu tập bị can là việc cơ quan có thẩm quyền gửi giấy triệu tập yêu cầu bị can đang tại ngoại có mặt để giải quyết những công việc liên quan đến vụ án, để làm sáng tỏ các thông tin của vụ án.
Căn cứ theo quy định tại Điều 18Giấy triệu tập bị can được gửi cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị can làm việc, học tập. Cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho bị can.
Điều 182. Triệu tập bị can
1. Khi triệu tập bị can, Điều tra viên phải gửi giấy triệu tập. Giấy triệu tập bị can ghi rõ họ tên, chỗ ở của bị can; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm có mặt, thời gian làm việc, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
2. Giấy triệu tập bị can được gửi cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị can làm việc, học tập. Cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho bị can.
Khi nhận giấy triệu tập, bị can phải ký nhận và ghi rõ giờ, ngày nhận. Người chuyển giấy triệu tập phải chuyển phần giấy triệu tập có ký nhận của bị can cho cơ quan đã triệu tập bị can; nếu bị can không ký nhận thì lập biên bản về việc đó và gửi cho cơ quan triệu tập bị can; nếu bị can vắng mặt thì có thể giao giấy triệu tập cho người thân thích của bị can có đủ năng lực hành vi dân sự để ký xác nhận và chuyển cho bị can.
3. Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc có biểu hiện trốn tránh thì Điều tra viên có thể ra quyết định áp giải.
4. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể triệu tập bị can. Việc triệu tập bị can được tiến hành theo quy định tại Điều này.
4. Chế định Toà án có thẩm quyền triệu tập Điều tra viên
>> Xem thêm: Điều kiện được hưởng án treo theo quy định mới nhất của luật hình sự ?
Sự cần thiết phải bổ sung chế định Toà án có thẩm quyền triệu tập Điều tra viên thụ lý vụ án đến phiên toà xét xử hình sự
Bộ luật TTHS quy định mô hình tố tụng hình sự Việt Nam là tố tụng thẩm vấn và đảm bảo nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, theo đó trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra; cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Cơ quan Viện kiểm sát và Cơ quan Toà án). Người bị buộc tội có quyền, nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội. Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Do đó, các tài liệu, chứng cứ được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Điều tra viên, cán bộ điều tra, Kiểm sát viên…) thu thập trong giai đoạn điều tra có trong hồ sơ vụ án là chứng cứ rất quan trọng, được coi là có giá trị chứng minh để Hội đồng xét xử đánh giá, xác định hành vi phạm tội của bị cáo. Chính vì vậy, để giúp Hội đồng xét xử ban hành Bản án hình sự được chính xác, khách quan, minh bạch, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người người vô tội, đảm bảo nguyên tắc tranh tụng, Điều 296, Bộ luật TTHS năm 2015 quy định khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể triệu tập Điều tra viên, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã thụ lý, giải quyết vụ án và những người khác đến phiên tòa để trình bày các vấn đề liên quan đến vụ án là hết sức cần thiết, quy định này đã giải quyết được những vướng mắc, khó khăn trong việc xem xét, đánh giá chứng cứ ở giai đoạn xét xử.
Qua thực tiễn xét xử nhiều vụ án hình sự do các Cơ quan điều tra thuộc Công an nhân dân tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ, trong giai đoạn xét xử nhiều Điều tra viên thụ lý vụ án đã được Toà án triệu tập đến phiên Toà để trình bày ý kiến để làm rõ những quyết định, hành vi tố tụng của mình đang điều tra vụ án. Như vụ án Hoàng Thị Vấn, bị truy tố, xét xử về tội giết người xảy ra ngày 5/2/2012 tại phường Đề Thám, thành phố Cao Bằng, vụ án đã được đưa ra xét xử nhiều lần, đến các ngày 15 – 16/8/2018 khi đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, Hội đòng xét xử của Toà án nhân dân tỉnh Cao Bằng đã triệu tập Điều tra viên thụ lý vụ án đến để làm rõ một số nội dung; đến giai đoạn xét xử phúc thẩm, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm tiếp tục triệu tập Điều tra viên, Kiểm sát viên thụ lý vụ án đến phiên toà. Vụ án Bùi Văn Thành trú tại xã Tam Đồng, huyện Mê Linh, Hà Nội cùng đồng phạm can tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác”. Ngày 10/8/2018 khi xét xử vụ án, Hội đồng xét xử vụ án của Toà án nhân dân huyện Mê Linh đã triệu tập Điều tra viên thụ lý vụ án đến làm rõ tính khách quan trong việc hỏi cung bị can. Kết quả xét xử các vụ án trên cho thấy, lời trình bày của các Điều tra viên tại phiên tòa có ý nghĩa rất quan trọng trong việc ban hành Bản án hình sự được minh bạch, khách quan, chính xác.
5. Trường hợp nào được coi là “cần thiết” để Toà án quyết định triệu tập
>> Xem thêm: Tội trộm cắp tài sản bị luật hình sự xử phạt như thế nào ?
Trường hợp nào được coi là “cần thiết” để Toà án quyết định triệu tập Điều tra viên đã thụ lý vụ án đến phiên Toà
Mặc dù Bộ luật TTHS không quy định rõ trường hợp nào là cần thiết để triệu tập Điều tra viên đến phiên Toà. Tuy nhiên, qua thực tiễn hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự do Cơ quan điều tra thuộc lực lượng Công an nhân dân tiến hành điều tra cho thấy một số trường hợp sau đây được coi là cần thiết triệu tập Điều tra viên đã thụ lý điều tra vụ án đến phiên Toà để Hội đồng xét xử làm rõ những quyết định, hành vi tố tụng của họ:
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án và xét hỏi tại phiên toà phản ánh quá trình điều tra, ban đầu bị cáo nhận tội, sau đó phản cung không khai nhận hành vi phạm tội và tại phiên toà bị cáo có khiếu nại hoặc tố cáo cho rằng Điều tra viên đã có những hành vi bức cung, mớm cung, dùng nhục hình buộc bị cáo phải khai theo theo ý chủ quan của Điều tra viên, các nội dung ghi nhận tội trong các biên bản hỏi cung bị can là do Điều tra viên ép phải khai, không khách quan, không phản ánh sự thật của vụ án. Trong phần xét hỏi, Hội đồng xét xử vẫn chưa làm rõ được.
Thứ hai, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án, bị cáo có đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh trong quá trình điều tra vụ án, Điều tra viên đã có hành vi bắt bị can ký khống các biên bản ghi lời khai, biên bản hỏi cung, sau đó tự điền nội dung lời khai theo ý của Điều tra viên, dẫn đến nội dung lời khai của bị cáo không đúng với ý trí của bị cáo. Nhưng đến phần xét hỏi, vẫn chưa làm rõ được tính khách quan của lời tố cáo của bị cáo.
Thứ ba, tại phiên toà xét xử vụ án, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khác của bị cáo, người làm chứng, người bị hại và người liên quan có ý kiến cho rằng nội dung bản kết luận điều tra vụ án của Cơ quan điều tra là không có căn cứ, không khách quan, không đúng với bản chất nội dung vụ án và tố cáo Điều tra viên có những hành vi tố tụng trái pháp luật (Giả mạo các tài liệu, chứng cứ; tạo ra các tài liệu chứng cứ không có thật…) dẫn đến làm sai lệch hồ sơ vụ án, ảnh hưởng đến quyền của bị cáo, người bị hại và những người tham gia tố tụng khác đã đề nghị Hội đồng xét xử triệu tập Điều tra viên đến để làm rõ.
>>Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến:1900.6162
Thứ tư, trong quá trình xét xử, Hội đồng xét xử thấy có dấu hiệu xác định Điều tra viên đã thực hiện các hành vi tố tụng trái pháp luật (xử lý vật chứng không đúng quy định, có dấu hiệu sửa chữa nội dung các biên bản điều tra; việc thu thập tài liệu, chứng cứ vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng theo quy định của khoản 1, Điều 6, Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 22/12/2017 của Liên ngành Tư pháp Trung ương, xét thấy cần thiết phải triệu tập Điều tra viên đến phiên toà để làm rõ.
Thứ năm, những người tham gia tố tụng khác (Người làm chứng; Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; Người chứng kiến…) có ý kiến cho rằng quá trình điều tra, Điều tra viên không đảm bảo quyền của họ khi tham gia tố tụng như từ chối yêu cầu bồi thường trách nhiệm dân sự; không phổ biến quyền và nghĩa vụ của họ khi được Cơ quan điều tra triệu tập đến làm việc…thấy cần thiết phải triệu tập Điều tra viên để làm rõ.
Thứ sáu, trong giai đoạn xét xử đối với vụ án, Hội đồng xét xử có nghi ngờ về tính khách quan của các tài liệu, chứng cứ chứng minh do Điều tra viên đã thu thập trong quá trình điều tra vụ án hình sự, cần thiết phải triệu tập Điều tra viên đến phiên toà để làm rõ.
Thứ bảy, trong quá trình xét xử đối với vụ án, theo yêu cầu của Kiểm sát viên giữ quyền công tố, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác nếu xét thấy cần thiết thì Hội đồng xét xử có thể triệu tập Điều tra viên thụ lý vụ án đến phiên tòa để trình bày các vấn đề liên quan đến vụ án.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh KHuê
>> Xem thêm: Đối tượng tác động của tội phạm ? Phân biệt với khách thể của tội phạm ?